intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” giúp các em học sinh ôn tập kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng giải đề thi, nâng cao khả năng ghi nhớ để các em nắm được toàn bộ kiến thức giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN VẬT LÍ – LỚP 10 A. TRẮC NGHIỆM: Bài 1: Làm quen với Vật lí. Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C.Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Câu 2: Đối tượng nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của vật lí? A. Nghiên cứu sự trao đổi chất trong cơ thể con người. B. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các tầng lớp trong xã hội. C. Nghiên cứu về triển vọng phát triển của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn tới. D. Nghiên cứu về chuyển động cơ học. Câu 3: Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B.Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 4: Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí đóng vai trò quan trọng trong việc mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai? A. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. B. Nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Nghiên cứu về vật liệu nano. D. Nghiên cứu về tự động hóa. Câu 5: Phương pháp mô hình là một trong hai phương pháp nghiên cứu vật lý. Các loại mô hình nào sau đây thường dùng ở trường phổ thông? A. Mô hình vật chất, mô hình lí thuyết, mô hình toán học. B. Mô hình vật chất, mô hình thực nghiệm, mô hình toán học. C. Mô hình trực quan, mô hình lí thuyết, mô hình toán học. D. Mô hình trực quan, mô hình thực nghiệm, mô hình toán học. Câu 6:Cách sắp xếp nào sau đây là đúng khi nói về phương pháp nghiên cứu mô hình trong Vật lí? A. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa, xây dưng mô hình (giả thuyết), kiểm tra sự phù hợp của mô hình,kết luận về mô hình. B. Xác định đối tượng cần được mô hình hóa, kiểm tra sự phù hợp của mô hình, đưa ra các mô hình khác nhau để thử nghiệm, kết luận về mô hình. C. Đưa ra các mô hình khác nhau để thử nghiệm ,xác định đối tượng cần được mô hình hóa, kiểm tra sự phù hợp của mô hình, kết luận về mô hình. D. Đưa ra các mô hình khác nhau để thử nghiệm , kiểm tra sự phù hợp của mô hình, xác định đối tượng cần được mô hình hóa, kết luận về mô hình. Câu 7: Kết quả nghiên cứu: “Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ, vật càng nặng rơi càng nhanh” là dựa theo phương pháp nào? A. Phương pháp mô hình. B. Phương pháp thực nghiệm. C. Phương pháp suy luận chủ quan. D. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Bài 2 : Các qui tắc an toàn trong phòng thực hành. Câu 1: Để sử dụng an toàn thiết bị đo điện khi sử dụng cần A. chỉ chọn đúng thang đo. B. chọn đúng thang đo, nhầm lẫn thao tác. C. không chọn đúng thang đo, thực hiện đúng thao tác. D.chọn đúng thang đo, thực hiện đúng thao tác. Câu 2:Quy tắc nào sau đây là một trong các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
  2. A.Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. B. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm sau khi sử dụng. C. Không nhất thiết kiểm tra thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm khi trước sử dụng. D. Kiểm tra thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng. Câu 3: Trong các cách sử dụng thiết bị thí nghiệm, cách nào đảm bảo an toàn khi sử dụng? A. Nhìn trực tiếp vào tia laser. B.Tiếp xúc với dây điện bị sờn. C. Rút phích điện khi tay còn ướt. D.Sử dụng thiết bị thí nghiệm đúng thang đo. Câu 4: Quy tắc nào sau đây không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành? A.Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị. B.Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. C.Tắc công tắc nguồn thiết bị trước khi cắm điện và sau khi tháo điện. D.Tiếp xúc với nơi có cảnh báo nguy hiểm về điện. Câu 5:Khi có sự cố chập cháy dây điện trong khi làm thí nghiệm ở phòng thực hành, điều ta cần làm trước tiên là: A. Ngắt nguồn điện. B. Dùng nước để dập tắt đám cháy. C. Dùng CO2 để dập đám cháy nếu chẳng máy lửa cháy vào quần áo. D. Thoát ra ngoài. Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo. Câu 1: Sai số tuyệt đối của phép đo là A.tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ. B. tổng sai số ngẫu nhiên và sai số tỉ đối. C. tổng sai số tỉ đối và sai số dụng cụ.D. tổng sai số ngẫu nhiên, sai số dụng cụ và sai số tỉ đối. Câu 2:Gọi là giá trị trung bình, là sai số dụng cụ, là sai số ngẫu nhiên, là sai số tuyệt đối. Sai số tỉ đối của phép đo là A. . B. C. . D.. Câu 3: Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo công thức nào sau đây? A. B.. C. D. Câu 4:Phép đo nào sau đây là phép đo gián tiếp? A. Đo chiều cao của học sinh trong lớp. B. Đo cân nặng của học sinh trong lớp. C. Đothời gian đi từ nhà đến trường. D.Đo tốc độ đi xe đạp từ nhà đến trường. Câu 5: Quan sát hình bên dưới, hãy xác định sai số dụng cụ của thước đo A. 0.1 cm B.0.2 cm C. 1cm D.0.5 cm Câu 6: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245m. Kết quả đo được viết: A. d = 1245 mm B. d = (1,245 ± 0,001) m C. d = (1,245 ± 0,0005) m.D. d=(1,2450 ±0,0005) m Bài 4: Độ dịch chuyển và quảng đường. Câu 1: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A.chuyển động tròn. B.chuyển động thẳng và không đổi chiều. C.chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều một lần. D.chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều hai lần. Câu 2:Trong vật lý độ dịch chuyển là đại lượng A.vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. B. vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi tốc độ của vật. C. cho biết độ dài hoặc cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật.
  3. D. cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. Câu 3: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có phương và chiều xác định. B. Có đơn vị đo là mét. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có thể có độ lớn bằng 0. Câu 4:Chọn câu trả lời đúng : Độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ cho biết A. độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật. B. quãng đường đi được của vật. C. quãng đường và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.D. vị trí của vật. Câu 5:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật. A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng. B.Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng. C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ. D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm. Câu 6: Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6 km về phía đông. Đến bến xe, người đó lên xe bus đi tiếp 20 km về phía bắc. Quãng đường đi được trong cả chuyến đi A. 28,88 km. B.26 km. C. 32,4 km. D. 28,6 km. Câu 7:Một bạn học sinh bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Bạn đó xuất phát từ đầu bể bơi đến cuối bể bơi và quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ. Độ dịch chuyển của bạn đó là A. 50m. B. 25m. C. 12,5m. D. 0 m. Câu 8: Bạn A đi xe máy từ nhà đến bến xe bus cách nhà 6km về phía đông. Đến bến xe, bạn lên xe bus đi tiếp 8km về phía Nam. Độ dịch chuyển tổng hợp của bạn Alà A. 10 km. B. 2 km. C. 14 km. D. 8 km. Câu9: Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Độ dịch chuyển của vật tương ứng bằng A. 2m; B. -2m. C. 5m. D. 3m. Bài 5: Tốc độ và vận tốc. Câu 1: Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là: A. B. C. D. Câu 2:Chọn đáp án đúng khi nói về tốc độ tức thời: A. Tốc độ tức thời đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động trên cả quãng đường. B. Tốc độ tức thời chỉ mang tính đại diện cho độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định. C. Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chuyển động D. Tốc độ tức thời là cách gọi khác của tốc độ trung bình. Câu 3: Chọn đáp án đúng A. Vận tốc trung bình là một đại lượng có hướng. B. Vận tốc trung bình là một đại lượng vô hướng. C. Tốc độ trung bình là một đại lượng có hướng. D. Tốc độ tức thời là một đại lượng có hướng. Câu 4:Đâukhông phải là đặc điểm của vecto vận tốc? Vecto vận tốc có: A. Gốc nằm trên vật chuyển động. B. Hướng là hướng của độ dịch chuyển. C. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của vận tốc. D. Độ lớn tỉ lệ với độ lớn của tốc độ. Câu 5: Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một vật chuyển động? A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động. B. Có đơn vị là km/h. C. Không thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương xác định.
