Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 1
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng
- Trường THCS Phước Hưng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN CÔNG NGHỆ 8 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay Câu 2: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay Câu 3: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động? A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau D. Cả 3 đáp án trên Câu 4: Đâu là ứng dụng của bộ truyền động bánh răng? A. Máy nghiền bột, máy thái, máy nén khí, ... B. Xe đạp, xe máy, ... C. Đồng hồ, hộp số ô tô, xe máy, ... D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 5: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí có đặc điểm như thế nào? A. Có tính ứng dụng cao B. Có vai trò quan trọng trong việc sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ C. Liên quan đến nhiều ngành sản xuất như: chế tạo máy công cụ, chế tạo rô bốt, giao thông,… D. Tất cả các đáp án trên Câu 6: Đặc điểm của kĩ sư điện là? A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí B. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí C. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới D. Tất cả các đáp án trên
- Câu 7: Đặc điểm của kĩ thuật viên cơ khí là? A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí B. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí C. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới D. Tất cả các đáp án trên Câu 8: Đặc điểm của thợ cơ khí là? A. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí B. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí C. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới D. Tất cả các đáp án trên Câu 9: Sản phẩm cơ khí có thể được sử dụng trong các loại máy móc nào? A. Máy vận chuyển B. Máy gia công C. Máy khai thác D. Tất cả các loại máy trên Câu 10. Có bao nhiêu nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn điện? A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm. Câu 11. Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng cần: A. sử dụng dụng cụ có vỏ cách điện. B. để đồ vật dễ cháy gần đường dây điện. C. xây nhà gần lưới điện cao áp và trạm biến áp. D. không sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải, chống rò điện. Câu 12. Đâu không phải là dụng cụ bảo vệ an toàn điện? A. Găng tay cách điện. B. Giày cách điện. C. Khăn lau khô. D. Tua vít có tay cầm cao su. Câu 13. Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng làm gì? A. Sơ cứu nạn nhân tại chỗ. B. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. C. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí. D. Ngắt ngay nguồn điện ở nơi gần nhất. Câu 14. Hãy chọn hành động đúng về an toàn điện trong những hành động dưới đây: A. Chơi đùa cạnh cột điện cao áp.
- B. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. C. Kiểm tra, bọc kín chỗ cách điện bị hỏng trên vỏ dây dẫn. D. Tắm mưa gần đường dây điện cao áp. Câu 15. Quan sát hình ảnh và cho biết đây là nguyên nhân gây tai nạn điện nào? A. Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện B. Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện. C. Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. D. Do thiết bị dùng quá tải và cháy nổ. Câu 16. Mạch điện đơn giản có cấu trúc như thế nào? A. Pin; thiết bị đóng cắt, truyền dẫn; tải tiêu thụ điện. B. Pin; thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ, kết nối; tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn. C. Nguồn điện; truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ; tải tiêu thụ điện. D. Nguồn điện; thiết bị truyền dẫn; tải tiêu thụ năng lượng điện. Câu 17. Cho biết tên gọi của kí hiệu sau đây: A. Hai dây dẫn chéo nhau. B. Hai dây dẫn nối nhau. C. Cầu dao hai cực. D. Dây pha. Câu 18. Dụng cụ nào dưới đây là nguồn điện? A. Quạt điện. B. Máy phát điện xoay chiều. C. Công tắc điện. D. Cầu dao. Câu 19. Công tắc điện tử có chức năng gì? A. Sử dụng để đóng, ngắt mạch điện trực tiếp, bằng tay. B. Sử dụng để đóng, ngắt mạch điện tự động. C. Sử dụng để đóng, ngắt mạch điện tự động theo chương trình đã được lập sẵn. D. Sử dụng để đóng, ngắt mạch điện theo nhu cầu sử dụng.
