intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II TỔ: SINH - CNNN MÔN : CN LN-TS 12 Năm học : 2024-2025 1. Kiến thức: Học sinh ôn tập các kiến thức về: Bài 14: Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản Bài 15: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản Bài 16: Thức ăn thủy sản Bài 17: Phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản Bài 18: Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản. Bài 19: Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap 2. Câu hỏi ôn tập: CHỦ ĐỀ 5: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN BÀI 14: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG THỦY SẢN Phần I: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất Nhận biết: Câu 1: Vai trò của giống trong nuôi trồng thủy sản là gì? A. Ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm B. Không liên quan đến năng suất nuôi trồng C. Chỉ giúp giảm chi phí thức ăn D. Không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Câu 2: Một giống thủy sản tốt cần có đặc điểm nào sau đây? A. Tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt B. Chỉ cần đẹp mắt, không quan trọng năng suất C. Yếu, dễ nhiễm bệnh nhưng sinh sản nhiều D. Chỉ có thể sống trong môi trường tự nhiên Câu 3: Công nghệ sinh học có vai trò gì trong chọn và nhân giống thủy sản? A. Tạo ra các giống có năng suất cao, chất lượng tốt B. Không có tác động đến giống thủy sản C. Giúp thủy sản sống mãi mà không cần sinh sản D. Chỉ làm thay đổi màu sắc của thủy sản Câu 4: Công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản có ưu điểm gì? A. Chi phí thấp và dễ thực hiện. B. Đòi hỏi ít kỹ thuật và trang thiết bị. C. Chọn lọc chính xác và cải thiện chất lượng nhiều đối tượng thủy sản. D. Tạo ra giống thủy sản đơn tính đực. Câu 5: Một thách thức của công nghệ chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản là A. khó khăn trong việc xác định gen quy định tính trạng. B. yêu cầu cao về kỹ thuật và trang thiết bị. C. đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. D. không phù hợp với môi trường nuôi trồng. Câu 6: Hormone nào được sử dụng để kích thích cá đẻ đồng loạt? A. Insulin B. HCG, LRHa, GnRHa C. Estrogen D. Testosterone Câu 7: Phương pháp nào sau đây được sử dụng để bảo quản tinh trùng cá dài hạn? A. Nhiệt độ từ 0 – 4°C B. Nitrogen lỏng ở -196°C C. Đóng gói chân không D. Giữ trong nước biển Câu 8: Công nghệ nào giúp tạo ra cá thể tam bội (3n) không có khả năng sinh sản? A. Công nghệ chỉ thị phân tử B. Công nghệ vi phẫu C. Tác động vào kỳ giữa giảm phân II của hợp tử D. Sử dụng hormone giới tính đực Câu 9: Lợi ích của công nghệ tạo con giống đơn tính đực là gì? A. Con đực có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con cái B. Con đực có giá trị kinh tế cao hơn con cái C. Con đực có sức đề kháng tốt hơn con cái D. Con đực dễ nuôi hơn con cái Thông hiểu: Câu 1: Đâu không phải ý nghĩa của việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thủy sản? 1
  2. A. Nhằm chọn các cá thể mang gene mong muốn như mang gene kháng bệnh, gene chịu lạnh. B. Nhằm xác định chính xác những cá thể mang gene mong muốn ngay ở giai đoạn phát triển sớm. C. Cần yêu cầu cao về kĩ thuật và trang thiết bị. D. Rút ngắn thời gian chọn giống, giảm chi phí và công lao động. Câu 2: Phát biểu nào không đúng về việc sử dụng các chất kích thích sinh sản trong nhân giống thủy sản? A. Các chất kích thích sinh sản đều là hormone có nguồn gốc từ động vật, không thể tổng hợp nhân tạo. B. Khi tiêm hormone cho cá đã thành thục ở giai đoạn phát triển, tuyến sinh dục sẽ kích thích quá trình thành thục của trứng, tinh trùng. C. Sử dụng các chất kích thích sinh sản sẽ giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động. D. Tùy vào đối tượng thủy sản cho sinh sản mà sử dụng đơn lẻ loại chất kích thích khác nhau hoặc kết hợp chúng với nhau. Câu 3: Trong chuyển đổi giới tính cá rô phi, hormone nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất để tạo cá rô phi đơn tính đực? A. 17α-methyl testosterone. B. Estrogen. C. Testosterone. D. HCG. Câu 4: Cho các phát biểu sau, có những phát biểu đúng về ý nghĩa của phương pháp bảo quản lạnh tinh trùng của động vật thủy sản? (1) Hạn chế tối đa việc phải lưu trữ cá đực để bảo tồn dòng thuần. (2) Ngăn cản suy giảm chất lượng di truyền do lai cận huyết trong thủy sản. (3) Chọn lọc được các cá thể mang gene mong muốn như gene kháng bệnh, gene chịu lạnh… (4) Giúp chủ động trong quá trình sản xuất giống nhân tạo, đặc biệt là khi con đực và con cái lệch pha trong sự thành thục sinh sản. (5) Thuận tiện, dễ dàng trong quá trình vận chuyển so với việc phải vận chuyển cá bố để thụ tinh. A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (3), (4), (5).C. (1), (2), (4), (5).D. (2), (3), (4), (5). BÀI 15: ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ KĨ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ, TÔM GIỐNG Phần I: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất Nhận biết: Câu 1: Hình thức sinh sản phổ biến của cá nuôi như cá tra, cá rô phi, cá chép là gì? A. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài B. Đẻ con và thụ tinh trong C. Đẻ trứng và thụ tinh trong D. Đẻ con và thụ tinh ngoài Câu 2: Cá rô phi có thể thành thục lần đầu sau bao nhiêu tháng tuổi? A. 3 tháng B. 6 tháng C. 12 tháng D. 18 tháng Câu 3: Mùa sinh sản của tôm sú tự nhiên rơi vào các tháng nào trong năm? A. Tháng 1-2 và tháng 7-8 B. Tháng 3-4 và tháng 9-10 C. Tháng 5-6 và tháng 11-12 D. Tháng 7-8 và tháng 11-12 Câu 4: Trong môi trường tự nhiên, tôm sú cái có thể đẻ bao nhiêu trứng mỗi lần? A. 600.000 đến 700.000 trứng B. 100.000 đến 250.000 trứng C. 1,5 triệu trứng D. 3.000 đến 5.000 trứng Câu 5: Mật độ thả cá bột vào ao ương thường là bao nhiêu con/m2? A. 150 - 250 con/m2 B. 250 - 350 con/m2 C. 350 - 450 con/m2 D. Trên 450 con/m2 Câu 6: Điều kiện sinh sản của tôm cần có nhiệt độ từ bao nhiêu độ C? A. 15-20 độ C B. 20-25 độ C C. 25-28 độ C D. 28-32 độ C Câu 7: Màu nước phù hợp để thả cá bột vào ao ương là màu gì? A. Xanh đậm B. Xanh nhạt C. Xanh nõn chuối D. Nâu đục Thông hiểu: Câu 1: So sánh điều kiện sinh sản của tôm sú và tôm càng xanh, phát biểu nào sau đây là đúng?A. Tôm sú sinh sản ở vùng nước ngọt, trong khi tôm càng xanh sinh sản ở vùng nước lợ. B. Tôm sú cần nước mặn để sinh sản, còn tôm càng xanh đẻ trứng trong nước lợ nhưng ấu trùng phát triển ở nước ngọt. C. Tôm sú đẻ trứng trong môi trường nước lợ, trong khi tôm càng xanh đẻ trứng ở nước mặn. D. Cả tôm sú và tôm càng xanh đều đẻ trứng trong nước mặn và ấu trùng phát triển trong nước lợ. 2
  3. Câu 2: Khi chuẩn bị ao ương cá giống, người nuôi cần thực hiện bước nào trước tiên? A. Cho nước vào ao ngay để tạo môi trường sống nhanh chóng B. Nuôi thử một số cá giống trước khi thả đại trà C. Tát cạn nước, bón vôi, phơi đáy ao để loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh D. Bón nhiều thức ăn để có nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cá Câu 3: Khi ương nuôi cá, tôm giống, biện pháp nào sau đây giúp tăng tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt nhất? A. Cung cấp thức ăn tự nhiên mà không cần bổ sung thức ăn công nghiệp. B. Duy trì mật độ ương nuôi thật cao để tối đa số lượng con giống. C. Quản lý chất lượng nước, điều chỉnh nhiệt độ, pH và oxy hòa tan phù hợp. D. Thay nước thường xuyên với lượng lớn để giữ môi trường luôn sạch. Câu 4: Trong kỹ thuật ương nuôi tôm biển, đâu là trình tự thực hiện đúng các bước quan trọng? A. Chuẩn bị ao ương → Thả giống → Quản lý môi trường nước → Cho ăn và chăm sóc → Thu hoạch. B. Thả giống → Chuẩn bị ao ương → Quản lý môi trường nước → Cho ăn và chăm sóc → Thu hoạch. C. Chuẩn bị ao ương → Quản lý môi trường nước → Thả giống → Cho ăn và chăm sóc → Thu hoạch. D. Chuẩn bị ao ương → Cho ăn và chăm sóc → Quản lý môi trường nước → Thả giống → Thu hoạch. Vận dụng Câu 1: Tại sao khi ương nuôi tôm giống, người nuôi cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như độ mặn, nhiệt độ và pH? A. Vì tôm có giai đoạn ấu trùng nhạy cảm với điều kiện môi trường B. Vì tôm trưởng thành không thể sống trong môi trường tự nhiên C. Vì tôm giống không cần ăn trong giai đoạn đầu D. Vì tôm có thể sống tốt trong mọi điều kiện mà không cần điều chỉnh Câu 2: Trong quá trình ương nuôi cá giống, tại sao cần thay nước định kỳ? A. Để duy trì chất lượng nước, giúp cá phát triển khỏe mạnh B. Để giảm chi phí thức ăn cho cá C. Để cá quen với môi trường sống mới khi thả ra ao lớn D. Để làm sạch màu nước ao nuôi Câu 3: Khi ép cá trước khi vận chuyển, người ta thường làm gì? A. Giảm dần lượng thức ăn và điều chỉnh điều kiện nước để cá quen với môi trường vận chuyển B. Cho cá ăn nhiều hơn để cá khỏe mạnh hơn khi di chuyển C. Giữ cá trong môi trường yên tĩnh hoàn toàn mà không cần xử lý gì D. Giữ cá trong nước lạnh để làm chậm quá trình trao đổi chất Câu 4: Nếu không luyện và ép cá trước khi vận chuyển, hậu quả nào có thể xảy ra? A. Cá dễ bị sốc môi trường, stress, thậm chí chết hàng loạt B. Cá sẽ tăng trưởng nhanh hơn do thay đổi môi trường đột ngột C. Cá sẽ không có phản ứng gì đặc biệt, vẫn sống bình thường D. Cá sẽ không cần thích nghi với môi trường mới khi thả vào ao nuôi. Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai Câu 1: Một số kết luận của học sinh khi nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của cá trắm cỏ là a) Cá được nuôi dưỡng tốt, nuôi trong vùng nước ấm sẽ thành thục muộn hơn. b) Ở miền Bắc, mùa sinh sản của cá thường bắt đầu từ tháng 3 đến đầu tháng 4. c) Phương thức sinh sản chính của cá là sinh đẻ con. d) Cá cái sẽ đẻ trứng sau khi cá đực phóng tinh. Câu 2: Khi nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của cá rô phi ta thấy a) Trứng của cá rô phi thuộc dạng trứng chìm xuống tổ ở đáy ao. b) Tốc độ dòng chảy phù hợp cho sinh sản cá nước ngọt là khoảng 5-10m/s. c) Điều kiện sinh sản: hầu hết các loài cá nước ngọt cần các điều kiện sinh sản phù hợp để thực hiện quá trình sinh sản như:  tốc độ dòng chảy vừa phải (khoảng 2- 5m/s),  oxygen hòa tan cao ( khoảng 5 - 8 mg/l),  có giá thể để  trứng bám ( đối với trứng dính),  độ đục vừa phải để tránh dịch hại,  nên đáy sạch,  nhiệt độ khoảng 25 - 28 độ C,  thức ăn cho con non  dồi dào,... 3
  4. d) Nguyên nhân khiến tỷ lệ sống của cá con rất thấp trong tự nhiên là do quá trình thụ tinh và phát triển của cá con diễn ra bên ngoài cơ thể nên chịu nhiều tác động bất lợi của môi trường như dịch hại, thiếu thức ăn,... dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Câu 3: Xác định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các phát biểu sau về kỹ thuật ương cá giống: a) Ao ương cá bột cần có diện tích từ 1500-2000 m², đáy phẳng, có lớp bùn dày 10-15 cm và bờ chắc chắn. b) Việc bón phân vi sinh và phân xanh vào ao trước khi thả cá có mục đích cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cá bột. c) Khi ương cá giống, nếu nhận thấy nước ao trở nên quá trong và không còn màu xanh nõn chuối, cần bổ sung thêm phân hữu cơ để kích thích sự phát triển của phiêu sinh thực vật. d) Khi ương nuôi cá hương lên cá giống, nên thả cá với mật độ cao nhất có thể để tối ưu hóa số lượng con giống thu được. Câu 4: Xác định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các phát biểu sau về kỹ thuật ương cá giống: a) Ao ương cá bột cần được chuẩn