intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: ĐỊA LÍ 9 NỘI DUNG ÔN TẬP: -ĐÔNG NAM BỘ. -ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. TRẮC NGHIỆM : Chọn một phương án trả lời đúng nhất trong các phương án A, B, C, D . Câu 1. Vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với: A. vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Lào, Biển Đông. B. vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Campuchia, Biển Đông. C. vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Lào, Biển Đông. D. vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Campuchia, Biển Đông. Câu 2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố? A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 3. Tỉnh (thành phố) nào là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ? A. Đồng Nai. B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Bà Rịa-Vũng Tàu. D. Bình Dương. Câu 4. Hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long là: A.gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. gạo, hàng may mặc, nông sản. C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. gạo, hàng tiêu dùng, hàng thủ công.
  2. Câu 5. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Bộ là: A. than và quặng sắt. B. bô xít và dầu mỏ. C. khí tự nhiên và than. D. dầu mỏ và khí tự nhiên. Câu 6. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần khắc phục là gì? A. Lũ lụt, khô hạn, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. B. Chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. C. Bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng. D. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn. Câu 7. Đặc điểm nào là khó khăn và thách thức của vùng Đông Nam bộ? A. Vùng đứng đầu cả nước về hoạt động xuất – nhập khẩu. B. Thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước. C. Chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng. D. Là vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta. Câu 8. So với Đồng bằng sông Hồng, dân cư của Đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác biệt? A. Có kinh nghiệm sản xuất nông sản hàng hóa. B. Có số dân đông, mật độ dân số cao. C. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. D. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh. Câu 9. Tỉnh ( thành) nào sau đâykhông thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Đồng Nai B. Sóc Trăng C. Bà Rịa- Vũng Tàu D. Bình Dương. Câu 10. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long không thuận lợi phát triển hoạt động kinh tế nào? A. Trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa. B. Trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. C. Nuôi trồng và đánh bắt hải sản, du lịch sinh thái. D. Công nghiệp khai thác nhiên liệu (dầu khí).
  3. Câu 11. Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu của Đông Nam Bộ qua các năm (Tỉ USD) Năm 2000 2014 Đông Nam Bộ 10,8 56,7 Cả nước 16,5 123,8 Loại biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu của Đông Nam Bộ và cả nước? A. Biểu đồ cột ghép. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 12. Loại biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long năm2015? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 13. Những địa điểm nào sau đây là di tích lịch sử, văn hóa của vùng Đông Nam Bộ? A. Địa đạo Củ Chi, vườn quốc gia Cát Tiên. B. Bến cảng Nhà Rồng, bãi biển Vũng Tàu. C. Nhà tù Côn Đảo, Dinh Độc Lập. D. Núi Bà Đen, suối nước khoáng Bình Châu. Câu 14. Đâu không phải là điểm hấp dẫn nổi bật cho khách đi du lịch sinh thái ở vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Đi thăm đất Mũi bằng ca nô. B. Thăm nhà tù Hà Tiên. C. Xem biểu diễn đờn ca tài tử. D. Đi thăm Phú Quốc. Câu 15. Cho bảng số liệu sau: Một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước năm 2002(cả nước = 100%) Tổng GDP GDP công nghiệp- Giá trị xuất xây dựng khẩu Vùng kinh tế 35,1 56,6 60,3 trọng điểm phía Nam Qua bảng số liệu hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng với đặc điểm phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? A. Là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. B. Công nghiệp – cây dựng là thế mạnh của vùng.
