
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Phước Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 1
download

Tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Phước Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Phước Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ 2 TỔ BỘ MÔN KHTN-CN NĂM HỌC 2024-2025 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: CÔNG NGHỆ 8 I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM GIỮA HKII Chủ đề 1: Truyền và biến đổi chuyển động - Truyền chuyển động: Khi máy móc hoạt động, nguồn chuyển động từ vật dẫn thường chuyển tới các bộ phận khác để thực hiện chức năng của máy. Một số cơ cấu truyền chuyển động: + Truyền động ăn khớp: truyền động xích và truyền động bánh răng. Cấu tạo gồm: một cặp bánh răng hoặc một cặp đĩa xích ăn khớp và truyền chuyển động cho nhau. Nguyên lý hoạt động: - Khi bánh dẫn 1(có Z1 răng) quay với tốc độ n1(vòng/phút) làm bánh bị dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2(vòng/phút) Tỉ số tuyền (i) của hệ thống được tính theo công thức: nd n1 Z2 i= = = nbd n2 Z1 Khi i = 1 bộ truyền giữ nguyên tốc độ, i < 1 bộ truyền giúp tăng tốc độ và khi i > 1 bộ truyền làm giảm tốc. + Truyền động đai. Cấu tạo gồm: một cặp bánh đai truyền chuyển động cho nhau thông qua dây đai. Nguyên lý hoạt động: - Khi bánh dẫn 1(có đường kính D1) quay với tốc độ n1(vòng/phút) làm bánh bị dẫn 2(có đường kính D2) quay với tốc độ n2(vòng/phút) - Tỉ số tuyền (i) của hệ thống được tính theo công thức nd n1 D2 i= = = nb n2 D1 d Khi i = 1 bộ truyền giữ nguyên tốc độ, i < 1 bộ truyền giúp tăng tốc độ và khi i > 1 bộ truyền làm giảm tốc. - Biến đổi chuyển động: Các bộ phận của máy hoặc của vật thể có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau. Khi dạng chuyển động sau cùng của máy hoặc thiết bị khác với dạng bộ phận chuyển động của bộ phận tạo chuyển động thì cần phải có một cơ cấu để thực hiện quá trình biến đối này. - Có 2 loại cơ cấu biến đổi chuyển động: + Cơ cấu tay quay con trượt (cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại). + Cơ cấu tay quay thanh lắc (cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại). Chủ đề 2: Một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
- 2 2.1. Đặc điểm cơ bản - Kỹ sư cơ khí: thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí. - Kỹ thuật viên cơ khí: thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí. - Thợ cơ khí: thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới. 2.2. Yêu cầu - Phẩm chất: kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, yêu nghề, sức khỏe tốt. - Năng lực: có chuyên môn phù hợp, kĩ năng làm việc nhóm, thích nghi tốt. Chủ đề 3: An toàn điện 3.1. Nguyên nhân - Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. - Tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị nhiễm điện. - Vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 3.2. Biện pháp - Đảm bảo an toàn trước khi sửa chữa điện: ngắt nguồn điện và treo biển thông báo, sử dụng đúng cách các dụng cụ bảo vệ an toàn điện. - Khi sử dụng điện: + Lựa chọn những thiết bị điện an toàn và sử dụng đúng cách. + Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, dây dẫn điện để phát hiện những hư hỏng và sửa chữa kịp thời. + Sử dụng thiết bị chống giật cho mạng điện. + Tuân thủ khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. 3.3 Quy trình cứu người bị tai nạn điện 1. Ngắt nguồn điện; 2. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện; 3. Sơ cứu nạn nhân; 4. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Chủ đề 4: Mạch điện Mạch điện là tập hợp các bộ phận mang điện được kết nối lại với nhau bằng dây dẫn điện để thực hiện chức năng của mạch điện trong điều kiện bình thường. Mạch điện đơn giản có cấu trúc chung như sau: - Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho toàn mạch điện. - Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ: + Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện: đóng, cắt nguồn điện, điều khiển hoạt động của tải và bảo vệ an toàn cho mạch điện. + Dây dẫn: kết nối các bộ phận của mạch điện - Phụ tải điện: tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn điện. Chủ đề 5: Mạch điện điều khiển 5.1. Cấu trúc chung của mạch điện điều khiển - Mạch điện điều khiển mang tín hiệu điện chỉ dẫn hoạt động của tải tiêu thụ điện, gồm ba khối: nguồn điện, điều khiển, tải tiêu thụ điện. - Sơ đồ khối của một mạch điện điều khiển đơn giản: 2
