intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 1 NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: VẬT LÍ - KHỐI 12 A. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NỘI DUNG KIẾN THỨC I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 1. DAO ĐỘNG CƠ 1. Dao động điều hòa. Chu kỳ và tần số. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa. 2. Con lắc lò xo ngang. Năng lượng của con lắc lò xo. 3. Con lắc đơn. Năng lượng của con lắc đơn. 4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng. 5. Phương pháp vecto quay. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. CHƯƠNG 2. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM 1. Sóng cơ học. Đặc trưng của sóng cơ học. Phương trình sóng. 2. Hiện tượng giao thoa. Cực đại và cực tiểu giao thoa. II. BÀI TẬP Tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục B.I (trừ bài tập 6 trang 17 SGK tiết học nội dung“Con lắc đơn”. B. MINH HỌA MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ Câu 1: Phương trình dao động của vật có dạng x = −A sin(t ) (cm) . Pha ban đầu của dao động bằng A. 0. B.  /2. C.  . D. -  /2. Câu 2: Phương trình dao động của vật có dạng x = Asin  t + Acos  t. Biên độ dao động của vật bằng A. A/2. B. A. C. A 2 . D. A 3 . Câu 3: Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 10 cm và thực hiện được 50 dao động trong thời gian 78,5 giây. Vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x = -3 cm theo chiều hướng về vị trí cân bằng là A. v = 0,16 cm/s; a = 48 cm/s2. B. v = 16 m/s; a = 48 cm/s2. 2 C. v = 0,16 m/s; a = 48 cm/s . D. v = 0,16 m/s; a = 0,48 cm/s2. Câu 4: Một vật dao động điều hoà, cứ sau một khoảng thời gian 2,5 s thì động năng lại bằng thế năng. Tần số dao động của vật bằng A. 0,1 Hz. B. 0,05 Hz. C. 5 Hz. D. 2 Hz. Câu 5: Một vật có khối lượng m = 100 g dao động điều hoà trên trục ngang Ox với tần số f = 2 Hz, biên độ 5 cm. Lấy gốc thời gian tại thời điểm vật có li độ x0 = -5 cm, sau đó 1,25 s thì vật có thế năng bằng A. 4,93 mJ. B. 20 mJ. C. 7,2 mJ. D. 0. Câu 6: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2  t-  / 2) (cm). Kể từ lúc t = 0, quãng đường vật đi được sau 5 s bằng A. 100 m. B. 50 cm. C. 80 cm. D. 100 cm. Câu 7: Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hoà là v = 120cos20t (cm/s). Vào thời điểm t = T/6 thì vật có li độ là A. 3 cm. B. -3 cm. C. - 3 3 cm. D. 3 3 cm. Câu 8: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos20  t (cm). Quãng đường vật đi được trong thời gian t = 0,05 s là A. 8 cm. B. 16 cm. C. 4 cm. D. 12 cm. Đề cương giữa học kì 1 - Năm học 2023-2024 Trang 1
  2. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 9: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40 cm. Khi vật ở vị trí x = 10 cm thì vật có vận tốc là v = 20  3 cm/s. Chu kì dao động của vật là A. 0,5 s. B. 1 s. C. 0,1 s. D. 5 s. Câu 10: Một chất điểm dao động điều hoà với tần số bằng 4 Hz và biên độ dao động 10 cm. Độ lớn gia tốc cực đại của chất điểm bằng A. 2,5 m/s2. B. 6,31 m/s2. C. 63,1 m/s2. D. 25 m/s2. Câu 11: Gọi x là li độ, k là hệ số tỉ lệ (k > 0). Lực tác dụng làm vật dao động điều hòa có dạng A. F = kx. B. F = -kx2. C. F = kx2. D. F = -kx. Câu 12: Tại thời điểm khi vật thực hiện dao động điều hòa có vận tốc bằng 1/2 vận tốc cực đại thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn là A. A/ 2 . B. A 3 /2. C. A/ 3 . D. A 2 . Câu 13: Một vật dao động điều hoà, khi vật có li độ x1 = 4 cm thì vận tốc v1 = −40 3 cm / s , khi vật có li độ x2 = 4 2cm thì vận tốc v2 = 40 2 cm / s . Động năng và thế năng biến thiên với chu kì bằng A. 0,8 s. B. 0,1 s. C. 0,2 s. D. 0,4 s. Câu 14: Khi treo vật m và lò xo k1 thì vật dao động điều hòa với tần số f1 = 6 Hz, khi treo vật đó vào lò xo k2 thì vật dao động điều hòa với tần số f2 = 8 Hz. Khi treo vật m vào hệ lò xo k1 ghép nối tiếp với lò xo k2 thì vật dao động điều hòa với tần số là A. 7 Hz. B. 14 Hz. C. 10 Hz. D. 4,8 Hz. Câu 15: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 400 g và lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hoà với cơ năng E = 25 mJ. Khi vật qua vị trí có li độ x = -1 cm thì vật có vật tốc v = –25 cm/s. Độ cứng k của lò xo bằng A. 250 N/m. B. 200 N/m. C. 150 N/m. D. 100 N/m. Câu 16: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1 kg và lò xo khối lượng không đáng kể, có độ cứng 100 N/m dao động điều hoà. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20 cm đến 32 cm. Cơ năng của con lắc bằng A. 3 J. B. 1,5 J. C. 0,36 J. D. 0,18 J. Câu 17: Một con lắc lò xo nằm ngang với chiều dài tự nhiên 20 cm, độ cứng k = 100 N/m. Khối lượng vật nặng m = 100 g đang dao động điều hoà với năng lượng E = 2.10-2 J. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động lần lượt bằng A. 20 cm; 18 cm. B. 22 cm; 18 cm. C. 23 cm; 19 cm. D. 32 cm; 30 cm. Câu 18: Vật có khối lượng m = 0,5 kg dao động điều hoà với tần số 0,5 Hz; khi vật có li độ 4 cm thì vận tốc là 9,42 cm/s. Lực hồi phục cực đại tác dụng vào vật bằng A. 0,25 N. B. 25 N. C. 2,5 N. D. 0,5 N. Câu 19: Một vật nặng 500 g dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 20 cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động. Cơ năng của vật khi dao động là A. 2025 J. B. 0,9 J. C. 2,025 J. D. 900 J. Câu 20: Một con lắc lò xo có độ cứng 50 N/m dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau 0,05s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ. Khối lượng vật nặng của con lắc bằng A. 250 g. B. 100 g. C. 25 g. D. 50 g. Câu 21: Một con lắc đơn có khối lượng của vật nặng là m = 200 g dao động với phương trình s = 10cosin(2t - /2) (cm). Ở thời điểm t =  / 6 s, con lắc có động năng là A. 10-2 J. B. 10 mJ. C. 1 J. D. 1 mJ. Câu 22: Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc  0 = 50 . Với li độ góc  bằng bao nhiêu thì động năng của con lắc gấp 2 lần thế năng? A.  = 2,890 . B.  = 3,450 . C.  = 3,450 . D.  = 2,890 . Câu 23: Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 2 s tại nơi có g = 10 m/s2. Biên độ góc của dao động là 60. Tốc độ của con lắc tại vị trí có li độ góc 30 là A. 27,8 cm/s. B. 25 m/s. C. 28,7 cm/s. D. 22,2 m/s. Câu 24: Khi con lắc đơn dao động với phương trình s = 5 cos10t (mm ) thì thế năng của nó biến thiên với tần số A. 2,5 Hz. B. 5 Hz. C. 10 Hz. D. 20 Hz. Đề cương giữa học kì 1 - Năm học 2023-2024 Trang 2
  3. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 25: Con lắc đơn đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Lúc t = 0 truyền cho con lắc vận tốc v0 = 20 cm/s 2 nằm ngang theo chiều dương thì nó dao động điều hoà với chu kì T = s. Phương trình dao động của 5 con lắc dạng li độ góc là A.  = cos(5t −  / 2) rad. B.  = 0,1. cos(t / 5 −  / 2) rad. C.  = 0,1. cos(5t −  / 2) rad. D.  = 0,1. cos(5t +  / 2) rad. Câu 26: Hai con lắc đơn, dao động điều hòa tại cùng một nơi trên Trái Đất, có năng lượng như nhau. Quả nặng của chúng có cùng khối lượng. Chiều dài dây treo con lắc thứ nhất dài gấp đôi chiều dài dây treo con lắc thứ hai (  1 = 2 2 ). Quan hệ về biên độ góc của hai con lắc là A. 1 = 2 2 . B. 1 = 0,5 2 . C. 1 = 0,5 2 2 . D. 1 = 2 2 . Câu 27: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m = 0,2 kg, chiều dài dây treo , dao động nhỏ với biên độ S0 = 5 cm và chu kì T = 2 s. Lấy g =  2 = 10 m/s2. Cơ năng của con lắc là A. 25.10-3 J. B. 5.10-5 J. C. 25.10-4 J. D. 25.10-5 J. Câu 28: Một con lắc đơn, vật năng có khối lượng m = 100 g, chiều dài dây treo là 1 m, g = 9,86 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng góc  0 rồi thả không vận tốc đầu. Biết con lắc dao động điều hòa với năng lượng E = 8.10−4 J. Chọn gốc thời gian là lúc vật có li độ cực đại dương. Lấy 2 = 10 . Phương trình dao động của con lắc là A. s = 16 cos(t −  / 2)(cm). B. s = 16 cos(2t −  / 3) (cm). C. s = 4 cos(2t − ) (cm). D. s = 4 cos t (cm). Câu 29: Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng? A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ. B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn. C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn. D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn. Câu 30: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50 cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1 s. Nước trong xô sóng sánh mạnh nhất khi người đó đi với vận tốc A. 50 cm/s. B. 25 cm/s. C. 100 cm/s. D. 75 cm/s. Câu 31: Một vật dao động tắt dần có cơ năng ban đầu E0 = 0,5 J. Cứ sau một chu kì dao động thì biên độ giảm 2%. Phần năng lượng mất đi trong một chu kì đầu là A. 19,8 J. B. 19,8 mJ. C. 480,2 J. D. 480,2 mJ. Câu 32: Một vật dao động tắt dần, nếu trong khoảng thời gian t cơ năng của hệ giảm đi 4 lần thì biên độ dao động giảm A. 16 lần. B. 4 lần. C. 8 lần. D. 2 lần. Câu 33: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải A. tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian. B. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát. C. tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn. D. cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát. Câu 34: Một người đang đưa võng. Sau lần kích thích bằng cách đạp chân xuống đất đầu tiên thì người đó nằm yên để cho võng tự chuyển động. Chuyển động của võng trong trường hợp đó là A. tự dao động. B. dao động cưỡng bức. C. dao động tắt dần. D. cộng hưởng dao động. Câu 35: Chọn đáp án sai khi nói về đặc điểm của dao động cưỡng bức A. Tồn tại hai tần số trong một dao động. B. Có biên độ không đổi. C. Chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn. D. Có thể điều chỉnh để xảy ra cộng hưởng. Câu 36: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà. Biết phương trình của dao động thứ nhất là x1 = 5cos( t +  / 6 ) cm và phương trình của dao động tổng hợp là x = 3cos( t + 7  / 6 ) cm. Phương trình của dao động thứ hai là A. 2cos( t +  / 6 ) cm. B. 8cos( t + 7  / 6 ) cm. C. 8cos( t +  / 6 ) cm. D. 2cos( t + 7  / 6 ) cm. Đề cương giữa học kì 1 - Năm học 2023-2024 Trang 3
  4. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 37: Một vật có khối lượng m = 500 g, thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình x1 = 8cos( 2t +  / 2 ) cm và x2 = 8cos( 2t ) cm. Lấy  2 = 10. Động năng của vật khi qua li độ x = A/2 là A. 32 mJ. B. 64 mJ. C. 96 mJ. D. 960 mJ. Câu 38: Một vật có thể tham gia đồng thời hai dao động điều hoà và đồng pha. Nếu chỉ tham gia dao động thứ nhất, vật đạt được vận tốc cực đại là v1. Nếu chỉ tham gia dao động thứ hai, vật đạt vận tốc cực đại v2. Khi tham gia đồng thời hai dao động, vật đạt vận tốc cực đại là A. v = ( v1 + v 2 ) /2 . B. v = v1 + v2. C. v > v1 + v2. D. v < v1 + v2. Câu 39: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà với phương trình x1 = 3 3 cos(5  t +  /6) cm và x2 = 3cos(5  t +2  /3) cm. Gia tốc của vật tại thời điểm t = 1/3 (s) là A. 0 m/s2. B. 1,5 m/s2. C. -15 m/s2. D. 15 cm/s2. Câu 40: Một vật có khối lượng m = 200 g thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà có phương trình x1 = 4cos(10t) cm và x2 = 6cos(10t) cm. Lực tác dụng cực đại gây ra dao động tổng hợp của vật là A. 2 N. B. 20 N. C. 0,2 N. D. 0,02 N. Câu 41: Hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình x1 = A1cos(20  t +  /2) cm và x2 = A2cos(20  t +  /6) cm. A. Dao động thứ nhất sớm pha hơn dao động thứ hai một góc  /3. B. Dao động thứ hai sớm pha hơn dao động thứ nhất một góc (-  /3). C. Dao động thứ hai trễ pha hơn dao động thứ nhất một góc  /6. D. Dao động thứ nhất trễ pha hơn dao động thứ hai một góc (-  /3). Chương II: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM Câu 1: Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = Acos(0,02x - 2t)cm ([x]:cm). Bước sóng là A. 50 cm. B. 100 cm. C. 200 cm. D. 5 cm. Câu 2: Tại điểm S trên mặt nước yên tĩnh có nguồn dao động điều hoà cùng phương thẳng đứng với tần số 50 Hz. Tại hai điểm M, N cách nhau 15 cm trên đường thẳng đi qua S luôn dao động cùng pha với nhau. Biết rằng, tốc độ truyền sóng thay đổi trong khoảng từ 70 cm/s đến 80 cm/s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 72 cm/s. B. 75 cm/s. C. 80 cm/s. D. 70 cm/s. Câu 3: Một sóng cơ, với phương trình u = 30cos(4.103t – 50x)cm, truyền dọc theo trục Ox, trong đó toạ độ x đo bằng mét (m), thời gian t đo bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng bằng A. 50 m/s. B. 125 m/s. C. 80 m/s. D. 100 m/s. Câu 4: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là A. năng lượng sóng. B. tần số sóng. C. bước sóng. D. tốc độ truyền sóng. Câu 5: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36 s và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là A. 2,5 m/s. B. 2,8 m/s. C. 40 m/s. D. 36 m/s. Câu 6: Một sóng cơ học có tần số dao động là 400 Hz, lan truyền trong không khí với tốc độ là 200 m/s. Hai điểm M, N cách nguồn âm lần lượt là d1 = 45 cm và d2. Biết pha của sóng tại điểm M sớm pha hơn tại điểm N là  rad. Giá trị của d2 bằng A. 20 cm. B. 65 cm. C. 70 cm. D. 145 cm. Câu 7: Một sóng truyền trên mặt nước biển có bước sóng  = 5m. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau 900 là A. 5 m. B. 3,75 m. C. 1,25 m. D. 2,5 m. Câu 8: Trên mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn A, B có phương trình dao động là u = 2cos10t (cm). Tốc độ truyền sóng là 3 m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt là d1 = 15 cm; d2 = 20 cm là  7  7 A. u = 4cos cos(10t - ) (cm). B. u = 2cos sin(10t - ) (cm). 12 12 12 12  7  7 C. u = 2 3 cos sin(10t - ) (cm). D. u = 4cos cos(10t + ) (cm). 12 6 12 6 Đề cương giữa học kì 1 - Năm học 2023-2024 Trang 4
  5. TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 9: Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm dao động theo phương trình u = Acos100  t (mm) trên mặt thoáng của thuỷ ngân, coi biên độ không đổi. Xét về một phía đường trung trực của AB ta thấy vân bậc k đi qua điểm M có hiệu số MA - MB = 1 cm và vân bậc (k + 5) cùng tính chất dao động với vân bậc k đi qua điểm N có NA – NB = 30 mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt thuỷ ngân là A. 20 cm/s. B. 10 cm/s. C. 30 cm/s. D. 40 cm/s. Câu 10: Hai nguồn sóng giống nhau tại A và B cách nhau 47 cm trên mặt nước, chỉ xét riêng một nguồn thì nó lan truyền trên mặt nước mà khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 3cm, khi hai sóng trên giao thoa nhau thì trên đoạn AB có số điểm không dao động là A. 30. B. 16. C. 32. D. 15. Câu 11: Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động với cùng phương trình: u = Acos100  t (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là v = 50 cm/s. Xét điểm M trên mặt nước có AM = 7 cm và BM = 5 cm. Hai dao động tại M do hai sóng từ A và B truyền đến là hai dao động A. cùng pha. B. lệch pha nhau 2  /3. C. lệch pha nhau  /2. D. ngược pha. Câu 12: Tạo tại hai điểm A và B hai nguồn sóng cách nhau 10 cm trên mặt nước dao động cùng pha nhau. Tần số dao động 40 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là A. 9 điểm. B. 11 điểm. C. 10 điểm. D. 12 điểm. ----- Hết ----- Đề cương giữa học kì 1 - Năm học 2023-2024 Trang 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2