  4. C. Giá trị xuất khẩu cao, chiếm 3/5 so với cả nước. D. Ngành du lịch phát triển sôi động và đa dạng. Câu 16. Cây công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng Đông Nam Bộ là: A. cà phê. B. hồ tiêu, điều. C. Chè. D. cao su. Câu 17. Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là: A. hồ Ba Bể và hồ Lăk. B. hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An. C. hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim. D. hồ Y-a-ly và hồ Dầu Tiếng Câu 18. Ngành giao thông có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế ở Đồng bằng Sông Cửu Long là: A. đường ô tô. B. đường thủy. C. đường hàng không. D.đường sắt. Câu 19. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, loại đất nào là tài nguyên quan trọng nhất? A. Đất Feralit trên đá ba dan. B. Đất xám trên nền phù sa cổ. C. Đất phù sa. D.Đất Feralit trên đá vôi. Câu 20. Tại sao dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đông Nam Bộ? A. Là nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất. B. Có nguồn lao động dồi dào. C. Có vùng thềm lục địa rộng và nông. D. Công nghiệp chế biến dầu khí phát triển. Câu 21. Trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long, ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng rất lớn, do: A. có nguồn nguyên liệu phong phú. B. hiệu quả kinh tế cao. C. có nguồn lao động đông đảo. D. thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 22.Vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động là do: A. có nhiều di tích lịch sử văn hóa để phát triển du lịch. B. địa hình thoải; khí hậu cận xích đạo; đất ba dan. C. kết quả khai thác tổng hợp tất cả các thế mạnh của vùng. D. nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao. Câu 23.Ý nghĩa lớn nhất của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
  5. A. cung cấp gỗ và chất đốt. B. bảo tồn gen sinh vât. C. chắn sóng, chắn gió, giữ đất. D. du lịch sinh thái. Câu 24.Cho bảng số liệu sau: Bảng 33.3 Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002 Diện tích Dân số GDP ( nghìn km2) ( triệu người) ( nghìn tỉ đồng) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 28,0 12,3 188,1 Ba vùng kinh tế trọng điểm 71,2 31,3 289,5 Loại biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ hình tròn. D. Biểu đồ đường. Câu 25. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để A. xây dựng nhà máy thủy điện. B. trồng cây dược liệu cận nhiệt. C. khai thác thủy sản nước ngọt. D. trồng cây công nghiệp ôn đới. Câu 26. Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh để phát triển A. các cây ăn quả nhiệt đới quy mô lớn. B. cây ăn quả, cây dược liệu cận nhiệt. C. nhiều loại cây công nghiệp lâu năm. D. các loại rau màu ôn đới và cận nhiệt. Câu 27. Thế mạnh để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. có sông ngòi dày đặc, nền nhiệt ổn định. B. nhiều khu rừng ngập mặn, cửa sông lớn. C. Có ngư trưởng trọng điểm, giầu sinh vật. D. nhiều vùng bãi triều, đàm phá khá rộng. Câu 28. Thế mạnh để phát triển khai thác hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. vùng biển rộng, có các ngư trường. B. giàu sinh vật biển, nhiều kênh rạch. C. diện tích mặt nước rộng, sông lớn. D. các vùng trũng lớn, nhiều cửa sông. Câu 29. Khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. diện tích rộng lớn, địa hình thấp. B. mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt. C. bề mặt bị cắt xẻ, nhiều kênh rạch, D. nhiều loại đất, đường bờ biển dài. Câu 30. Đặc điểm chung về khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long là
  6. A. khí hậu cận nhiệt có một mùa đông lạnh. B. khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt. C. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. D. khí hậu xích đạo nóng ẩm quanh năm. Câu 31: Vùng tập trung nhiều đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. giữa và hai bên sông Tiền và sông Hậu. B. dọc ven Biển Đông và vịnh Thái Lan. C. vùng hạ châu thổ và rìa châu thổ. D. vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau. Câu 32: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra A. bão. B. lũ lụt. C. xâm nhập mặn. D. hạn hán. Câu 33: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất phù sa ngọt. B. đất mặn. C. đất xám. D. đất phèn. Câu 34: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu là A. đất phèn. B. đất mặn. C. đất phù sa ngọt. D. đất xám. Câu 35. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo thuận lợi cho A. hoạt động du lịch, thoát lũ nhanh hơn. B. giao thông đường thủy và nuôi trồng thủy sản. C. đánh bắt thủy sản và du lịch sinh thái. D. du lịch miệt vườn và xây dựng nhiều cảng biển. Câu 36. Đồng bằng sông Cửu Long không có thế mạnh nào sau đây? A. Nguồn nước tưới, đất để sản xuất. B. Phát triển thủy điện, xuất khẩu gỗ. C. Giao thông đường thủy và du lịch. D. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Câu 37. Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển ngành nào sau đây? A. Xây dựng cảng biển và du lịch biển. B. Trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản.
