Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 3
download
“Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II MÔN GDCD KHỐI 6 Năm học: 2022-2023 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Tình huống nguy hiểm từ........ là tình huống nguy hiểm do các hành vi của con người gây ra, làm thiệt hại đến tính mạng, tinh thần, tài sản của con người và xã hội”. A. Xã hội B. Thiên nhiên. C. Con người D. Môi trường Câu 2. Điều quan trọng giúp chúng ta có thể ứng phó tốt trước các tình huống nguy hiểm từ con người là: A. Chủ quan B. Nóng vội C. Sợ hãi D. Bình tĩnh Câu 3.Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. B. Bạn B đang chơi ở ngoài sân lúc có mưa và sấm sét. C. Khi đi trên đường bạn N nhìn thấy trên trời có cầu vồng D. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển có sóng lớn Câu 4.Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân, hủy hoại tài sản của con người và xã hội là nội dung của ý nào sau đây? A. Thế nào là tình huống nguy hiểm từ con người B. Hậu quả của tình huống nguy hiểm từ con người. C. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người. D. Kĩ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Câu 5: Em đồng tình với việc làm nào dưới đây? A. Trời mưa rất to, hai bạn L và H vẫn đạp xe về nhà. B. Trong khi sấm sét, B vẫn sử dụng tivi và các thiết bị điện. C. Trời mưa dông kèm theo sấm sét, N đã ở lại trường đợi hết mưa mới về nhà D. Con suối có nước dâng cao nhưng bạn C vẫn cố bơi ra xa.
- Câu 6. Câu tục ngữ “Buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người? A. Siêng năng, chăm chỉ. B. Tiết kiệm. C. Thương yêu con người. D. Kiên trì. Câu 7. Vào một buổi chiều, L đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? A. Tìm vũ khí để tự vệ. B. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra, chạy thật nhanh, và kêu cứu. C. Van xin kẻ lại mặt tha cho mình. D. Im lặng nghe theo lời kẻ lạ mặt Câu 8. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tiết kiệm? A. Ăn vóc học hay B. Không thầy đố mày làm nên C. Năng nhặt chặt bị D. Học thầy không tày học bạn Câu 9. Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người A. Trời mưa, T bị trượt chân ngã trước cổng trường. B. Trong lớp, N thường xuyên bị nhóm bạn xấu bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền. C. Trên đoạn đường đi học, L và H hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ. D. Bác N đang điều khiển xe máy thị bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường. Câu 10. Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra chúng ta gọi điện vào số của đội cứu hộ phòng cháy chữa cháy là A. 113. B. 114. C. 115. D. 116. Câu 11. Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? A. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác. B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi. C. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết. D. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Câu 12. Đâu không phải là hậu quả của tình huống nguy hiểm từ con người?
- A. Ảnh hưởng về tinh thần B. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng C. Tăng dân số D. Thiệt hại về kinh tế Câu 13. Đâu là việc chúng ta nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người? A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường vắng. B. Đi chơi với người mới quen qua facebook. C. Kể hết mọi bí mật của mình với người lạ qua zalo. D. Đi chơi với các bạn đến khuya mới về nhà. Câu 14. Câu thành ngữ nào sau đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn? A. Vung tay quá trán. B. Năng nhặt chặt bị C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ. Câu 15. Ngoài việc tiết kiệm về tiền bạc, thời gian, của cải theo em chúng ta cần tiết kiệm cả yếu tố nào? A. Nhân phẩm B. Sức lực C. Lời nói. D. Danh dự. Câu 16. Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn Vân đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặc rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa Vân về nhà. Trong trường hợp này theo em Vân nên chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc. B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin. C. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng. D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai. Câu 17. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không phải là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Lốc xoáy. B. Mưa đá C. Lũ quét. D. Cầu vồng. Câu 18. Đâu là việc chúng ta không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Thường xuyên theo dõi thông tin về cảnh báo thiên tai. B. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại. C. Sử dụng điện thoại khi trời đang có mưa bão, sấm sét.
- D. Tắt tất cả các thiết bị điện khi có sấm sét. Câu 19. Đối lập với tiết kiệm là? A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, chăm chỉ. C. Cẩu thả, hời hợt. D. Trung thực, thẳng thắn. Câu 20. Nếu không may bị mắc kẹt trong đám cháy ở tòa nhà cao tầng, em sẽ không làm gì trong các hành động sau? A. Di chuyển bằng cầu thang máy. B. Bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ…) C. Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy. D. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra. Câu 21.“Ăn không dám ăn, mặc không dám mặc” nói đến người có lối sống A. Hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn B. Lạc quan, yêu đời D. Thật thà, dũng cảm D. Khoe khoang, ưa hình thức Câu 22. Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên thường có tính chất nào sau đây? A. Xuất hiện bất ngờ, khó dự đoán chính xác. B. Xuất hiện bất ngờ, con người dễ kiểm soát. C. Thường xuất hiện theo đúng dự báo của con người. D. Ít xuất hiện ở Việt Nam. Câu 23. Nội dung nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm? A. Hướng dẫn kỹ năng phòng chống sét. B. Dùng ô đi dưới trời mưa, giông sét. C. Sử dụng ô che nắng khi tới trường. D. Tụ tập đe dọa bạn cùng trường. Câu 24. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ A. Con người. B. Môi trường C. Thiên nhiên. D. Xã hội. Câu 25. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa gì? A. Mọi người yêu quý B. Làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội C. Kinh tế sa sút D. Cuộc sống nghèo nàn
- Câu 26. Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A, em sẽ khuyên bạn K điều gì? A. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm. B. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát. D. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa. Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Tổn hại về sức khoẻ và tinh thần. B. Nguy hiểm tới tính mạng. C. Gây thiệt hại về người và tài sản. D. Giúp con người được trải nghiệm. Câu 28. Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? A. Từ chối không giúp. B. Vui vẻ, nhận lời. C. Phân vân, lưỡng lựa. D. Trả nhiều tiền thì giúp. Câu 29. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, chúng ta cần: A. Không tìm hiểu các tình huống nguy hiểm. B. Học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm. C. Lo lắng, sợ hãi khi gặp tình huống nguy hiểm. D. Chọn nơi vắng người để trốn tránh. Câu 30. Câu thành ngữ, tục ngữ, nào không nói về tiết kiệm? A. Ăn phải dành, có phải kiệm B.Thời gian là vàng bạc. C. Tích tiểu thành đại D. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu 31. Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm? A. Bảo quản đồ dùng. B. Bảo vệ của công. C. Tiêu xài hoang phí D. Chi tiêu hợp lí. Câu 32. Tình huống nguy hiểm từ con người có thể gây ra hậu quả nào? A. Không tổn hại về vật chất và tinh thần của con người.