- 3 - Chức năng của những khối chính trong mạch điện điều khiển đơn giản: + Khối nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch. + Khối điều khiển: điều khiển hoạt động của tải tiêu thụ điện theo nhu cầu sử dụng. + Khối tải tiêu thụ điện hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển. 5.2. Mô đun cảm biến - Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử bao gồm mạch điện tử cùng với cảm biến có chức năng phát hiện và phản hồi một số loại tín hiệu đầu vào từ môi trường. - Bộ phận chính của mô đun cảm biến gồm: cảm biến và bảng mạch điều khiển. - Một số loại cảm biến thông dụng: Mô đun cảm biến ánh sáng Mô đun cảm biến nhiệt độ Mô đun cảm biến độ ẩm Ngoài ra còn có các modul cảm biến âm thanh, siêu âm, khí ga, hồng ngoại… - Mô đun cảm biến được phân loại dựa theo các yếu tố: tên gọi và chức năng, dạng tín hiệu phản hồi, dạng bật tắt thông qua công tắc từ,... I. CÂU HỎI THAM KHẢO A. Trắc nghiệm * Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn Câu 1: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay. D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay. Câu 2: Đâu là ứng dụng của bộ truyền động bánh răng? A. Máy nghiền bột, máy thái, máy nén khí, ... B. Xe đạp, xe máy, ... C. Đồng hồ, hộp số ô tô, xe máy, ... D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 3: Để truyền chuyển động giữa các trục xa nhau, người ta thường sử dụng: A. Bộ truyền động đai B. Bộ truyền động xích C. Bộ truyền động bánh răng D. Cả A và B đều đúng Câu 4: Cấu tạo của cơ cấu tay quay - thanh lắc không có bộ phận nào? A. Tay quay B. Con trượt C. Thanh truyền D. Giá đỡ Câu 5: Đâu là yêu cầu cơ bản về năng lực với kĩ sư cơ khí? A. Có hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc trong lĩnh vực làm việc B. Có kiến thức về động cơ đốt trong C. Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật D. Có hiểu biết về dung sai và đo lường Câu 6: Trong các ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí? A. Kĩ sư cơ khí B. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện 3
- 4 C. Kĩ sư cơ học D. Kĩ thuật viên nông nghiệp Câu 7: Sau khi cứu nạn nhân bị điện giật trường hợp nạn nhân còn tỉnh ta nên làm thế nào? A. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, gọi người sơ cứu. B. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Tuyệt đối không cho ăn uống gì. C. Để nạn nhân nằm chỗ thoáng, báo nhân viên y tế. Cho nạn nhân uống nước. D. Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân Câu 8: Đâu là nguyên nhân gây tại nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện? A. Sử dụng nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện B. Lại gần khu vực mưa bão to làm đứt dây điện và rơi xuống đất C. Chạm vào máy giặt có vỏ bằng kim loại dùng lâu ngày hỏng vỏ cách điện D. Đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp Câu 9: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện? A. Giày cao su cách điện B. Giá cách điện C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện D. Thảm cao su cách điện Câu 10: Thành phần nào làm cho dòng điện qua bút thử điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng? A. Đầu bút thử điện B. Điện trở C. Đèn báo D. Thân bút Câu 11: Sơ đồ khối cấu trúc chung của mạch điện là A. Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Nguồn điện → Tải tiêu thụ điện B. Tải tiêu thụ điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Nguồn điện C. Nguồn điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ → Tải tiêu thụ điện D. Nguồn điện → Tải tiêu thụ điện → Truyền dẫn, đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ Câu 12: Bộ phận truyền dẫn trong mạch điện là? A. Rơ le điện B. Dây dẫn, cáp điện C. Cầu dao điện D. Bếp điện Câu 13: Nguồn điện nào sau đây không tạo ra dòng điện một chiều? A. Pin B. Ắc quy C. Pin mặt trời D. Lưới điện Câu 14: Tải tiêu thụ điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng là? A. Quạt điện B. Nồi cơm điện C. Bóng đèn điện D. Camera an ninh Câu 15: Quạt tự động bật khi trời nóng và tắt khi trời mát sử dụng mô đun cảm biến nào? A. Mô đun cảm biến ánh sáng B. Mô đun cảm biến độ ẩm C. Mô đun cảm biến nhiệt độ D. Mô đun cảm biến hồng ngoại Câu 16: Đâu là chức năng của mô đun cảm biến ánh sáng? A. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự động B. Thiết kế mạch tưới nước tự động C. Thiết kế mạch điều khiển nhiệt độ tự động 4