bị bằng cách tẩy dọn ao, diệt tạp bằng vôi bột hoặc hóa chất, sau đó cấp nước qua túi lọc. b) Cá bột nên được thả vào ao ngay sau khi cấp nước để đảm bảo môi trường ao không bị ô nhiễm. c. ) Khi chăm sóc cá bột, nếu thấy cá có dấu hiệu bơi chậm, nổi gần mặt nước vào sáng sớm, có thể cần kiểm tra chất lượng nước và tăng cường sục khí. d. ) Trong quá trình ương nuôi cá hương lên cá giống, nếu thấy cá ăn chậm hoặc bỏ ăn, có thể tiếp tục cho ăn với lượng thức ăn như bình thường để tránh lãng phí. Câu 5: Xác định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các phát biểu sau về kỹ thuật nuôi tôm biển: a) Bể ương ấu trùng tôm cần được đặt trong nhà, có dung tích từ 9-12 m³ và kết nối hệ thống lọc tuần hoàn. b) Nước trong bể ương tôm chỉ cần đảm bảo độ mặn phù hợp, không cần kiểm soát các thông số khác như pH, NH3, NO2. c) Khi thả ấu trùng tôm, cần tắm sát trùng bằng iodine để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. d) Nếu phát hiện tôm có dấu hiệu stress và hoạt động kém, người nuôi nên kiểm tra ngay chất lượng nước, điều chỉnh nhiệt độ, độ mặn và bổ sung men vi sinh phù hợp. Câu 6: Xác định đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các phát biểu sau về kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch tôm biển: a) Tôm cần được cho ăn 8-10 lần/ngày để hạn chế hiện tượng tôm tấn công lẫn nhau. b) Khi nuôi tôm, chỉ cần quan sát lượng thức ăn tiêu thụ mà không cần kiểm tra hoạt động và sức khỏe của tôm. c) Để duy trì chất lượng nước trong bể nuôi, người nuôi cần thường xuyên siphon đáy bể, thay nước và bổ sung men vi sinh. d) Nếu tôm chậm phát triển hoặc tỷ lệ hao hụt cao, cần xem xét lại mật độ nuôi, điều kiện môi trường và chất lượng thức ăn để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. CHỦ ĐỀ 7: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THỦY SẢN BÀI 16: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Phần I: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất Nhận biết: Câu 1: Thức ăn thủy sản gồm những nhóm nào sau đây? A. Thức ăn nhân tạo, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu. B. Thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn công nghiệp và nguyên liệu. C. Thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu. D. Thức ăn xay nghiền, thức ăn bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu. Câu 2: Thành phần dinh dưỡng của hầu hết các nhóm thức ăn thủy sản là A. nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. B. nước, protein, lipid, khoáng vi lượng. C. nước, lipid, khoáng đa lượng. D. nước, carbohydrate, lipid, vitamin. Câu 3: Giun quế, sinh vật phù du, tảo xanh là thuộc nhóm thức ăn nào sau đây? A. Thức ăn hỗn hợp. B. Thức ăn tươi sống. C. Chất bổ sung. D. Nguyên liệu. Câu 4: Thức ăn tươi sống bao gồm: A. Giun quế, cỏ tươi, cá tạp. B. Bột cá, bột thịt, bột máu. 4
  5. C. Giun quế, bột cá, bột thịt. D. Cỏ tươi, cá tạp, tảo, ngô, khoai. Câu 5: Vai trò của nhóm thức ăn tươi sống đối với động vật thuỷ sản là A. làm gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. B. là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho động vật thủy sản, có hàm lượng dinh dưỡng cao cân đối và dễ tiêu hóa. C. là nhóm cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho động vật thuỷ sản. D. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng: protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất phù hợp với từng thuỷ sản. Câu 6: Một số nguyên liệu cung cấp protein cho sản xuất thức ăn thuỷ sản là A. bột cá, bột đầu tôm, bột thịt. B. bột cá, cỏ, Artemia. C. ngũ cốc, dầu đậu tương. D. cá tạp, sinh vật phù du, tảo. Câu 7: Loại thức ăn hỗn hợp phổ biến dùng trong nuôi cá là A. thức ăn hỗn hợp dạng viên chìm. B. thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi. C. thức ăn hỗn hợp dạng bột chìm. D. thức ăn hỗn hợp dạng bột nổi. Câu 8: Thức ăn hỗn hợp ở dạng viên chìm thường dùng cho nhóm thuỷ sản nào sau đây? A. Cá B. Tôm. C. Nghêu. D. Tảo xoắn. Câu 9: Chất dinh dưỡng nào đóng vai trò quan trọng nhất trong tăng trưởng cơ thể của động vật thủy sản? A. Lipid B. Protein C. Carbohydrate D. Vitamin Thông hiểu Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về nhóm thức ăn hỗn hợp A. Có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, khoáng chất để phù hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. B. Làm gia tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thuỷ sản, giúp động vật thuỷ sản tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. C. Giúp tăng khả năng kết dính, hấp phụ độc tố, kích thích tiêu hoá. D. Là nguồn cung cấp chất xơ cho động vật thuỷ sản. Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về nhóm nguyên liệu thức ăn? A. Nguyên liệu làm thức ăn thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc phối chế thức ăn. B. Thành phần nguyên liệu chính trong thức ăn thuỷ sản bao gồm nhóm cung cấp protein, nhóm cung cấp năng lượng và các chất phụ gia. C. Thức ăn nguyên liệu thường có hàm lượng protein cao, phù hợp với đặc tính bắt droid mồi chủ động của một số loài thuỷ sản. D. Nguyên liệu thức ăn có thể là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thuỷ sản. Câu 3: Cho một số loại thức ăn thuỷ sản đang được sử dụng ở địa phương ở bảng sau: Phân loại thức ăn Tên các loại thức ăn 1. Chất bổ sung a. Cám cá (dạng viên) 2. Thức ăn hỗn hợp b. Khoáng chất 3. Nguyên liệu c. Giun đất, giun chỉ 4. Thức ăn tươi sống d. Cám gạo đầu thán Hãy ghép phân loại thức ăn với tên các loại thức ăn cho phù hợp: A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b. B. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c. C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c. D. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của các nhóm thức ăn thuỷ sản? A. Mỗi nhóm thức ăn có vai trò khác nhau đối với động vật thuỷ sản. B. Mỗi loài thuỷ sản thường chỉ ăn được một số loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí, sinh hoá của chúng. C. Căn cứ vào vai trò của các nhóm thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. D. Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản đều sử dụng các nhóm thức ăn giống nhau. Câu 5: Vì sao thức ăn viên công nghiệp thường được sử dụng phổ biến trong nuôi thủy sản thay vì thức ăn tự nhiên? A. Vì thức ăn viên công nghiệp có màu sắc bắt mắt, kích thích cá ăn nhiều hơn. B. Vì thức ăn viên công nghiệp giúp kiểm soát khẩu phần ăn, đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế 5
  6. ô nhiễm môi trường nước. C. Vì thức ăn viên công nghiệp giúp cá lớn nhanh gấp 3 lần so với thức ăn tự nhiên. D. Vì thức ăn viên công nghiệp có giá thành rẻ hơn so với thức ăn tự nhiên. Câu 6: Để đảm bảo động vật thủy sản phát triển tốt, cần cân đối các thành phần dinh dưỡng như thế nào? A. Bổ sung protein cao hơn mức cần thiết để cá tăng trưởng nhanh hơn B. Đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất C. Cung cấp càng nhiều carbohydrate càng tốt để tiết kiệm chi phí D. Chỉ cần quan tâm đến protein, các thành phần khác không quan trọng Câu 7: Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho cá và tôm, điều nào sau đây là đúng? A. Cần bổ sung với tỷ lệ hợp lý, vì thừa khoáng có thể gây hại B. Chỉ cần bổ sung khi thấy cá và tôm có dấu hiệu bệnh C. Vitamin và khoáng chất không quan trọng, có thể thay bằng protein D. Chỉ cần bổ sung khoáng chất khi cá và tôm thiếu canxi BÀI 17: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN Phần I: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất Nhận biết: Câu 1: Phương pháp chế biến thức ăn thủy sản có tác dụng gì? A. Giảm chất lượng thức ăn B. Gia tăng chất lượng và đa dạng thức ăn C. Giảm chi phí sản xuất D. Hạn chế nguồn thức ăn sẵn có Câu 2: Chế biến công nghiệp thức ăn thủy sản có đặc điểm nào sau đây? A. Được làm thủ công bởi người nuôi B. Sử dụng máy móc hiện đại và phần mềm cân đối dinh dưỡng C. Không cần bảo quản nguyên liệu trước khi chế biến D. Chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, không qua xử lý Câu 3: Chế biến thủ công thức ăn thủy sản có ưu điểm nào sau đây? A. Sử dụng phần mềm cân đối dinh dưỡng B. Nguyên liệu dễ tìm kiếm, có thể tự do sử dụng phù hợp với loài nuôi C. Đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng của thủy sản D. Được sản xuất bằng máy móc hiện đại Câu 4: Công đoạn nào KHÔNG thuộc quy trình chế biến thức ăn công nghiệp? A. Phối trộn nguyên liệu B. Hấp nguyên liệu C. Phun dầu D. Cho ăn trực tiếp Câu 5: Mục đích của bảo quản thức ăn thủy sản là gì? A. Giữ cho thức ăn không bị hư hỏng, giảm chất lượng và số lượng B. Làm tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn C. Giúp thức ăn có thể sử dụng lâu dài mà không cần kiểm tra D. Giúp thức ăn hấp dẫn hơn với thủy sản Câu 6: Khi bảo quản thức ăn hỗn hợp, nhiệt độ thích hợp là bao nhiêu? A. Dưới 10℃ B. Dưới 20℃ C. Dưới 30℃ D. Trên 30℃ Câu 7: Thức ăn tươi sống có thể bảo quản ở nhiệt độ từ -20℃ đến 0℃ trong thời gian tối đa bao lâu? A. 1 tháng B. 3 tháng C. 6 tháng D. 12 tháng Câu 8: Công nghệ vi sinh và enzyme trong chế biến thức ăn thủy sản có vai trò gì? A. Giúp thức ăn có màu sắc đẹp hơn B. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong nước nuôi C. Thủy phân các phụ phẩm khó tiêu hóa thành nguyên liệu dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng D. Làm tăng độ cứng của thức ăn để bảo quản lâu hơn Câu 9: Bổ sung enzym từ vi khuẩn Pseudomonas trong bảo quản thức ăn thủy sản có tác dụng gì? A. Giúp tăng hàm lượng protein trong thức ăn B. Có khả năng hoạt động bề mặt, loại bỏ độc tính và ức chế sự phát triển của nấm mốc C. Làm tăng tốc độ lên men của thức ăn D. Giúp thức ăn hấp dẫn hơn với thủy sản Thông hiểu: 6
  7. Câu 1: Ưu điểm của phương pháp chế biến thức ăn thủ công so với chế biến công nghiệp là gì? A. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của mọi loài thủy sản. B. Sử dụng máy móc hiện đại để kiểm soát chất lượng. C. Chủ động lựa chọn và phối trộn nguyên liệu phù hợp với loài thủy sản nuôi. D. Không cần tính toán thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Câu 2: Khi bảo quản thức ăn hỗn hợp dành cho thuỷ sản, cần đảm bảo những nguyên tắc chung sau đây: (1) Đóng bao cẩn thận. (2) Bảo quản nơi khô, mát, thông thoáng. (3) Tránh ánh sáng trực tiếp. (4) Để trực tiếp ở mặt đất. (5) Phân loại và đánh dấu rõ ràng từng loại. Số phương án đúng là D. 5. A. 4. B. 2. C. 3 Câu 3: Phát biểu không đúng khi nói về bảo quản nguyên liệu dùng làm thức ăn? A. Nhóm nguyên liệu cung cấp protein như bột cá, bột thịt, bột huyết, … dễ hút ẩm nên dễ bị nhiễm nấm mốc, vì vậy cần sấy khô, bọc kín. B. Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như ngô, khoai, sắn, … nên bảo quản dạng hạt hoặc dạng miếng khô sẽ được lâu hơn dạng bột vì dạng bột dễ hút ẩm. C. Tuỳ theo đặc tính của các loại nguyên liệu thức ăn và khuyến cáo của nhà sản xuất để có phương pháp bảo quản thích hợp. D. Nhiệt độ và thời gian bảo quản tất cả các loại nguyên liệu đều giống nhau. Câu 4: Thức ăn thuỷ sản được chế biến bằng phương pháp thủ công có đặc điểm A. thành phần dinh dưỡng không cân đối, thời gian bảo quản ngắn. B. thành phần dinh dưỡng không cân đối, thời gian bảo quản dài C. thành phần dinh dưỡng đầy đủ, thời gian bảo quản ngắn. D. thành phần dinh dưỡng đầy đủ, thời gian bảo quản dài. Câu 5: Thức ăn thuỷ sản không nên bảo quản trong điều kiện nào sau đây? A. Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với mầm bệnh, tác nhân gây bệnh. B. Tránh ánh nắng trực tiếp và tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. C. Xếp thức ăn xuống nền kho, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. D. Bảo quản thức ăn thuỷ sản tuân thủ nguyên tắc “vào trước, xuất trước”. Câu 6: Mục đích của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến thức ăn thuỷ sản là A. kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản. B. giúp nâng cao chất lượng thức ăn và hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu thức ăn thuỷ sản. C. tăng sức đề kháng cho động vật thuỷ sản. D. chẩn đoán và phát hiện nhanh một số loại bệnh trên thuỷ sản. Vận dụng Câu 1: Tại sao thức ăn tươi sống cần được bảo quản ở nhiệt độ từ -20℃ đến 0℃ nếu bảo quản lâu dài? A. Để giữ được độ ẩm tự nhiên của thức ăn B. Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, kéo dài thời gian sử dụng C. Để giúp thức ăn không bị đóng băng cứng, dễ sử dụng hơn D. Để giúp thức ăn có màu sắc đẹp hơn khi sử dụng Câu 2: Vì sao quá trình lên men trong chế biến thức ăn thủy sản lại giúp cải thiện tỷ lệ tiêu hóa? A. Vì lên men làm thức ăn mềm hơn, giúp thủy sản dễ ăn hơn B. Vì lên men giúp tăng hàm lượng amino acid, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt hơn C. Vì lên men giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong thức ăn D. Vì lên men làm thay đổi màu sắc và mùi vị của thức ăn, kích thích thủy sản ăn nhiều hơn Câu 3: Tại sao thức ăn thủy sản dễ bị oxy hóa và cần bổ sung phụ gia bảo quản? A. Vì trong thức ăn có nhiều chất béo, dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí và vi khuẩn B. Vì oxy hóa giúp bảo quản thức ăn lâu hơn mà không cần phụ gia C. Vì quá trình oxy hóa giúp tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn D. Vì oxy hóa chỉ ảnh hưởng đến màu sắc của thức ăn, không gây tác động đến chất lượng 7
  8. Câu 4: Nếu bạn nuôi một loài thủy sản có yêu cầu dinh dưỡng đặc biệt và nguồn nguyên liệu tại địa phương phong phú, bạn sẽ chọn phương pháp chế biến thức ăn nào? Vì sao? A. Chế biến công nghiệp, vì đảm bảo chất lượng ổn định và đầy đủ dinh dưỡng theo công thức chuẩn. B. Chế biến thủ công, vì có thể tận dụng nguyên liệu sẵn có và điều chỉnh thành phần phù hợp với nhu cầu của loài nuôi. C. Chế biến công nghiệp, vì không cần lo lắng về nguồn nguyên liệu địa phương. D. Chế biến thủ công, vì không cần tính toán thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Câu 5: Nếu bạn quản lý một kho chứa thức ăn thủy sản và phát hiện một số bao thức ăn hỗn hợp đã bảo quản hơn 3 tháng, bạn sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo chất lượng thức ăn và tránh lãng phí? A. Tiếp tục sử dụng vì thức ăn vẫn còn nguyên trong bao bì, không có dấu hiệu hư hỏng. B. Kiểm tra kỹ chất lượng thức ăn, nếu có dấu hiệu ẩm mốc hoặc biến chất thì loại bỏ, nếu vẫn đạt chất lượng thì ưu tiên sử dụng ngay. C. Trộn chung với thức ăn mới để tiết kiệm chi phí, bất kể chất lượng còn tốt hay không. D. Vứt bỏ toàn bộ số thức ăn cũ mà không cần kiểm tra để tránh rủi ro. Câu 6: Nếu bạn phát hiện thức ăn thủy sản trong kho có dấu hiệu nhiễm nấm mốc Mycotoxin, bạn sẽ áp dụng biện pháp nào để khắc phục và đảm bảo an toàn cho thủy sản? A. Tiếp tục sử dụng thức ăn nhưng trộn thêm với thức ăn mới để giảm tác động của nấm mốc. B. Bổ sung phụ gia có chứa enzyme từ vi khuẩn Pseudomonas để loại bỏ độc tố và ức chế sự phát triển của nấm mốc. C. Phơi khô thức ăn dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt nấm mốc và tiếp tục sử dụng. D. Ngừng sử dụng hoàn toàn số thức ăn bị nhiễm nấm mốc và thay thế bằng thức ăn mới. Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Sau khi học xong bài "Thức ăn thuỷ sản" giáo viên giao cho học sinh thực hành dự án "Tìm hiểu một số loại thức ăn thuỷ sản", nhóm học sinh khi báo cáo dự án vi đưa ra một số câu hỏi thảo luận. a) Thức ăn tươi sống là loại thức ăn có hàm lượng protein cao nên phù hợp nhất cho các loài động vật thuỷ sản. b) Cần xây dựng khẩu phần ăn phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản nhằm đảm bảo hiệu quả nuôi trồng. c) Thức ăn hỗn hợp dạng viên chìm chỉ phù hợp cho tôm, giáp xác và dạng viên nổi chỉ phù hợp cho cá. d) Cá tạp là dạng thức ăn dễ tìm, giá thành thấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá nhưng sử dụng cá tạp làm thức ăn cần lưu ý kiểm soát chất lượng nước. Câu 2. Dưới đây giới thiệu về công nghệ lên men khô đậu nành làm thức ăn cho động vật thuỷ sản: Hiện này nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn, nhân nuôi các chủng vi sinh vật có lợi, sau đó phối trộn với khô đậu nành để lên men trong môi trường thích hợp đã tạo ra chế phẩm khô đậu nành lên men có hàm lượng protein cao. Khô đậu nành lên men đã thay thế khoảng 70% bột cá trong sản xuất thức ăn cho nhiều loài thuỷ sản. Khô đậu nành lên men bằng vi khuẩn Bacillus subtilis natto làm tăng hàm lượng amino acid thiết yếu lên từ 8 đến 23% và giảm các chất kháng dinh dưỡng từ 50 đến 90%. Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau: a) Protein thực vật như đậu nành được sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản để thay thể protein bột cá nhằm giảm giá thành và giảm áp lực khai thác cá tự nhiên. b) Khô đậu nành lên men có hàm hàm lượng amino acid nhiều hơn so với ban đầu là nhờ hoạt động của các vi sinh vật có lợi. c) Việc thay thế nguồn nguyên liệu tự nhiên như bột cá bằng đạm và dầu thực vật trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho cả giúp phát triển thuỷ sản bền vững. d) Các sản phẩm khô đậu nành lên men làm giảm khả năng hấp thu, giảm hàm lượng protein và giảm các chất kháng dinh dưỡng Câu 3. Bài thực hành “Chế biến và bảo quản cá xay làm thức ăn cho thuỷ sản ở quy mô nhỏ" được giao cho học sinh thực hành làm và quay video quy trình sản phẩm tại nhà và báo cáo trước lớp. Khi báo cáo, nhóm có trao đổi một số nhận định như sau: a) Thức ăn là cá tạp khi chế biến nên xay trộn đều cùng các chất bám dính để cả để in hom. b) Thức ăn cả xay phải được bảo quản trong nì lạnh hoặc tủ đông để không bị hỏng và làm giảm sự phân huỷ thức ăn. 8