  4. Câu 6:Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với tốc độ 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với tốc độ 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe là A. 34 km/h. B. 35 km/h. C. 30 km/h. D. 40 km/h. Câu 7: Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 10m/s, vận tốc của dòng nước là 4 m/s. Vận tốc của ca nô khi ca nô đi xuôi dòng là A.14m/s. B.9m/s. C.6m/s. D.5m/s. Câu 8: Gọi d là độ dịch chuyển, s là quảng đường đi được và t là ian chuyển động. Công thức nào sau đây dùng để tính tốc độ trung bình? A. B. C. D. Bài 6: Thực hành đo tốc độ của chuyển động. Câu 1: Người ta làm thí nghiệm thả viên bi chuyển động đi qua cổng quang điện trên máng nhôm. Phương án nào đúng để có thể xác định tốc độ trung bình của viên bi khi đi từ cổng quang điện E đến cổng quang điện F? A. Đặt đồng hồ ở chế độ A hoặc B để đo thời gian. B.Đặt đồng hồ ở chế độ để đo thời gian. C. Đặt đồng hồ ở chế độ MODE T để đo thời gian. D.Đặt đồng hồ ở chế độ để đo thời gian. Câu 2:Chon câu trả lời đúng? Để đo được tốc độ chuyển động của vật bằng dụng cụ thực hành thì ta cần đo A. độ dịch chuyển của vật. B.thời gian di chuyển của vật. C. đường kính của vật. D. chu vi của vật. Câu 3: Ưu điểm của đồng hồ đo thời gian hiện số là A.đo thời gian chính xác đến phần nghìn giây. B. đo thời gian chính xác đến phần mười giây. C. đo thời gian chính xác đến phần trăm giây. D. đo thời gian chính xác đến từng giây. Câu 4:Đường kính viên bi: d=0,02 (m); sai số do dụng cụ là =0,001 (m) và bảng kết quả thí nghiệm. Đại lượng Lần đo Giá trị trung bình Lần 1 Lần 2 Lần 3 Thời gian (s) 0,033 0,032 0,031 Tốc độ tức thờitrung bình có giá trị: A.0,625 (m/s) B. 0,606 (m/s) C. 0,607 (m/s) D. 0,645 (m/s) Câu 5: Quãng đường: s=0,5 (m) và bảng kết quả thí nghiệm. Đại lượng Lần đo Giá trị trung bình Lần 1 Lần 2 Lần 3 Thời gian (s) 0,777 0,780 0,776 Tốc độ trung bình có giá trị: A.0,643 (m/s) B.0,732 (m/s) C.0,824 (m/s) D.0,657 (m/s) Câu 6: Tiến hành đo chuyển động của một viên bi khi được bắn ra xa, ta thu được số liệu như bảng sau: Sai số của viên bi là:
  5. A. 0,00287m B. 0,00728m C. 0,00782m D. 0,00872m Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Câu 1: Trong chuyển động thẳng đều, đồ thị mô tả sự phụ thuộc của độ dịch chuyển vào thời gian có dạng A.đường thẳng. B. đường tròn. C. đường gấp khúc. D. đường cong. Câu 2:Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2 vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian đó là A. B.. C. D.. . Câu 3: Độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng cho biết A. độ lớn tốc độ chuyển động B. độ lớn thời gian chuyển động C. độ lớn quãng đường chuyển động D. độ lớn vận tốc chuyển động Câu 4: Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật như hình. Chọn phát biểu đúng. A. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương. B. Vật đang chuyển động thẳng đều theo chiều âm. C.Vật đang đứng yên. D. Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương rồi đổi chiều chuyển động ngược lại. Câu 5: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động như hình vẽ. Vật chuyển động A.ngược chiều dương với tốc độ 20km/giờ. B. cùng chiều dương với tốc độ 20km/giờ. C. ngược chiều dương với tốc độ 60km/giờ. D. cùng chiều dương với tốc độ 60km/giờ. Câu 6: Dùng đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng có thể mô tả dược chuyển động: A. Khi nào vật chuyển động. B. Khi nào vật đứng yên. C. Khi nào vật đổi chiều chuyển động. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A. từ 0 đến t2. B. từ t1 đến t2. C. từ 0 đến t1và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3. Câu 8:Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