  7. C. Khai thác khoáng sản đa kim loại. D. Phát triển nhiều loại cây công nghiệp. Câu 38. Ở các cửa sông của Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để A. trồng cây ăn quả xuất khẩu. B. nuôi trồng thủy sản nước lợ. C. vùng trồng lúa, giao thông. D. xây dựng cảng biển, du lịch. Câu 39. Biện pháp nào sau đây không phù hợp trong việc cải tạo tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Khai thác nguồn lợi từ lũ, chú trọng về thủy lợi. B. Sử dụng các kênh nước ngọt để cải tạo đất mặn. C. Khai phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. D. Chia ruộng đất thành nhiều ô, tìm giống lúa mới. Câu 40. Diện tích rừng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị suy giảm không phải là do A. nan cháy rừng gia tăng. B. xây dựng các nhà máy xí nghiệp. C. khai khẩn diện tích đất. D. mở rộng diện tích nuôi thủy sản. Câu 41. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản do có A. nhiều cửa sông và cảng biển. B. mặt nước nuôi trồng lớn. C. biển rộng, đường bờ biển dài. D. diện tích đất đai rộng lớn. Câu 42. Để cải tạo đất ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long cần phải A. vận chuyển đất từ vùng khác đến. B. thau chua rửa mặn bằng nước ngọt. C. phun thuốc trừ sâu, tăng nhiều vụ. D. tích cực bón nhiều phân hóa học. Câu 43. Nhận định nào sau đây không đúng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập. B. Khí hậu không ổn định, nhiều thiên tai. C. Diện tích đất phèn, mặn lớn cần cải tạo. D. Ít khoáng sản, rừng ngập mặn suy giảm Câu 44. Ngành chăn nuôi gia cầm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chủ yếu do A. nguồn thức ăn dồi dào, được đảm bảo. B. diện tích đồng bằng rộng, kỹ thuật tiến bộ. C. ít dịch bệnh, người dân có kinh nghiệm. D. mặt nước nuôi rộng lớn, lợi nhuận rất cao. Câu 45. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải
  8. A. đầu tư và phát triển nhiều nhà máy xí nghiệp. B. thu hút nguồn lao động, khai thác khoáng sản. C. thay đổi giống lúa mới, bảo vệ rừng ngập mặn. D. cải tạo đất và đẩy mạnh khai thác khoáng sản. Câu 46. Mùa lũ mang lại những lợi ích chủ yếu nào sau đây cho đồng bằng sông Cửu Long nước ta A. Nguồn nước để sản xuất, du lịch sinh thái, thủy sản lớn. B. Phù sa, nguồn nước để sinh hoạt cho người dân, du lịch. C. Tôm, nguồn nước tưới cho cây trồng, du lịch miệt vườn. D. Tôm, cá, phù sa, nước ngọt rửa phèn, mặn cho đất trồng. Câu 47. Cây ăn quả tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là do có A. tổng lượng mưa trong năm lớn. B. đất phù sa màu mỡ nằm ven sông. C. hệ thống sông, kênh rất dày đặc. D. một mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Câu 48. Hạn chế chủ yếu trong sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn, có một mùa khô sâu sắc. B. địa hình thấp, lũ kéo dài, có các vùng đất rộng lớn bị ngập sâu. C. một số loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước. D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bề mặt đồng bằng bị cắt xẻ lớn. Câu 49. Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì A. đây là vùng trọng điểm số một về lương thực, thực phẩm của nước ta. B. thiên nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn. C. vùng có nhiều tiềm năng lớn về tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội. D. thiên nhiên giàu có nhưng chưa được khai thác đúng mức, gây lãng phí. Câu 50. Khó khăn lớn nhất vào mùa khô của Đồng bằng sông Cửu Long là A. thiếu nước ngọt trầm trọng, xâm nhập mặn lấn sâu. B. đất nhiễm mặn hoặc phèn, mực nước ngầm hạ thấp. C. nguy cơ cháy rừng cao, đất nhiễm mặn hoặc phèn. D. mực nước sông thấp, thủy triều ảnh hưởng mạnh. Câu 51. Giải pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là
  9. A. cải tạo đất, bảo vệ rừng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. B. khai khẩn đất, trồng rừng ngập mặn và khai thác biển. C. đẩy mạnh trồng cây lương thực và nuôi trồng thủy sản, D. phát triển tổng hợp kinh tế biển và sống chung với lũ. Câu 52. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải quan tâm đếnvấn đề nào sau đây? A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chú trọng phát triển các nhà máy xí nghiệp. B. Đẩy mạnh công tác thủy lợi, thay đổi giống lúa mới, bảo vệ rừng ngập mặn. C. Cần bảo vệ rừng ngập mặn, thu hút nguồn lao động, khai thác khoáng sản. D. Cải tạo đất, chủ động sống chung với lũ, đẩy mạnh khai thác khoáng sản. Câu 53. Ý nghĩa chủ yếu của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội. B. nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giải quyết tốt vấn đề lương thực cả nước. C. phân bố lại dân cư, xóa đói giảm nghèo và tạo thêm nguồn hàng cho xuất khẩu. D. tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế. Câu 54. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất mặn nhiều và ngày càng gia tăng? A. Địa hình thấp, lũ kéo dài, diện tích đồng bằng rộng lớn, mưa giảm. B. Sông ngòi ít nước, lượng mưa giảm, mùa khô kéo dài, không có để. C. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu. D. Phù sa sông bồi đắp hàng năm, lượng mưa giảm, nhiều vùng trũng. Câu 55. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Đồng bằng sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ là A. lượng phù sa giảm dần, mua khô rất sâu sắc, lũ tương đối điều hòa và kéo dài, B. địa hình thấp, phẳng, lượng nước lớn vào mùa lũ, tác động của thủy triều, sông. C. lũ mang lại nhiều lợi ích, sống giúp thau chua, rửa phèn, đất phù sa tăng nhanh. D. địa hình thấp, lũ kéo dài trong năm, cần nước để nuôi trồng thủy sản, rửa mặn. Câu 56. Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao nhất nước ta? A. Đây là vùng có nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển biến.
  10. B. Do mạng lưới đô thị ngày càng phát triển và mở rộng, có tốc độ đô thị hóa cao nhất nước. C. Vùng chuyên sản xuất lúa, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở đây còn nhiều hạn chế. D. Vùng chuyên canh cây lúa , ít ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Câu 57. Lũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tương đối điều hòa và kéo dài chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiều hồ đầm, địa hình thấp, phẳng, có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển. B. Địa hình thấp, phẳng, diện tích lưu vực sông rộng, có nhiều cửa sông. C. Địa hình bằng phẳng, rộng lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. D. Sông dài, có hồ lớn điều tiết nước, diện tích lưu vực và tổng nước lớn. Câu 58. Hướng chính trong khai thác kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp A. khai thác các sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch ven biển. B. mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thế kinh tế liên hoàn. C. phát triển vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch. D. phát triển mạnh giao thông vận tải đường sống và du lịch miệt vườn. Câu 59. Giải pháp chủ yếu trong nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long là A. phát triển trang trại, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. B. phát triển công tác thủy lợi, chú trọng cải tạo đất. C. chuyển đổi cơ cấu sản xuất, bố trí mùa vụ hợp lý. D. tích cực thâm canh, chủ động sống chung với lũ. Câu 60. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong việc nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. mở rộng các thị trường tiêu thụ thủy sản. B. cần mở rộng thêm diện tích nuôi trồng. C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến thủy sản. D. đảm bảo nguồn thức ăn, chống ô nhiễm. II. TỰ LUẬN : Câu 1 : Vẽ sơ đồ tư duy với từ khoá :Đặc điểm kinh tế vùng Đông Nam Bộ? Câu 2 : Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 276 cơ sở chế biến thủy sản, chiếm gần 86% công suất chế biến thủy sản đông lạnh cả nước. Sản phẩm thủy sản của vùng được tiêu
  11. thụ ở 165 thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với doanh số xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 5 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay, ngành công nghiệp công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. (Nguồn: Báo tin tức – Năm 2014) Em hãy đề ra giải pháp phát triển ngành công nghiệp công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 3: Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 4: Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 5: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này? Câu 6: Ôn lại cách vẽ các dạng biểu đồ: cột, miền , cột chồng,tròn…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2