  9. c) Đối với thức ăn tươi sống như cá tạp, thời gian bảo quản trong điều kiện nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh (từ 4°C đến 8°C) có thể bảo quản được 1 tháng. d) Nguyên tắc chung khi bảo quản và chế biến là không làm giảm chất lượng thức ăn. Câu 4. Đọc thông tin sau: “Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cả không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm đầu, mỡ, da, nội tạng và xương. Những phế phụ phẩm này có chứa nhiều loại protein khác nhau. Các nhà khoa học đã tuyển chọn và sử dụng những loại enzyme thích hợp để thuỷ phân một số loại protein có trong phế phụ phẩm cá tra để chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine". Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau: a) Quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine có ý nghĩa giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sản xuất b) Việc phối trộn nguyên liệu với với enzyme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thuỷ phân protein trong nguyên liệu thành lysine là quan trọng nhất. c) Không thể thay thế phế phụ phẩm cá tra bằng bất kì loài cá nước mặn nào khác. d) Nên áp dụng quá trình này ở những nước có nền khoa học phát triển. BÀI 18: KĨ THUẬT NUÔI MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN PHỔ BIẾN Phần I: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất Nhận biết: Câu 1: Trong kĩ thuật nuôi cá rô phi, nội dung nào sau đây đúng? A. lựa chọn con giống khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn B. cho cá ăn đầy đủ ngay sau khi thả C. không cần xử lý ao nuôi trước khi thả cá D. thả cá vào ao với mật độ càng cao càng tốt Câu 2: Đâu là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn giống tôm thẻ chân trắng? A. Kích thước tôm không đồng đều để tránh cạnh tranh thức ăn B. Tôm có màu sắc nhạt, bơi lờ đờ để dễ quan sát C. Tôm khỏe mạnh, không dị tật, bơi linh hoạt D. Tôm càng nhỏ càng tốt để nuôi được lâu hơn Câu 3: Nghêu Bến Tre thường được nuôi chủ yếu ở đâu? A. Trong ao nước ngọt B. Trong lồng bè trên sông C. Trên bãi triều ven biển có nền cát hoặc cát bùn D. Trong bể kính để dễ theo dõi Câu 4. Độ mặn phù hợp cho bài nuôi nghêu ở Bến Tre là khoảng bao nhiêu? A. từ 5 đến 10‰. B. Trên 40‰. C. Từ 25 đến 35‰. D. Từ 15 đến 25‰. Câu 5. Khi nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng bè, cá thường được cho ăn mấy lần trong một ngày? A. 8 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 2 lần. Câu 6. Loại thức ăn nào sau đây tiện dụng hơn trong quá trình nuôi thuỷ sản? A. Cá tạp. B. Thức ăn viên. C. Luân trùng. D. Tảo tươi. Câu 7. Loại thức ăn nào thường được sử dụng cho cá rô phi nuôi lồng? A. Thức ăn công nghiệp viên nổi. B. Thức ăn công nghiệp viên chìm. C. Thức ăn tự chế dạng bánh ẩm. D. Các loại cá tạp giá rẻ. Câu 8. Vị trí đặt lồng nuôi cá rô phi trên sông cần thoáng gió, có mặt nước rộng và tốc độ dòng chảy phủ hợp khoảng A. 0,2-0,3 m/s. B. 2 – 3 m/s. C. 20-30 m/s. D. 10-30 m/s. Câu 9. Mùa vụ thả ngao hàng năm phù hợp là A. từ tháng 5 đến tháng 6. B. từ tháng 2 đến tháng 9. C. từ tháng 3 đến tháng 7. D. từ tháng 2 đến tháng 3. Câu 10. Trong kĩ thuật nuôi nghêu Bến Tre ngoài bãi triều, người nuôi nên thu hoạch nghêu vào thời điểm nào sau đây? A. Khi bãi nuôi ngập nước khoảng 40 cm. B. Khi nước triều lên. C. Vào sáng sớm. D. Khi nước triều rút. Thông hiểu Câu 1. Trong quá trình nuôi tôm 3 giai đoạn, số bữa cho ăn trong ngày (tần suất cho ăn) thay đổi như thế nào? A. Giống nhau ở tất cả các giai đoạn nuôi. B. Tăng dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. 9
  10. C. Giảm dần từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3. D. Giống nhau ở giai đoạn 1 và 2, giai đoạn 3 tăng thêm. Câu 2. Cá rô phi giống có đặc điểm nào sau đây thì không nên chọn mua? A. Cá không dị hình. B. Cá có kích cỡ đồng đều. C. Cá không bị xây sát. D. Cá bơi yếu, một số con bơi tách đàn. Câu 3. Những đặc điểm phù hợp để chọn ngao làm giống là A. con giống khoẻ, vỏ ngoài sáng bỏng, bị dập vỡ, không đồng đều về kích cỡ. B. con giống khoẻ, vỏ ngoài sẫm màu, không đồng đều về kích cỡ. C. con giống khoẻ, vỏ ngoài sẫm màu, bị dập vỡ, đồng đều về kích cỡ. D. con giống khoẻ, vỏ ngoài sáng bóng, không bị dập vỡ, đồng đều về kích cỡ. Câu 4: Tại sao trong quá trình nuôi cá rô phi, cần kiểm soát mật độ thả nuôi? A. Để giảm sự cạnh tranh thức ăn và đảm bảo cá phát triển đồng đều B. Để cá có thể bơi tự do hơn mà không bị giới hạn C. Vì thả càng nhiều cá thì sản lượng thu hoạch càng cao D. Để dễ dàng thu hoạch cá khi đến kỳ thu hoạch Câu 5: Khi nuôi tôm thẻ chân trắng, tại sao cần duy trì độ mặn của nước ở mức thích hợp? A. Độ mặn ảnh hưởng đến quá trình lột xác và tăng trưởng của tôm B. Độ mặn giúp tôm ăn nhiều hơn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe C. Tôm chỉ có thể sống trong nước có độ mặn cao D. Giữ độ mặn cao giúp hạn chế vi khuẩn gây bệnh trong ao Câu 6: Trong nuôi nghêu Bến Tre, vì sao việc lựa chọn bãi nuôi có nền cát hoặc cát bùn lại quan trọng? A. Giúp nghêu dễ dàng vùi mình xuống cát và phát triển tốt B. Để nghêu không bị trôi đi khi có