- B. Gây tổn hại về vật chất, tinh thần, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. C. Có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước. D. Không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Câu 33. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của: A. Mình và của người khác. B. Riêng bản thân mình. C. Mình, còn của công thì thoải mái. D. Riêng gia đình nhà mình. Câu 34. Tiết kiệm sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta A. Bủn xỉn và bạn bè xa lánh. B. Tiêu xài tiền bạc thoải mái. C. Bạn bè trách móc, cười chê. D. Ổn định, ấm no, hạnh phúc. Câu 35. Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. Câu 36. Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm? A. D luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết. B. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thị, T mua rất nhiều đồ chơi mặc dù ở nhà đã có. C. Khi năm học kết thúc, L thường soạn lại những quyển vở cũ để dùng làm nháp. D. N thường đem quần áo không dùng đến để tặng những người khó khăn. Câu 37. Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi. C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác. D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết. Câu 38. Tuấn đang xem ti vi thì sấm sét nổi lên. Theo em, Tuấn nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Vẫn xem bình thường. B. Tắt ti vi đi xem điện thoại C. Tắt ti vi và các thiết bị điện trong nhà. D. Chạy sang hàng xóm vì sợ sấm. Câu 39. Trên đường đi học về, em phát hiện một bạn đang bị đuối nước dưới dòng sông. Em sẽ làm gì trong các cách sau? A. Dù không biết bơi nhưng em sẽ nhảy xuống sông cứu bạn. B. Em sẽ đi tìm thuyền ra cứu bạn. C. Em sẽ kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. Câu 40. Đâu là thứ tự đúng các bước tiến hành ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người? A. Nhận diện, đánh giá – Lựa chọn và thực hiện phương án – tìm kiếm phương án B. Lựa chọn và thực hiện phương án – Tìm kiếm phương án – Nhận diện, đánh giá C. Nhận diện, đánh giá – Tìm kiếm phương án – Lựa chọn và thực hiện phương án D. Tìm kiếm phương án – Nhận diện, đánh giá – Lựa chọn và thực hiện phương án Câu 41. Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên? A. Đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm. B. Đi bơi một mình không thích bơi theo nhóm. C. Đi bơi không cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ. D. Thích bơi xa ra biển khơi để thử cảm giác Câu 42. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm? A. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung. B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác. C. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ. D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế. Câu 43. Người tiết kiệm là người như thế nào? A. Mua nhiều váy áo đẹp, hiện đại để trưng diện, sống ảo. B. Có lối sống ích kỉ, tích cách keo kiệt, bủn xỉn.
- C. Mua bất cứ thứ gì mình thích dù không sử dụng đến. D. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác. Câu 44. Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, theo em T nên chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn. B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. C. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh. D. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã. Câu 45. Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì? A. Đứng trong đó chờ người đến cứu. B. Dùng khăn ướt che mũi, miệng và tìm cách thoát ra ngoài C. Tìm cửa số có ô thoát hiểm để nhảy xuống. D. Đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân Câu 46. Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên A. Đi một mình nơi vắng người. B. Cảnh giác và hạn chế tiếp xúc với người lạ. C. Đi đâu không xin phép bố mẹ. D. Dễ dàng kết bạn với người lạ. Câu 47. Trong lớp tổ chức dự án tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn cho cáctình huống nguy hiểm từ thiên nhiên, em sẽ làm gì? A. Không tham gia dự án vì không biết các tình huống nguy hiểm. B. Lập kế hoạch cá nhân về cách ứng phó và chia sẻ với mọi người. C. Tìm sự giúp đỡ của mọi người, bạn bè. D. Không tìm hiểu và trang bị kiến thức về tình huống nguy hiểm. Câu 48. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Học, học nữa, học mãi. B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Tích tiểu thành đại. Câu 49. Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người có lối sống tiết kiệm? A. Làm việc và tiêu xài những gì mình thích. B. Đồ dùng cũ bỏ đi mua đồ mới. C. Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí. D. Làm việc không cần giờ giấc.
- Câu 50. Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mưa to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Q lại rủ nhau ra suối vớt củi. Việc làm của hai em có thể dẫn tới tình huống nguy hiểm nào dưới đây? A. Không vớt được củi do trời mưa B. Bị sạt lở đất, hoặc lũ cuốn. C. Không vâng lời cha mẹ. D. Vớt được nhiều củi nhưng khó di chuyển Vũng Tàu, Ngày 25 tháng 02 năm 2023 Ban duyệt đề cương Người ra đề cương Cao Thị Nhàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn