intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo và luyện tập với Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường giúp các em hệ thống kiến thức môn học hiệu quả, đồng thời nâng cao khả năng ghi nhớ để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN GDCD LỚP 6 NĂM HỌC 2020­2021 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC. BÀI 1: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Thê nao la công dân? ́ ̀ ̀ Công dân là người dân của một nước. Căn cứ để xác định công dân của một nước: Quốc tịch là căn cứ  xác định công dân của một nước, thể  hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và   công dân nước đó. Thế nào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. ­ Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước. ­ Công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ  theo quy định  của pháp luật. BÀI 2: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 1. Nguyên nhân phổ biến gây tai nạn giao thông: ­ Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt; đường xấu, hẹp; người tham giao giao thông   đông; phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn,… ­ Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông (kém hiểu biết pháp luật về  an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành). 2. Dấu hiệu nhận biết các loại biển báo thông dụng:  ­ Biển báo cấm: hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen; thể hiện điều cấm. ­ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, viền màu đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen; thể hiện  nguy hiểm cần tránh. ­ Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng; báo điều phải thi hành. 3. Nêu một số quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp: ­ Những quy định đối với người đi bộ khi tham gia giao thông:  Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì  người đi bộ phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín  hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu  chỉ dẫn;….. ­Những quy định đối với người đi xe đạp khi tham gia giao thông:  Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường  dành cho người đi bộ hoạc phương tiện khác; không sử dụng xe kéo; đẩy xe khác; không mang  vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh,….. 4. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông. ­ Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu  quả đau lòng cho bản thân và mọi người. ­ Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tác, gây khó khăn trong  giao thông, ảnh  hưởng đến mọi hoạt động của xã hội. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: ­ Theo em, HS cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đết nước? Bài 2: ­ Nhận biết một số biển báo thông dụng, nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật an toàn   giao thông. (VD: BT a,b/SGK/38) ­ Phân biệt hành vi đúng, sai; Liên hệ bản thân về việc thực hiện các quy định về trật tự an toàn  giao thông.
  2.  KIỂM TRA VÀO TUẦN 27 (Từ 22/3 – 27/3/2021, theo thời khóa biểu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2