dòng nước mạnh C. Vì nền đá hoặc bùn sâu sẽ giúp nghêu sinh trưởng nhanh hơn D. Để nghêu dễ tìm kiếm thức ăn hơn Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đúng/sai Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Về quy trình nuôi và chăm sóc cá rô phi a) Cá rô phi có thể nuôi ở nhiều loại môi trường nước khác nhau, bao gồm nước ngọt và nước lợ. b) Khi nuôi cá rô phi, không cần kiểm soát chất lượng nước thường xuyên vì cá có khả năng thích nghi tốt. c) Để tăng năng suất, nên thả cá với mật độ càng cao càng tốt mà không cần quan tâm đến nguồn thức ăn. d) Khi cá đạt kích thước thương phẩm, nên ngừng cho ăn trước khi thu hoạch để giảm ô nhiễm nước. Câu 2: Một nhóm học sinh sau khi tham quan một mô hình nuôi cá rô phi trong ao tại địa phương đã ghi lại một số hoạt động như sau: Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 giờ sáng và 16 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi; thu hoạch cá vào khoảng 10 giờ sáng; vận chuyển cá đi tiêu thụ trong nguồn nước sạch, cung cấp đủ oxygen. Sau đây là một số nhận định: a) Cho cá ăn ngày 2 lần vào khoảng 8 giờ sáng và 16 giờ chiều bằng thức ăn viên nổi là phù hợp. b) Vận chuyển cá trong nước sạch, cung cấp đủ oxygen là không hợp lí vì việc sử dụng nước sạch và cung cấp oxygen sẽ làm tăng chi phí của sản phẩm. c) Lượng thức ăn hằng ngày nên chiếm khoảng 3 – 5% khối lượng cá trong ao; nên tăng lượng thức ăn trong những ngày thời tiết xấu. d) Thu hoạch cá sau 4 đến 5 tháng nuôi; sau khi thu hoạch xong người nuôi phải thực hiện các biện pháp vệ sinh lồng nuôi theo qui định. Câu 3: Một trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh sử dụng ao lót bạt, hệ thống sục khí và quản lý chặt chẽ chất lượng nước. Trong quá trình tham quan, nhóm học sinh ghi nhận một số thông tin sau: a) Tôm thẻ chân trắng là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp với mô hình nuôi thâm canh. b) Trong quá trình nuôi, cần duy trì độ mặn ổn định từ 5 - 25‰ để tôm phát triển tốt. c) Khi phát hiện tôm có dấu hiệu bệnh, cần tăng lượng thức ăn để giúp tôm nhanh hồi phục. d) Việc sử dụng chế phẩm vi sinh giúp kiểm soát chất lượng nước, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. 10
  11. Câu 4: Trong quá trình tìm hiểu về kỹ thuật nuôi nghêu Bến Tre ngoài bãi triều, nhóm học sinh đã đưa ra một số nhận định sau: a) Bãi nuôi nghêu cần có tỉ lệ cát bùn thích hợp (cát 70%, bùn 30%) và không bị phơi đáy quá 4 giờ/ngày. b) Khi thả nghêu giống, cần rải đều lên mặt bãi vào sáng sớm hoặc chiều mát trước khi triều lên. c) Khi mật độ nghêu quá dày, không cần thực hiện san thưa vì nghêu có thể tự điều chỉnh vị trí để phát triển. d) Nghêu có thể thu hoạch bất cứ lúc nào sau 12 tháng nuôi mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. BÀI 19: QUY TRÌNH NUÔI THỦY SẢN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP Phần I: Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Chọn đáp án đúng nhất Nhận biết: Câu 1: VietGAP trong nuôi thủy sản nhằm đảm bảo mục tiêu nào sau đây? A. Giảm giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận cho người nuôi B. Đảm bảo sản phẩm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động và truy xuất nguồn gốc C. Đẩy nhanh quá trình nuôi trồng để thu hoạch sớm hơn D. Tăng số lượng thủy sản nuôi trong ao mà không cần kiểm soát dịch bệnh Câu 2: Một trong những nguyên tắc quan trọng của nuôi thủy sản theo VietGAP là gì? A. Không cần xử lý nước ao nuôi để tiết kiệm chi phí B. Sử dụng thuốc kháng sinh tùy ý để phòng bệnh cho thủy sản C. Kiểm soát dịch bệnh, chất lượng nước và ghi chép quá trình nuôi D. Thả cá với mật độ cao nhất có thể để tối đa hóa sản lượng Câu 3: Một trong những ưu điểm của nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP là gì? A. Giúp sản phẩm đạt chất lượng cao hơn và có thể xuất khẩu B. Không cần tuân thủ quy trình chăm sóc đặc biệt nào C. Giúp cá tăng trưởng nhanh hơn mà không cần quan tâm đến môi trường D. Hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi Câu 4: Áp dụng VietGAP có lợi ích gì đối với đối với người tiêu dùng và xã hội? A. Giảm chi phí sản xuất, sản phẩm có chất chất lượng ổn định. B. Biết rõ được nguồn gốc sản phẩm. C. Được làm việc trong môi trường an toàn, đảm bảo vệ sinh. D. Có nguồn nguyên liệu đảm bảo. Câu 5: Biện pháp: “thực hiện cách li, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa các ao nuôi và từ ao nuôi ra bên ngoài”. Đó là nội dung nào trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP? A. Sử dụng thức ăn. C. Quản lí dịch bệnh. B. Theo dõi môi trường. Thông hiểu: D. Thu gom và xử lí chất thải. Câu 1: Trong quy trình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, bước nào sau đây là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng nước ao nuôi? A. Chỉ cần thay nước thường xuyên mà không cần xử lý ao nuôi B. Kiểm soát chất lượng nước bằng các chỉ tiêu như pH, oxy hòa tan, độ mặn và nhiệt độ C. Không cần kiểm tra nguồn nước đầu vào, chỉ cần bổ sung thức ăn đầy đủ D. Chỉ xử lý ao một lần trước khi thả cá, không cần kiểm tra trong suốt quá trình nuôi Câu 2: Khi nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi cần lưu ý điều gì để phòng ngừa dịch bệnh? A. Thả tôm giống với mật độ cao để tăng sản lượng B. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm, theo dõi các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời C. Không cần quan tâm đến nguồn nước đầu vào, chỉ cần cung cấp thức ăn tốt D. Hạn chế sử dụng chế phẩm sinh học vì có thể làm thay đổi chất lượng nước Câu 3: Một trong những yêu cầu kỹ thuật quan trọng của nuôi thủy sản theo VietGAP là gì? A. Sử dụng thức ăn công nghiệp tùy ý, không cần quan tâm đến thành phần dinh dưỡng B. Quản lý chặt chẽ hồ sơ, ghi chép đầy đủ quá trình nuôi, từ con giống, thức ăn, môi trường nước đến thu hoạch C. Không cần tuân thủ các quy định về thuốc và hóa chất, miễn sao đạt năng suất cao D. Chỉ áp dụng biện pháp xử lý môi trường vào cuối vụ nuôi 11
  12. Câu 4: Trong quy trình nuôi thủy sản theo VietGAP, việc kiểm soát dịch bệnh được thực hiện như thế nào? A. Thường xuyên theo dõi sức khỏe thủy sản, sử dụng kháng sinh phòng bệnh định kỳ B. Chỉ xử lý dịch bệnh khi đã xảy ra, không cần phòng ngừa trước C. Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp như vệ sinh ao nuôi, kiểm tra nguồn nước, sử dụng thức ăn chất lượng và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho thủy sản D. Khi phát hiện bệnh, lập tức thu hoạch toàn bộ để tránh lây lan Câu 5: Khi nói về việc quản lí dịch bệnh trong nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? (1) Lập kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cho động vật thuỷ sản. (2) Khử trùng con giống trước khi thả vào ao nuôi. (3) Sử dụng quạt nước để tăng lượng khí oxygen hoà tan trong ao nuôi. (4) Có hồ sơ theo dõi diễn biến dịch bệnh. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Vận dụng: Câu 1: Tìm hiểu chứng nhận nuôi thuỷ sản ASC nhằm mục đích nào? A. Đảm bảo sản xuất thủy sản an toàn, bền vững và có trách nhiệm với môi trường. B. Khuyến khích thực hành nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. C. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển. D. Đảm bảo lợi ích nuôi thủy sản với môi trường. Câu 2: Tìm hiểu chứng nhận nuôi thuỷ sản GlobalGAP nhằm mục đích nào? A. Đảm bảo sản xuất thủy sản an toàn, bền vững và có trách nhiệm với môi trường. B. Khuyến khích thực hành nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. C. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển. D. Đảm bảo lợi ích nuôi thủy sản với môi trường. Câu 3: Để đảm bảo vệ sinh ao nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi cần thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Chỉ thay nước khi thấy nước ao có màu đục hoặc có mùi hôi B. Định kỳ kiểm tra và xử lý nước ao bằng các biện pháp sinh học hoặc cơ học phù hợp C. Không cần xử lý nước ao nếu sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao D. Bón vôi với lượng lớn để diệt khuẩn mà không cần kiểm tra độ pH của nước Câu 4: Khi xử lý chất thải trong ao nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, biện pháp nào dưới đây là hiệu quả và thân thiện với môi trường? A. Xả trực tiếp nước thải từ ao nuôi ra môi trường tự nhiên để tiết kiệm chi phí B. Sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy chất hữu cơ và kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi C. Gom chất thải và đổ ra sông để tránh gây ô nhiễm ao nuôi D. Không cần quan tâm đến chất thải, vì vi sinh vật trong ao sẽ tự xử lý Câu 5: Để bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi cần làm gì? A. Chỉ sử dụng hóa chất và thuốc kháng sinh khi phát hiện dịch bệnh để tránh lãng phí B. Áp dụng mô hình nuôi kết hợp như tôm – cá rô phi hoặc tôm – lúa để tận dụng tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường C. Xây dựng hệ thống ao lắng nhưng chỉ sử dụng khi ao nuôi bị ô nhiễm nặng D. Không cần kiểm soát thức ăn thừa vì động vật thủy sản có thể tự điều chỉnh lượng ăn Phần 2: Câu hỏi đúng sai: Câu 1: Nhóm học sinh khi được giao nhiệm vụ: giải thích Vì sao nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP không gây ô nhiễm môi trường? đưa ra 4 nhận định sau: a) Kiểm soát nguồn gốc con giống giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh, giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc thú y, góp phần bảo vệ môi trường. b) Giảm thiểu lượng thức ăn dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường nước do chất thải từ thức ăn. c) Giúp giảm thiểu tác động tích cực đến môi trường và hệ sinh thái. d) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học. Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai khi nói về việc chuẩn bị nơi nuôi trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP? a) Địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản. b) Không nuôi thuỷ sản ở các hồ thuỷ điện. 12
  13. c) Bón vôi ở ao chuẩn bị nuôi để khử chua và diệt tạp. d) Khi cấp nước cần tận dụng tất cả các loại cá từ môi trường ngoài. Câu 3: Về khái niệm và nguyên tắc nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP a) Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP là áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người nuôi. b) Trong nuôi thủy sản theo VietGAP, việc kiểm soát nguồn nước chỉ cần thực hiện khi thấy dấu hiệu bất thường. c) Để giảm ô nhiễm môi trường trong ao nuôi theo VietGAP, có thể sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy chất hữu cơ. d) Trong nuôi VietGAP, có thể xả trực tiếp nước thải từ ao nuôi ra sông khi nước ao có màu đục hoặc có mùi hôi. Câu 4: Về quy trình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP a) Nuôi tôm theo VietGAP yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng nguồn nước, con giống và thức ăn. b) Khi nuôi tôm theo VietGAP, có thể thả giống với mật độ cao để tăng năng suất mà không ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi. c) Một biện pháp quan trọng trong nuôi tôm theo VietGAP là sử dụng hệ thống ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi d) Để bảo vệ sức khỏe tôm nuôi theo VietGAP, người nuôi có thể sử dụng kháng sinh và hóa chất tùy ý để phòng bệnh. ………Chúc các em ôn thi và đạt kết quả tốt…………… 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
58=>1