- 5 D. Thiết kế mạch báo hiệu có khí gas Câu 17: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển không gồm bộ phận nào? A. Nguồn điện B. Điều khiển C. Tải tiêu thụ điện D. Bộ phận truyền dẫn * Câu hỏi dạng trả lời ngắn: Câu 1: Hãy viết công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp? …………………………………………………………………………………… Câu 2: Hãy viết công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai? …………………………………………………………………………………… Câu 3: “Thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí” là nhiệm vụ của ngành nghề phổ biến nào trong lĩnh vực cơ khí? …………………………………………………………………………………… Câu 4: “Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí” là nhiệm vụ của ngành nghề phổ biến nào trong lĩnh vực cơ khí? …………………………………………………………………………………… Câu 5: Để đảm bảo an toàn điện, trước khi sửa chữa, lắp đặt điện chúng ta phải làm gì? …………………………………………………………………………………… Câu 6: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện giúp bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng nhiễm điện khi phải làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện là gì? …………………………………………………………………………………… Câu 7: Dụng cụ giúp kiểm tra nhanh trước khi sửa chữa thiết bị có bị rò điện, hoặc ổ cắm điện trong nhà có điện hay không là gì? …………………………………………………………………………………… Câu 8: Trường hợp nạn nhân bị tai nạn điện bất tỉnh và có dấu hiệu ngưng thở, cần thực hiện sơ cứu bằng cách nào? …………………………………………………………………………………… Câu 9: Nguồn điện xoay chiều được sử dụng trong sinh hoạt tại các hộ gia đình Việt Nam có giá trị điện áp hiệu dụng là bao nhiêu? …………………………………………………………………………………… Câu 10: Nguồn điện xoay chiều được sử dụng trong sinh hoạt tại các hộ gia đình Việt Nam có tần số là bao nhiêu? …………………………………………………………………………………… * Câu hỏi trả lời dạng đúng - sai: Cho bảng sau, em hãy đọc và đánh dấu X vào cột Đúng hoặc Sai cho phù hợp: Đúng Sai 1. Cấu tạo của bộ truyền động ăn khớp gồm một cặp bánh răng hoặc đĩa xích ăn khớp và truyền động cho nhau. 2. Cấu tạo của bộ truyền động đai gồm một cặp bánh đai truyền chuyển động cho nhau thông qua dây xích. 3. Cơ cấu tay quay con trượt là cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại. 4. Kĩ thuật viên cơ khí cần có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống phân phối điện. 5. Khi sử dụng nguồn điện và đồ dùng điện trong gia đình cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. 5
- 6 6. Khi sử dụng thiết bị đóng, cắt và bảo vệ mạch điện cần phải chọn thấp hơn công suất của từng loại tải. 7. Công tắc nổi và công tắc âm tường sử dụng để đóng, ngắt mạch điện trực tiếp, bằng tay. 8. Aptomat chống giật là thiết bị điện có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có dòng điện chạy qua cơ thể người. B. Tự luận Câu 1: Hãy nêu những nguyên nhân gây tai nạn điện? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 2: Em hãy nêu các bước cần làm khi có người bị tai nạn điện giật? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 3: Một đĩa xích xe đạp có 30 răng, đĩa líp có 15 răng. Hãy tính tỉ số truyền i của hệ thống. Khi xe chạy, chi tiết nào quay nhanh hơn? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 4: Một bộ truyền động đai, bánh đai dẫn có đường kính 25 cm, bánh đai bị dẫn có đường kính 50 cm. Hãy tính tỉ số truyền i của hệ thống và cho biết bộ truyền động tăng tốc hay giảm tốc? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 5: Hãy nêu thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện? Mạch điện đơn giản có cấu trúc chung như sau: - Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho toàn mạch điện. - Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ: + Dây dẫn: kết nối các bộ phận của mạch điện. + Thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện: đóng, cắt nguồn điện, điều khiển hoạt động của tải và bảo vệ an toàn cho mạch điện. - Phụ tải điện: tiêu thụ năng lượng điện từ nguồn điện. Câu 6: Vẽ sơ đồ khối của một mạch điện điều khiển đơn giản mà em biết? Mô tả chức năng của các khối? - Sơ đồ khối của một mạch điện điều khiển đơn giản: - Chức năng của những khối chính trong mạch điện điều khiển đơn giản: 6
- 7 + Khối nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch. + Khối điều khiển: điều khiển hoạt động của tải tiêu thụ điện theo nhu cầu sử dụng. + Khối tải tiêu thụ điện: hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển. Câu 7: Hãy cho biết ứng dụng của mô đun cảm biến độ ẩm, mô đun cảm biến nhiệt độ trong đời sống. => HS suy nghĩ tìm hiểu trả lời. --HẾT-- CHÚC CÁC EM ÔN TẬP THẬT TỐT! 7

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
193 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
138 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
119 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
178 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
96 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
131 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
165 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
