
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức
lượt xem 0
download

Tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức" để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC Năm học 2024 – 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 12 1. Hình thức đề kiểm tra - 24 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án(mỗi lựa chọn đúng 0.25 điểm) - 04 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai: Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai (Đúng 1 ý: 0.1đ, đúng 2 ý: 0.25đ, đúng 5 ý: 0.5đ, đúng 4 ý: 1đ) 2. Phạm vi kiến thức: Bài 13,14,15 sách giáo khoa công nghệ 12- kết nối tri thức Bài 13: Khái quát về kỹ thuật điện tử Bài 14: Ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử Bài 15: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm 3. Mức độ đánh giá - Nhận biết: 40% - Thông hiểu: 30% - Vận dụng: 20% - Vận dụng cao: 10% 4. Một số câu hỏi tham khảo: Phần 1: Câu hỏi dạng chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Kĩ thuật điện tử phục vụ cho: A. đời sống B. sản xuất C. đời sống và sản xuất D. thương mại 2. Kĩ thuật điện tử bao gồm: A. Thiết kế và phát triển các mạch điện tử B. Các thiết bị và mạch điện tử C. Điện tử tương tự, điện tử số D. Hệ thống viễn thông và truyền thông 3. Trong lĩnh vực sản xuất, triển vọng phát triển của kĩ thuật điện tử thế hệ mới là gì? A. Phát triển các hệ thống điện tử thay thế hoàn toàn con người. B. Phát triển robot và máy thông minh phục vụ sản xuất; phát triển máy tính siêu xử lí. C. Phát triển các nguồn cung cấp năng lượng mới. D. Phát triển các loại vật liệu mới cho sản xuất. 4. Ví dụ nào cho thấy kĩ thuật điện tử tạo ra hệ thống giám sát, điều hành sản xuất từ xa? A. Thu thập dữ liệu, hình ảnh của quá trình sản xuất thông qua hệ thống camera và cảm biến B. Phát triển những mô hình chăm sóc, khám chữa bệnh từ xa C. Hiện đại hóa các thiết bị y tế và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng D. Tạo các máy công cụ tự động có khả năng gia công nhiều kiểu mẫu sản phẩm với độ phức tạp và chính xác cao 5. Kĩ thuật điện tử đã có những đóng góp to lớn với các dịch vụ trong xã hội. Dịch vụ nào sau đây có ứng dụng kĩ thuật điện tử? A. Dịch vụ giao hàng truyền thống.
- B. Dịch vụ ngân hàng điện tử C. Dịch vụ bán hàng truyền thống. D. Dịch vụ lắp đặt hệ thống điện. 6. Ngành nghề nào sau đây không thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử: A. Thiết kế thiết bị điện tử B. Kinh doanh thiết bị điện tử C. Sản xuất và chế tạo thiết bị điện tử D. Vận hành thiết bị điện tử 7. Người có kiến thức chuyên môn về linh kiện điện tử, phương pháp và quy trình thiết kế mạch điện, sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế và kiểm thử mạch điện phù hợp với nhóm nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử? A. Thiết kế thiết bị điện tử B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử C. Lắp đặt thiết bị điện tử D. Vận hành thiết bị điện tử 8. Công dụng của điện trở là: A. hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp. B. cho phép dòng điện đi theo một chiều nhất định. C. ngăn dòng một chiều và cho dòng xoay chiều đi qua. D. dẫn dòng một chiều, cản trở dòng xoay chiều đi qua. 9. Giá trị điện trở cho biết: A. Mức độ cản trở dòng điện của điện trở B. Khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó C. Khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện 10. Đơn vị của tụ điện là: A. Ω B. F C. H D. J Phần 2: Câu hỏi dạng đúng/ sai: Câu 1: Khi thảo luận về ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, một nhóm học sinh đưa ra một số nhận định sau: A. Có 5 loại ngành nghề chính trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử được giới thiệu trong chương trình công nghệ 12. B. Dịch vụ viễn thông bao gồm như nhắn tin, gọi điện, fax, thư điện tử, internet, truyền hình... C. An toàn lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử không quan trọng vì các thiết bị điện tử thường làm việc ở mức điện áp thấp. D. Tiết kiệm năng lượng không phải là một yếu tố cần xem xét trong thiết kế và vận hành kĩ thuật điện tử. -----------------HẾT----------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC Năm học 2024 – 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ (NÔNG NGHIỆP) LỚP 12 I. Hình thức kiểm tra - 100% trắc nghiệm theo cấu trúc đề của Bộ GD và ĐT : + 24 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn ( 6,0 điểm) + 04 câu hỏi đúng – sai ( 4,0 điểm) - Thời gian làm bài : 45 phút II. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Giới hạn kiến thức Các bài 10,11,12,13 2. Các câu hỏi gợi ý ôn tập theo bài BÀI 10: GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN. (18 CÂU) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT (10 CÂU) Câu 1: Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loại thuỷ sản nước ngọt là A. màu xanh nõn chuối nhạt. B. màu vàng nâu nước trà. C. nàu xanh rêu hoặc vàng cam. D. màu đỏ gạch. Câu 2: Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loài thuỷ sản nước lợ, mặn là A. màu xanh nõn chuối nhạt. B. màu vàng nâu nước trà. C. nàu xanh rêu hoặc vàng cam. D. màu đỏ gạch. Câu 3: Khoảng pH thích hợp đối vời loài tôm là A. 2 đến 3. B. 10 đến 13. C. 1 hoặc 14. D. 6,5 đến 8,5. Câu 4: Hàm lượng NH3 cho phép trong nước nuôi thuỷ sản phải nhỏ hơn A. 5mg/L. B. 0,5mg/L. C. 50 mg/L. D. 0,05 mg/L. Câu 5: Vai trò của thực vật thuỷ sinh trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản là A. cung cấp oxygen hoà tan cho nước và cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thuỷ dản, ổn định nhiệt độ nước và hấp thụ một số kim loại nặng. B. cung cấp carbon dioxide hoà tan cho nước. C. trở thành thức ăn cho các động vật thuỷ sản. D. ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại cho động vật thuỷ sản. Câu 6: Sinh vật phù du đóng vai trò như thế nào trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản?
- A. Phân giải thức ăn thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi. B. Làm nguồn thức ăn và ổn định môi trường sinh thái, cung cấp oxygen hoà tan, giảm chất độc hại, ngăn tảo sợi. C. Chuyển hoá một số khí độc thành chất không độc. D. Chuyển hoá CO2 thành O2 hoà tan trong nước. Câu 7: Môi trường nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện tại phân ra mấy nguồn nước chính? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 8: Độ mặn của nước ngọt và nước biển ven bờ là A. độ mặn nước ngọt < 5% < độ mặn nước biển ven bờ. B. độ mặn nước mặn < 5% < độ mặn nước biển ven bờ. C. độ mặn nước mặn < 5% ≤ độ mặn nước biển ven bờ. D. độ mặn nước ngọt < 5% ≤ độ mặn nước biển ven bờ. 2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) Câu 1: Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản lại ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,… của động vật thuỷ sản? A. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và hoạt động của các enzyme. B. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nước như oxygen hoà tan, pH,.. C. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ trong và màu nước. D. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thức ăn của thuỷ sản. Câu 2: Nuôi thuỷ sản trong môi trường nước chảy có nhược điểm là A. nước dễ bị ô nhiễm. B. cần phải hỗ trợ sự lưu động của nước bằng nhiều biện pháp khác nhau như bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước,… C. dễ mắc bệnh. D. có khả năng trôi thức ăn của thuỷ sản. Câu 3: Sự phát triển quá mức của visinh vật hiếu khi khiến A. giảm lượng oxygen hoà tan trong nước. B. sinh ra một số khi độc. C. gây bệnh cho thuỷ sản. D. cạnh tranh thức ăn của thuỷ sản. Câu 4: Động vật thuỷ sản thiếu oxygen sẽ có các biểu hiện nào? A. Thường xuyên nhò đầu lên mặt nước, nặng hơn có thể bị chết. B. Da, vảy bị đổi màu. C. Bơi kém. D. Kém ăn. Câu 5: Màu nước xanh nhạt (xanh nõn chuối) của nước nuôi thuỷ sản bắt nguồn từ A. sự phát triển của rong đuôi chó. B. sự phát triển của trùng roi. C. sự phát triển của tảo lục. D. sự phát triển của trùng giày, trùng biến hình. 3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
- Câu 1: Mật độ của các cây thuỷ sinh quá cao sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Tăng lượng vi sinh vật gây hại cho con nuôi. B. Cạnh tranh oxygen hoà tan với thủ sản, các thực vật bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khuếch tán vào nước. C. Cạnh tranh thức ăn và oxygen của con nuôi. D. Tăng ô nhiễm nguồn nước. Câu 2: Vì sao phải chuẩn bị ao nuôi tốt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về môi trường nuôi thuỷ sản? A. Để loại bỏ chất thải, tạo môi trường tốt cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển. B. Để loại bỏ vi sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển. C. Để loại bỏ chất thải và sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển. D. Để tăng nồng độ oxygen hoà tan trong nước giúp thuỷ sản dễ dàng hô hấp dưới nước. Câu 3: Đâu không phải vai trò như thế nào trong nuôi thuỷ sản? A. Cung cấp oxygen cho nước trong ao nuôi. B. Cung cấp thức ăn cho thuỷ sản trong ao nuôi. C. Tăng tính lưu động của nước. D. Các yếu tố như độ mặn, độ pH, tảo, vi sinh vật, động vật phù du,… Cũng được phân tan đều khắp trong ao. 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) Câu 1: Khi cho giấy chỉ thị pH vào một mẫu nước ao nuôi tôm, ta thấy giấy chuyển màu đỏ hồng, điều này chứng tỏ A. nước ao nuôi có môi trường acid cao, không thích hợp để nuôi tôm. B. nước ao nuôi có môi trường kiềm nhẹ, không thích hợp để nuôi tôm. C. nước ao nuôi có môi trường acid cao, thích hợp để nuôi tôm. D. nước ao nuôi có môi trường trung tính, phù hợp để nuôi tôm. Câu 2: Nuôi thuỷ sản trong môi trường có tính lưu động như trong hình dế dẫn đến A. nước dễ bị ô nhiễm.
- B. sự hỗ trợ lưu động của nước bằng nhiều biện pháp khác nhau như bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước,… C. dễ mắc bệnh. D. có khả năng trôi thức ăn của thuỷ sản. B. CÂU HỎI TRẮC NGHIÊM ĐÚNG - SAI Câu 1: Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ thuyết trình về chủ đề các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường thuỷ sản. Liên quan đến tác động thời tiết khí hậu.các thành viên trong nhóm đưa ra các ý kiến sau: a. Thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến mức nhiệt trung bình và biến động nhiệt độ theo các mùa trong năm. b. Các loài động vật thuỷ sản nói chung đều có khoảng nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng giống nhau. c. Việc xác định đối tượng nuôi không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu. d. Mùa vụ thả nuôi và số vụ thả nuôi trong năm không bị ảnh hưởng bởi đặc trưng thời tiết khí hậu. BÀI 11: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN. (20 CÂU) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT (10 CÂU) Câu 1: Yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản là A. nguồn nước. B. nhiệt độ. C. thức ăn. D. thổ nhưỡng. Câu 2: Đâu không phải vai trò của quản lí môi tường nuôi thuỷ sản? A. Duy trì điều kiện sống ổn định phù hợp cho động vật thuỷ sản sinh trưởng, phát triển. B. Tăng chi phí xử lí ô nhiễm môi trường trong nuôi thuỷ sản. C. Ngăn ngừa sự phát sinh ô nhiễm môi trường trên diện rộng. D. Hạn chế các tác động xấu đến sức khoẻ con người. Câu 3: Quản lý nguồn nước trong quá trinh nuôi gồm bao nhiêu yếu tố? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4: Các yếu tố thuỷ hoá không bao gồm A. độ mặn. B. vi sinh vật. C. pH. D. hàm lượng oxygen hoà tan. Câu 5: Các yếu tố thuỷ sinh không bao gồm A. nhiệt độ. B. rong, rêu. C. tảo. D. cây trồng ven bờ. Câu 6: Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là A. nhiệt độ, độ trong của nước.
- B. pH. C. rong, rêu. D. độ mặn, vi sinh vật. Câu 7: Bước đầu tiên trong thí nghiệm xác độ mặn, pH, hàm lượng oxygen hoà tan của nước là A. đo các chỉ tiêu. B. đọc kết quả. C. chuẩn bị tiêu bản. D. khởi động thiết bị đo. Câu 8: Môi trường nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam hiện tại phân ra mấy nguồn nước chính? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9: Thiết bị trong hình dưới đây dùng đo thông số gì của nước? A. Độ mặn, tảo và oxygen hoà tan. B. Độ mặn, vi sinh vật, NH3 hoà tan. C. Độ mặn, pH, NH3 hoà tan. D. Độ mặn, pH, oxygen hoà tan. Câu 10: Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng dụng cụ thí nghiệm nào? A. Kính lúp. B. Lam kính. C. Kính hiển vi quang học. D. Kính thiên văn. 2. THÔNG HIỂU (5 CÂU) Câu 1: Đâu không phải lý do dẫn đến việc thay nước ao sau mỗi vụ nuôi thuỷ sản? A. Phòng ngừa dịch bệnh. B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen. C. Cung cấp chất dinh dưỡng. D. Nước ao sau khi thay trong hơn. Câu 2: Mật độ của các cây thuỷ sinh quá cao sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Tăng lượng vi sinh vật gây hại cho con nuôi. B. Cạnh tranh oxygen hoà tan với thủ sản, các thực vật bao phủ bề mặt nước ngăn cản oxygen khuếch tán vào nước. C. Cạnh tranh thức ăn và oxygen của con nuôi. D. Tăng ô nhiễm nguồn nước. Câu 3: Có thể xử lý chất thải nuôi thuỷ sản bằng cách
- A. xả trực tiếp ra môi trường. B. thu gom cơ học. C. dùng các chế phẩm vi sinh, enzyme để hỗ trợ chuyển hoá hoặc thu gom cơ học. D. dùng chlorine để trử trùng. Câu 4: Hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí được sử dụng khi A. nhiệt độ tăng cao. B. nhiệt độ giảm thấp. C. độ mặn cao. D. độ pH cao. Câu 5: Hệ thống mái che hoặc bổ sung nước được sử dụng khi A. nhiệt độ tăng cao. B. nhiệt độ giảm thấp. C. độ mặn cao. D. độ pH cao. 3. VẬN DỤNG (3 CÂU) Câu 1: Một trong những biểu hiện khi cá thiếu oxygen là nổi đầu nhiều trên mặt nước. Ta nên xử lý như thế nào? A. Bổ sung oxygen bằng hoà tan H2O2 vào nước để phân huỷ thành O2. B. Bổ sung oxygen bằng cách sục khí, quạt nước. C. Trồng bổ sung các loại rong, tảo. D. Sử dụng hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí. Câu 2: Ao nuôi thuỷ sản nổi váng, xuất hiện bọt nước li ti, màu nước thay đổi chứng tỏ mật độ tảo trong môi trường đang ở mức cao. Cách xử lý nào sau đây không phù hợp trong trường hợp này? A. Thay thế một phần nước bề mặt. B. Sử dụng hoá chất diệt tảo phù hợp. C. Sục khí, quạt nước để bổ sung oxygen cho nước. D. Trồng bổ sung các loại cây thuỷ sinh như rong, rêu,… Câu 3: Nguồn nước thải sau khi nuôi thuỷ sản cần được xử lý như thế nào? A. Xả thải trực tiếp ra môi trường. B. Đưa vào bể lắng, lọc, xủa lí hoá chất, xử lý bằng các chế phẩm sinh học. C. Rắc vôi bột khử trùng. D. Tái sử dụng cho vụ nuôi sau. 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) Câu 1: Cho các nhận định sau: (1) Yếu tố quan trọng đầu tiên của môi trường nuôi thuỷ sản là nguồn nước. (2) Ta xác định sinh vật phù du trong nước bằng kính lúp. (3) Có thể xử lý chất thải nuôi thuỷ sản bằng cách xả trực tiếp ra môi trường. (4) Yếu tố thuỷ lí của nguồn nước trong quá trình nuôi là pH, độ mặn. (5) Hệ thống mái che hoặc bổ sung nước được sử dụng khi nhiệt độ tăng cao. Số nhận định không chính xác là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
- Câu 2: Cho các yếu tố sau: (1) Nhiệt độ, độ trong. (2) Rong. (3) Tảo. (4) Vi sinh vật. (5) Độ mặn. (6) Hàm lượng oxygen hoà tan. (7) pH. (8) Rêu. (9) Cây trồng ven bờ. Số yếu tố thuộc các yếu tố thuỷ sinh là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. B. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI. Câu 1: Trong giai đoạn gièo tôm, có một số ý kiến về quá trình cho ăn và quản lí môi trường như sau: a) Lượng thức ăn, kích thước viên thức ăn cho tôm cần thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. b) Tình trạng bắt mồi của tôm cần được kiểm tra bằng cách sử dụng sàng cho ăn. c) Thay khoảng 70% nước hằng ngày để đảm bảo chất lượng nước. d) Thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước để có biện pháp xử lí kịp thời. Câu 2: Cần lựa chọn nguồn nước đảm bảo trữ lượng và chất lượng phù hợp để cung cấp cho hệ thống nuôi. Trại nuôi cần có ao chứa nước để cấp nước vào hệ thống nuôi trước khi thả giống và cấp bù trong quá trình nuôi. a) Nguồn nước được đảm bảo các đối tượng vật nuôi sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. b) Mỗi loại thuỷ sản đều có một môi trường sinh trưởng và phát triển riêng. c) Cần ao chứa nước có diện tích tối thiểu mà 5%. d) Cần quản lí nước thải sau nuôi trước khi thải ra môi trường tránh gây ô nhiễm. BÀI 12: BIỆN PHÁP XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN. (20 CÂU) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT (10 CÂU) Câu 1: Bước đầu tiên trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là A. bón phân gây màu. B. khử hoá chất. C. diệt tạp, khử khuẩn. D. lắng lọc. Câu 2: Bước cuối cùng trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là A. bón phân gây màu. B. khử hoá chất. C. diệt tạp, khử khuẩn. D. lắng lọc.
- Câu 3: Đặc điểm của nước sau quá trình nuôi thuỷ sản là A. chứa nhiều chất dinh dưỡng. B. chứa nhiều chất độc hại. C. chứa nhiều oxygen. D. chứa nhiều phù sa. Câu 4: Không nên sử dụng cách nào để xử lý nước sau khi thu hoạch thuỷ sản? A. Sử dụng hệ vi sinh vật phân giải chất hữu cơ B. Sử dụng các loài thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ chất độc hại. C. Sử dụng các loại động vật: nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo. D. Xả trực tiếp ra môi trường như ao, hồ, sông, biển. Câu 5: Đâu không phải một ứng dụng của công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản? A. xử lí chất thải hữu cơ. B. xử lí khí độc. C. xử lí các chất rắn lơ lửng trong nước. D. xử lí vi sinh vật gây hại. Câu 6: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải hữu cơ là A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước. B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản. C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản. D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về chất thải hữu cơ trong nước. Câu 7: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí vi sinh vật gây hại là A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước. B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản. C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản. D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về vi sinh vật gây hại trong nước. Câu 8: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí khí độc là A. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi khuẩn an toàn với thuỷ sản, đồng thời có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước. B. tuyển chọn và nhân giống các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải khí độc có trong môi trường nuôi thuỷ sản. C. tuyển chọn và nhân giống các vi sinh vật có lợi, có khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh trong môi trường thuỷ sản. D. sử dụng các hoá chất thân thiện với môi trường để xử lí các vấn đề về khí độc trong nước. 2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) Câu 1: Mục đích của lắng lọc trong xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản là gì? A. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho các loài sinh vật phù du phát triển. B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen. C. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng khác.
- D. loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất lơ lửng trong nước. Câu 2: Vì sao có thể dùng các loại động vật vùng ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,… để làm sạch nước? A. Chúng có thể tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước. B. Chúng tiết ra enzyme thuỷ phân các chất bẩn trong nước. C. Chúng có thể chuyển hoá và phân giải các chất thải hữu cơ. D. Chúng có thể xử phân giải các chất độc hoà tan trong nước. Câu 3: Trước khi nuôi tôm, người ta thường sử dụng hoá chất như chlorine hay thuốc tím để A. lắng lọc các chất rắn lơ lửng trong nước. B. lọc màu nước. C. diệt tạp, diệt khuẩn. D. kích tích trứng tôm, cá nở thành ấu trùng. Câu 4: Loài sinh vật phổ biến thường được dùng để chuyển hoá nitrogen trong môi trường nuôi thuỷ sản là A. Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. B. vi khuẩn có hoạt tính probiotic như bacilus spp, Enterrococus spp,… C. bacillus subtilis, bacillus licheniformis,… D. vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces. Câu 5: Loài sinh vật phổ biến thường được dùng để xử lí các chất thải hữu cơ trong môi trường nuôi thuỷ sản là A. Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp. B. vi khuẩn có hoạt tính probiotic như bacilus spp, Enterrococus spp,… C. bacillus subtilis, bacillus licheniformis,… D. vi khuẩn có khả năng sinh chất kháng khuẩn thuộc nhóm Streptomyces. 3. VẬN DỤNG (3 CÂU) Câu 1: Cho các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản sau: (1) Diệt tạp, khử khuẩn. (2) Bón phân gây màu. (3) Lắng lọc. (4) Khử hoá chất. Thứ tự các bước cơ bản xử lí nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản là A. (1), (2), (3), (4). B. (4), (2) , (3), (1). C. (3), ( 1), (4), (2). D. (2), (4), (1), (3). Câu 2: Các vi khuẩn thuộc nhóm Streptomyces được ứng dụng để xử lí ví sinh vật gây hại vì A. có khả năng sinh chất kháng khuẩn. B. có khả năng gây bệnh cho các vi sinh vật gây bệnh. C. có khả năng tạo chất gây ngộ độc các vi sinh vật trong nước. D. có khả năng phân huỷ các vi sinh vật gây bệnh. Câu 3: Phải xử lí nước trước khi nuôi thuỷ sản vì A. nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển của các động vật thuỷ sinh. B. nguồn nước ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản sau thu hoạch.
- C. nguồn nước là nơi sinh sống, trú ngụ của các động vật thuỷ sinh. D. nguồn nước cung cấp thức ăn và chất dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sinh 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) Câu 1: Hình ảnh sau là phương pháp xử lí nước nào sau thu hoạch thuỷ sản? A. Sử dụng hệ vi sinh vật. B. Sử dụng hoá chất. C. Sử dụng hệ động vật. D. Sử dụng hệ thực vật. Câu 2: Mục đích của việc khử hoá chất trong xử lý nguồn nước trước khi nuôi thuỷ sản là A. loại bỏ các chất rắn lơ lửng trong nước. B. loại bỏ dư lượng hoá chất khi diệt tạp, khử khuẩn. C. loại bỏ các vi sinh vật gây hại trong nước. D. loại bỏ các chất độc có trong nước. B. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Câu 1: Khi được giao nhiệm vụ thuyết trình về ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản. Trước khi báo cáo, nhóm học sinh đã thông nhất một số nội dung cốt lõi đưa vào phần kết luận. Sau đây là một số ý kiến: a) Vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ chất hữu cơ, một số nhóm thường được ứng dụng trong xử lí môi trường nuôi thuỷ sản như Nitrosomonas và Nitrobacter. b) Vi khuẩn khuẩn quang hoá tự dưỡng có tác dụng chuyển hoá ammonia thành nitrate, thường sử dụng là Lactobacillus, Bacillus, nấm men Saccharomyces. c) Vi sinh vật thường được ứng dụng theo ướng tạo chế phẩm sinh học bón xuống ao hoặc trong công nghệ biofloc hoặc lọc sinh học. d) Ngoài tác dụng xử lí môi trường, các nhóm vi khuẩn có lợi cũng có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn vi khuẩn có hại. Câu 2: Công nghệ sinh học phát triển đã giúp ứng dụng mạnh mẽ vi sinh vật để quản lí môi trường nuôi thuỷ sản nhằm thực hiện các chức năng xử lí chính: xử lí chất thải hữu cơ, xử lí khí độc và vi sinh vật gây hại trong môi trường nuôi. a) Công nghệ sinh học đã được ứng dụng bằng cách sử dụng các chủng vi sinh vật có tác dụng phân giải khí độc trong nước và nền đáy như NH3 và H2S. b) Vi sinh vật gây hại cho hệ thống nuôi chủ yếu là các nhóm vi khuẩn không gây bệnh cho vật nuôi.
- c) Một số loại enzyme phân huỷ cũng được tổng hợp để bổ sung vào chế phẩm sinh học, nhằm hỗ trợ và tăng cường quá trình phân huỷ chất hữu cơ. d) Các nhóm vi sinh vật có lợi vào hệ thống nuôi ngoài tác dụng xử lí làm sạch môi trường thì sự tăng sinh của chúng sẽ lấn át và cạnh tranh với các nhóm vi khuẩn gây bệnh. BÀI 13: VAI TRÒ CỦA GIỐNG THUỶ SẢN. (11 CÂU) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. NHẬN BIẾT (5 CÂU) Câu 1: Giống thuỷ sản là A. loài động vật thuỷ sản dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. B. loài thực vật như rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. C. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống không bao gồm ấu trùng và mảnh cơ thể. D. loài động vật thuỷ sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: bố mẹ, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. Câu 2: Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây? A. Thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. B. Mang giá trị dinh dưỡng cao. C. Mang giá trị kinh tế cao. D. Không phá huỷ hệ sinh thái bản địa. Câu 3: Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây? A. Không thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. B. Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định. C. Không phá huỷ hệ sinh thái bản địa. D. Chất lượng không phù hợp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Câu 4: Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây? A. Không được kiểm dịch. B. Không công bố tiêu chuẩn áp dụng. C. Không thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. D. Có chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng. Câu 5: Giống có vai trò quan trọng đối với A. khối lượng sản phẩm thuỷ sản. B. chất lượng môi trường nước nuôi. C. chất lượng sản phẩm thuỷ sản. D. các sinh vật phù du trong nước. 2. THÔNG HIỂU (3 CÂU) Câu 1: Đâu không phải vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản? A. Quyết định năng suất nuôi thuỷ sản. B. Quy định chất lượng thuỷ sản. C. Quyết định hiệu quả kinh tế thuỷ sản D. Bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 2: Các cá thể của cùng một giống thường có
- A. ngoại hình thể chất, sức sinh sản, tính năng sản xuất tương đối giống nhau. B. sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng giống hệt nhau. C. ngoại hình và thể chất khác nhau. D. sức sinh sản sản xuất khác nhau. Câu 3: Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ A. cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau. B. cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau. C. cho giá trị kinh tế giống nhau. D. cho giá trị dinh dưỡng giống nhau. 3. VẬN DỤNG (2 CÂU) Câu 1: Giống trong nuôi thuỷ sản có vai trò là A. quyết định năng suất nuôi thuỷ sản. B. quy định chất lượng sản phẩm thuỷ sản. C. quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. D. tăng sức đề kháng, chống chọi của thuỷ sản với môi trường. Câu 2: Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trên vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con. Điều này chứng tỏ A. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau. B. trong điều kiện nuôi khác nhau, các giống cá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau. C. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống cá như nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau. D. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau. 4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU) Câu 1: Cho các nhận định sau: (1) Giống có vai trò quan trọng đối với chất lượng sản phẩm thuỷ sản. (2) Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau. (3) Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản không được thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. (4) Mỗi loài, mỗi giống thuỷ sản khác nhau có chất lượng sản phẩm khác nhau. (5) Hiện nay hầu hết con giống thuỷ sản dùng để nuôi thương phẩm chủ yếu được sản xuất nhân tạo. Số nhận định đúng là A. 2. B.3. C. 4. D. 5. B. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI. Câu 1: Giống là tiền đề của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. a) Giống nuôi càng tốt thì tỷ lệ sống và sinh trưởng sẽ cao hơn giống nuôi khác. b) Vấn đề chọn lọc và nhân giống là không cần thiết trong phát triển thuỷ sản. c) Giống nuôi thuỷ sản quyết định đến năng suất nuôi trồng.
- d) Điều kiện thời tiết ảnh hưởng tiên quyết đến môi trường sống của thuỷ sản. Câu 2: Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trê vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con. Điều này chứng tỏ: a) Trong các điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau. b) Trong các điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau. c) Cá trê phi có năng suất và thích nghi với môi trường hơn cá trê vàng. d) Điều kiện nuôi là tiền đề tiên quyết cho ra năng suất của thuỷ sản. -----------------HẾT----------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC Năm học 2024 – 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 11 1. Hình thức đề kiểm tra - 24 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án(mỗi lựa chọn đúng 0.25 điểm) - 04 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai: Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai ( Đúng 1 ý: 0.1đ, đúng 2 ý: 0.25đ, đúng 5 ý: 0.5đ, đúng 4 ý: 1đ) 2. Phạm vi kiến thức: Bài 15, 16,17,18 Sách giáo khoa công nghệ 11- Kết nối tri thức Bài 15: Khái quát về cơ khí động lực Bài 16: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí động lực Bài 17: Đại cương về động cơ đốt trong Bài 18: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 3. Mức độ đánh giá - Nhận biết: 40% - Thông hiểu: 30% - Vận dụng: 20% - Vận dụng cao: 10% 4. Một số câu hỏi tham khảo: Phần 1: Câu hỏi dạng chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Hệ thống cơ khí động lực bao gồm những bộ phận chính nào? A. Nguồn động lực, hệ thống truyền lực, máy công tác. B. Nguồn động lực, hệ thống điều khiển, máy công tác. C. Hệ thống truyền lực, hệ thống truyền lực, máy công tác. D. Nguồn động lực, hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển. Câu 2: Loại máy cơ khí động lực nao sử dụng cánh quạt ( Chân vịt) để hoạt động trên mặt nước? A. Ô tô B. Tàu thủy C. Máy bay D. Xe máy Câu 3: Yêu cầu nào sau đây không phải là yêu cầu của người làm công việc nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực? A. Có trình độ cao B. Có sự sáng tạo C. Có sự cẩn thận và tỉ mỉ D. Có hiểu biết chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau Câu 4: Nhóm công việc sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực chủ yếu được thực hiện bởi ai? A. Kỹ thuật viên cơ khí B. Kỹ thuật viên hàng không C. Thợ hàn, thợ lắp ráp máy cơ khí D. Thợ điện nước Câu 5: Người làm công việc sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực cần đáp ứng yêu cầu nào? A. Tuân thủ quy trình và nội quy lao động B. Có trình độ cao C. Có sự sáng tạo D. Kỹ năng giao tiếp tốt
- Câu 6: Những công việc nào là của bảo dưỡng kỹ thuật ô tô? A. Phục hồi chi tiết B. Thay mới C. Sửa chữa D. Vệ sinh Câu 7: Điểm chết là gì? A. Vị trí mà tại đó pít-tông đổi chiều chuyển động. B. Vị trí mà tại đó pít-tông dừng lại. C. Vị trí mà tại đó pít-tông đạt tốc độ cao nhất. D. Vị trí mà tại đó pít-tông ở giữa hành trình. Câu 8: Trong động cơ 4 kỳ, kỳ nào được gọi là kỳ sinh công? A. Kỳ nạp B. Kỳ nén C. Kỳ cháy- giãn nở D. Kỳ thải Câu 9: Ở động cơ diesel 4 kỳ, nhiên liệu được phun vào xilanh ở kỳ nào? A. Kỳ nạp B. Kỳ nén C. Kỳ cháy- giãn nở D. Kỳ thải Câu 10: Trong động cơ xăng 4 kỳ, bugi đánh lửa ở thời điểm nào? A. Kỳ nạp B. Kỳ nén C. Kỳ cháy- giãn nở D. Kỳ thải Phần 2: Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai: Câu 1: Khi thảo luận về các khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong, một nhóm học sinh đưa ra một số nhận định sau: A. Hành trình của pittong là quãng đường mà pittong đi được từ ĐCT xuống ĐCD. B. Trong động cơ 4 kỳ, kỳ sinh công là kỳ thứ hai. C. Tỉ số nén của động cơ diesel cao hơn động cơ xăng. D. Trong động cơ 4 kỳ, cả hai xupap đều đóng ở kỳ nén và kỳ cháy- giãn nở. -----------------HẾT----------------
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC Năm học 2024 – 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 10 1. Hình thức đề kiểm tra - 24 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án(mỗi lựa chọn đúng 0.25 điểm) - 04 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai: Trong mỗi ý A, B, C, D ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai (Đúng 1 ý: 0.1đ, đúng 2 ý: 0.25đ, đúng 5 ý: 0.5đ, đúng 4 ý: 1đ) 2. Phạm vi kiến thức: Bài 13,14,15,16 sách giáo khoa công nghệ 10- kết nối tri thức Bài 13: Biểu diễn quy ước ren Bài 14: Bản vẽ cơ khí Bài 15: Bản vẽ xây dựng Bài 16: Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính 3. Mức độ đánh giá - Nhận biết: 40% - Thông hiểu: 30% - Vận dụng: 20% - Vận dụng cao: 10% 4. Một số câu hỏi tham khảo: Phần 1: Câu hỏi dạng chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Đối với ren nhìn thấy, đường chân ren vẽ bằng nét gì: A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt mảnh D. Nét gạch chấm mảnh 2. Đối với ren nhìn thấy,vòng đỉnh ren vẽ bằng nét gì: A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt mảnh D. Nét gạch chấm mảnh 3. Có mấy loại ren: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 4. Đối với ren nhìn thấy, đường đỉnh ren vẽ bằng nét gì: A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt mảnh D. Nét gạch chấm mảnh 5. Trên bản vẽ chi tiết, khung tên: A. Thể hiện hình dạng chi tiết máy B. Thể hiện độ lớn các bộ phận của chi tiết máy
- C. Gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt. D. Gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm 6. Bước 1 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là: A. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. B. Chọn phương án biểu diễn C. Vẽ các hình biểu diễn D. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên. 7. Trên bản vẽ lắp, hình biểu diễn: A. Thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm B. Gồm kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết. C. Gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo D.Gồm các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm. 8. Ngôi nhà có mấy hình biểu diễn chính: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 9. Bước 1 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là: A. Vẽ hệ thống trục của các tường hoặc cột bằng nét gạch chấm mảnh. B. Vẽ đường bao quanh của hệ thống các cột, tường và vách ngắn. C. Vẽ kí hiệu cầu thang các tầng D. Ghi kích thước 10. Trong giao diện của phần mềm AutoCAD, thực đơn là: A. Hàng chữ nằm trên cùng B. Nằm ngay bên dưới thực đơn C. Vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình D. Nằm bên dưới vùng đồ họa Phần 2: Câu hỏi dạng đúng/ sai: Câu 1: Khi thảo luận về bản vẽ cơ khí, một nhóm học sinh đưa ra một số nhận định sau: A. Bản vẽ chi tiết chỉ bao gồm hình biểu diễn và kích thước. B. Khung tên trên bản vẽ chi tiết chứa các nội dung quản lý bản vẽ và quản lý sản phẩm. C. Yêu cầu kĩ thuật không cần thiết trên bản vẽ chi tiết. D. Quy trình lập bản vẽ chi tiết gồm 3 bước. -----------------HẾT----------------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
195 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
120 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
180 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
86 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
97 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
132 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
148 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
167 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