  6. A. 20 km/h. B. 12,5 km/h. C. 10 km/h. D. 7,5 km/h. Câu 9: Hình vẽ bên là đồ thị độ dịch chuyển − thời gian của một chiếc xe ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Vận tốc của xe bằng A.30 km/h. B.150 km/h. C.120 km/h. D.100 km/h. Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc. Câu 1: Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều? A. Viên bi lăn xuống máng nghiêng. B. Viên bi rơi từ trên cao xuống đất. C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang. D. Hòn đá được ném lên theo phương thẳng đứng. Câu 2:Chuyển động biến đổi là chuyển động có A. vận tốc thay đổi B. vận tốc tăng dần. C. vận tốc giảm dần. D. gia tốc thay đổi. Câu 3: Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. B. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. D.vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 4:Chuyển động của quả bóng lăn xuống dốc là chuyển động A. chậm dần. B. chậm dần đều. C. nhanh dần đều. D. thẳng đều Câu 5:Đơn vị đo của gia tốc trong hệ SI là A. m/s. B. m. C. s/m. D. m/. Câu 6:Nhận xét nào sau đây khôngđúng với một chất điểm chuyên động thẳng theo một chiều với gia tốc a = 2m/s2? A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 2s sau vận tốc của vật bằng 4m/s. B. Lúc vận tốc bằng 5 m/s thì 1 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s. C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 7 m/s. D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì 2 s sau vận tốc của vật bằng 8 m/s. Câu 7: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s 2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 36km/h là A. 360 s. B. 200 s. C. 300 s. D. 100 s. Câu 8:Một chiếc ô tô đang chạy thẳng với vận tốc 25m/s thì chạy chậm dần đều. Sau 10s vận tốc của ô tô chỉ còn 10m/s. Gia tốc của ô tô là A. -1,5 m/s2. B. 1,5 m/s2. C. 3,5 m/s2. D. -3,5 m/s2. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN: Bài 1.Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều ngược dòng từ B đến A cách nhau 36 km mất khoảng thời gian 2,4 h. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2 km/h. Xác vận tốc của thuyền đối với dòng chảy?
  7. Bài 2.Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa là 18km/h. Nếu ca nô chạy ngang một con sông có dòng chảy theohướng Bắc _Nam với vận tốc 5m/s. Tính vận tốc của ca nôso với bờ sông? Bài 3: Một ca nô chạy thẳng đều xuôi theo dòng từ bến A đến bến B cách nhau 60 km mất một khoảng thời gian là 1,5h. Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. Tính vận tốc của ca nô đối với dòng nước. Bài 4. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Viết phương trình độ dịch chuyển của ô tô và vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của ô tô. Bài 5. Hãy vẽ đồ thị dịch chuyển – thời gian trong chuyển động của bạn A theo bảng số liệu sau đây: Độ dịch chuyển (m) 0 200 400 600 800 1000 800 Thời gian (s) 0 50 100 150 200 250 300 Bài 6.Cho đồ thị d-t của chuyển động thẳng của một vật như hình vẽ.Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển sau 10s? Bài7. Một người lái ô tô đi thẳng 4 km theo hướng Nam, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Đông 3 km. Tính quãng đường và độ dịch chuyển của ô tô. Bài8.Một người bơi từ bờ này sang bờ kia của một con sông rộng 50 m theo hướng vuông góc với bờ sông. Do nước sông chảy mạnh nên quãng đường người đó bơi gấp 2 lần so với khi bơi trong bể bơi. a) Vị trí điểm tới cách điểm đối diện với điểm khởi hành của người bơi là bao nhiêu mét? b) Tìm tốc độ chảy của dòng nước. Biết thời gian bơi là 2 phút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1