- Câu 20. Nguồn điện nào sau đây không tạo ra dòng điện một chiều? A. Pin. B. Ắc quy. C. Pin mặt trời. D. Lưới điện. Câu 21. Vai trò của mô đun cảm biến độ ẩm là gì? A. Phát hiện về giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển. B. Phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển. C. Phát hiện, phản hồi và xử lí các giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển. D. Phát hiện và xử lí các giá trị độ ẩm hoặc mức nước cho mạch điện điều khiển. Câu 22. Vai trò của mô đun cảm biến ánh sáng là gì? A. Phát hiện và phản hồi về cường độ ánh sáng cho mạch điện điều khiển. B. Phát hiện về cường độ ánh sáng cho mạch điện điều khiển. C. Phát hiện, phản hồi và xử lí về cường độ ánh sáng cho mạch điện điều khiển. D. Phát hiện và xử lí về cường độ ánh sáng cho mạch điện điều khiển. Câu 23. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển bao gồm: A. Nguồn điện, khối điều khiển, mô đun cảm biến. B. Nguồn điện, mạch điện, mô đun cảm biến. C. Pin, khối điều khiển, mô đun cảm biến. D. Nguồn điện, khối điều khiển, tải tiêu thụ điện. Câu 24. Tên của mô đun cảm biến trong hình vẽ sau là gì? A. Cảm biến độ ẩm. B. Cảm biến nhiệt độ. C. Cảm biến hồng ngoại. D. Cảm biến ánh sáng. Câu 25. Ứng dụng của mô đun cảm biến nhiệt độ trong đời sống là A. bật, tắt đèn tự động khi có người đi lại. B. đóng mở tự động rèm cửa. C. sử dụng trong máy tạo ẩm. D. sử dụng trong máy điều hòa không khí. Câu 26. Mô đun cảm biến quang dẫn có A. điện trở hoạt động khi nhận thấy ánh sáng B. điện trở thay đổi theo cường độ ánh sáng C. đèn báo thay đổi theo nhiệt độ D. tín hiệu đầu vào là cường độ ánh sáng Câu 27. Cho biết vai trò của mô đun cảm biến có trong hình sau?
- A. Phát hiện rò rỉ khí gas. B. Phát hiện tiếng động. C. Phát hiện có người, con vật. D. Phát hiện có vật cản. Câu 28: Xác định bộ phận điều khiển bóng đèn sáng và tắt trên mạch điện ở hình 9.1 A. Aptomat B. Công tắc C. Ổ cắm D. Dây dẫn Câu 29: Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? A. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy B. Tạo năng suất cao C. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng D. Tất cả đều đúng Câu 30: Tên của mô đun cảm biến trong hình vẽ sau là gì? A. Cảm biến độ ẩm. B. Cảm biến nhiệt độ. C. Cảm biến hồng ngoại. D. Cảm biến ánh sáng. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 a) Em hãy nêu các nguyên nhân gây tai nạn điện.
- b) Quan sát hình sau và cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Để đảm bảo an toàn trong trường hợp này em cần phải làm gì? * Gợi ý trả lời : a) Những nguyên nhân gây tai nạn điện: - Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. - Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện. - Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. b) Nguyên nhân gây ra tai nạn điện trong hình ảnh là do sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - Một số biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện: + Lựa chọn những thiết bị điện an toàn và sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. + Ngắt nguồn điện trước khi lắp đặt, sửa chữa điện. + Không sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện. + Sử dụng đúng cách các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. + Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, dây cấp nguồn để phát hiện và khắc phục kịp thời những hư hỏng. Câu 2: a) Em hãy nêu các nguyên nhân gây tai nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện. b) Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra trong hình dưới đây. Giải thích lí do? * Gợi ý trả lời : a) Những nguyên nhân gây tai nạn điện do tiếp xúc với vật mang điện: - Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. - Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ. - Dùng vật dẫn điện chạm vào ổ điện. - Chạm vào dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở. b) HS tự trả lời.
- Câu 3. Mô đun cảm biến là gì? Mô đun cảm biến được phân loại như thế nào? Nêu ví dụ cho từng loại. Hãy cho biết ứng dụng của mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ trong đời sống. * Gợi ý trả lời : - Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử cùng với cảm biến có chức năng phát hiện và phản hồi một số loại tín hiệu đầu vào từ môi trường. - Mô đun cảm biến thường được phân loại như sau: + Phân loại dựa theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch điện tử. Ví dụ: mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ,… + Phân loại dựa theo dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển. Ví dụ mô đun cảm biến có tín hiệu phản hồi dạng tín hiệu tương tự và tín hiệu số. - Mô đun cảm biến ánh sáng được sử dụng để bật, tắt tự động đèn chiếu sáng sân, vườn, đèn đường; đóng, mở tự động rèm cửa,… - Mô đun cảm biến nhiệt độ được ứng dụng trong đồ dùng điện như tủ lạnh, máy điều hòa không khí,… Câu 4. a) Sử dụng các thiết bị điện đã học để vẽ sơ đồ mạch điện dùng một công tắc đơn để bật, tắt một quạt trần sử dụng nguồn điện xoay chiều 220 V – 50 Hz. b) Sử dụng các thiết bị điện đã học để vẽ sơ đồ mạch điện dùng một công tắc đơn để bật, tắt hai bóng đèn mắc nối tiếp sử dụng nguồn điện xoay chiều 220 V – 50 Hz. * Gợi ý trả lời : a) b)
- Câu 5. Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn 1 có đường kính 20cm, bánh bị dẫn 2 có đường kính là 10 cm. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai? b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn 2, biết rằng bánh dẫn 1 quay với tốc độ 15 vòng/phút. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Câu 6. Đĩa xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 30 răng. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động? b) Hãy cho biết đĩa xích và đĩa líp, chi tiết nào quay nhanh hơn? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ....................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 367 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn