Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 4
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II MÔN GDCD KHỐI 8 Năm học: 2022-2023 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào? A. Cha mẹ và con cái B. Anh chị em. C. Ông bà và con cháu. D. Thầy cô và học sinh. Câu 2: Ông K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Nhận xét của em về việc làm của ông K? A. Ông K biết ơn cha mẹ. B. Ông K yêu thương cha mẹ. C. Ông K tôn trọng cha mẹ. D. Ông K bất hiếu với cha mẹ. Câu 3: M là nữ sinh lớp 8 nổi tiếng xinh đẹp, một lần trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với M và còn có ý muốn rủ M đi chơi và cho M thêm tiền. Trong trường hợp này, nếu là M em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi. B. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ. C. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng. D. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp. Câu 4: Hành động thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con là? A. Nuôi dạy con. B. Phân biệt đối xử giữa các con. C. Không cho con đi học vì tốn tiền D. Ngược đãi, xúc phạm con. Câu 5: Việc làm thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu là? A. Để cháu vào trại trẻ mồ côi khi không còn cha mẹ. B. Không trông nom cháu vì cháu không phải là con mình. C. Dạy các cháu cách ứng xử, giao tiếp với người ngoài. D. Phân biệt đối xử giữa các cháu Câu 6: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là? A. Tệ nạn xã hội. B. Vi phạm pháp luật. C. Vi phạm đạo đức. D. Vi phạm quy chế. Câu 7: Quyền và nghĩa vụ đầu tiên của cha mẹ đối với con là: A. Giáo dục con B. Nuôi dưỡng con C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con D. Ép buộc con làm những việc trái với pháp luật và đạo đức
- Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu? A. Luật Hôn nhân và Gia đình. B. Luật Trẻ em. C. Luật lao động. D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Câu 9: Quyền và nghĩa vụ đầu tiên của ông bà đối với cháu là: A. Người giám hộ của cháu B. Trông nom, chăm sóc cháu C. Nuôi dưỡng cháu D. Coi cháu nội hơn cháu ngoại Câu 10: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây hợp lí nhất? A. Đồng ý vào chơi cùng bạn. B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi. C. Khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia. Câu 11: Tác hại của tệ nạn xã hội là? A. Tiếp thu các thành tựu của nước ngoài. B. Gia đình đông con. C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. D. Cuộc sống đa dạng hơn. Câu 12: Một trong những biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội là: A. Sống tách biệt với mọi người xung quanh B. Sống giản dị, lành mạnh C. Ai nói gì cũng làm theo D. Sống là phải thử hết mọi thứ mới có ý nghĩa Câu 13: Nhóm bạn gồm: P, L, K rủ T cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, T đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi như vậy vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội? A. Bạn P. B. Bạn K. C. Bạn L. D. Bạn T. Câu 14: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là? A. Vũ khí. B. Tang vật. C. Chất độc hại. D. Chất gây nghiện. Câu 15: Để phòng, chống HIV/AIDS, chúng ta không nên thực hiện và ủng hộ việc làm nào sau đây? A. Tránh tiếp xúc với máu của người đã nhiễm HIV/AIDS. B. Tránh xa ma túy và mại dâm. C. Không quan hệ tình dục bừa bãi. D. Kì thị những người bị nhiễm HIV/AIDS. Câu 16: Nhà nước quy định những gì về những người nhiễm HIV: A. Có quyền được công khai về tình trạng HIV/AIDS B. Không bị phân biệt đối xử C. Phải thực hiện các biện pháp lây truyền bệnh cho động đồng.
- D. Kì thị những bênh nhân HIV/AIDS Câu 17: Một trong những tác hại của HIV/AIDS đối với con người là: A. Duy trì hệ miễn dịch trong cơ thể con người B. Suy thoái giống nòi dân tộc C. Kinh tế gia đình và xã hội phát triển nhanh chóng D. Nạn mù chữ xảy ra phổ biến Câu 18: Đâu không phải là tác hại do HIV/AIDS mang lại cho con người? A. Hủy hoại sức khỏe của cá nhân và tương lai nòi giống dân tộc B. Hạnh phúc gia đình bị phá vỡ C. Kinh tế sa sút D. Giá cả một số mặt hàng tăng mạnh Câu 19: Chất nào sau đây có thể dễ gây tai nạn nguy hiểm cho con người là? A. Chất độc màu da cam. B. Lương thực, thực phẩm sạch C. Kim loại thường. D. Nước trái cây. Câu 20: Dầu hỏa là: A. Chất độc hại B. Chất cháy C. Chất nổ D. Vũ khí Câu 21: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Sử dụng súng tự chế. B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ. C. Dùng dao để đánh nhau. D. Không sử dụng điện thoại và không hút thuốc ở khu vực trạm xăng Câu 22: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột là: A. Vũ khí B. Chất độc hại C. Chất thải D. Chất nổ Câu 23: Tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại đã gây ra hậu quả gì? A. Tệ nạn xã hội B. Con người bị tàn phế, mất khả năng lao động C. Cuộc sống văn minh hơn D. Mất cân bằng giới tính Câu 24: Theo em, biện pháp nào là hiệu quả nhất để thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và nếp sống văn hóa cho học sinh khi đến trường? A. Không mua đồ ăn, nước uống ở các quán hàng rong trước và sau khi tan học. B. Gọi công an đến bắt những người bán hàng rong C. Mua đồ ăn, nước uống ở một nơi nhất định. D. Thích gì mua đó miễn là không đưa vào trường Câu 25: Các hành vi: đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì? A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu. C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Câu 26: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì? A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
- B. Anh, em phải trung thực với nhau. C. Anh, em phải bao che cho nhau. D. Anh, em phải sống chung với nhau. Câu 27: Câu tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình? A. Khôn ngoan đối đáp người ngoài – Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau B. Cha mẹ sinh con trời sinh tính C. Con có cha như nhà có nóc D. Con hơn cha là nhà có phúc Câu 28: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì? A. Lên án, phê phán, tố cáo. B. Nêu gương. C. Học làm theo. D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. Câu 29: Tác hại của HIV/AIDS là? A. Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người. B. Tăng dân số. C. Kinh tế phát triển vượt bậc. D. Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Câu 30: Tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất dễ dẫn đến HIV/AIDS là: A. Tham nhũng B. Bạo lực học đường C. Mại dâm D. Bạo lực gia đình Câu 31: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 20 tuổi trở lên. Câu 32: Nếu biết người bạn ngồi cạnh em sử dụng thuốc lá điện tử, em sẽ làm gì? A. Nhắc nhở bạn và nói cho cô giáo hoặc phụ huynh của bạn biết. B. Xin bạn dùng thử cho biết. C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình D. Bỏ học vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Câu 33: Tính nhân đạo trong quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là: A. Người nhiễm HIV/AIDS phải công khai tình trạng lây nhiễm cho xã hội biết B. Người nhiễm HIV/AIDS luôn bị phân biệt đối xử trong xã hội C. Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng nhiễm và không bị phân biệt đối xử D. Người nhiễm HIV/AIDS phải sống tách biệt với xã hội bên ngoài Câu 34: HIV/AIDS không lây qua con đường nào? A. Giao tiếp: bắt tay, vỗ vai. B. Hiến máu không xét nghiệm sàng lọc C. Quan hệ tình dục không an toàn D. Dùng chung ống kim tiêm. Câu 35: HIV nguy hiểm vì: A. Chưa có thuốc ngừa, chưa có thuốc chữa khỏi bệnh B. Làm cho con người mất nhận thức
- C. Làm cho con người chết ngay sau khi nhiễm bệnh D. Làm cho con người mất khả năng sinh sản Câu 36: Khi có cháy nổ xảy ra ta nên gọi: A. 113 B. 114 C. 115 D. 119 Câu 37: Để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và chất độc hại trong gia đình, chúng ta không nên? A. Khóa gas sau khi nấu ăn xong. B. Không sử dụng các hóa chất độc hại để chế biến món ăn. C. Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi nhà. D. Cắm nhiều thiết bị vào 1 ổ điện cùng lúc Câu 38: Hành động nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm. B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự. C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán. D. Nổ pháo trong khu vực trường học. Câu 39: Đâu không phải là tệ nạn xã hội? A. Ma túy. B. Mại dâm. C. HIV/AIDS. D. Cờ bạc. Câu 40: Đối tượng nào không được trang bị vũ khí thông thường? A. Quân đội nhân dân. B. Dân quân tự vệ. C. Trẻ em. D. Kiểm lâm. Câu 41: Khi phát hiện một nhóm học sinh bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì? A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Mời bạn bè mua pháo. D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo. Câu 42: Để phòng ngừa tai nạn cháy nổ xảy ra trong gia đình, em cần làm gì? A. Bật bếp gas lên nấu ăn và bỏ đi ra ngoài chơi B. Ngắt các thiết bị điện hoặc cúp cầu dao khi không ở nhà C. Dùng các bình ga đã bị rò rỉ để nấu ăn vì giá thành rẻ D. Để các vật dễ cháy gần nguồn lửa Câu 43: Nếu có 1 người bạn thân nhờ em chuyển một gói đồ lạ đến một địa điểm nào đó, em sẽ làm gì? A. Sẵn sàng giúp bạn B. Khéo léo từ chối vì không biết đó là thứ gì C. Chạy đi chỗ khác vì sợ đó là ma túy D. Báo ngay cho công an để bắt bạn Câu 44: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 1 năm đến 3 năm. B. Từ 3 năm đến 5 năm.
- C. Từ 2 năm đến 7 năm. D. Từ 2 năm đến 5 năm Câu 45: Để tránh xa các tệ nạn xã hội, em cần làm gì? A. Trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về tệ nạn xã hội B. Chỉ cần học, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh C. Không giao tiếp với bất kì ai D. Kết bạn với nhiều người để được giúp đỡ khi cần Câu 46: Nếu không may bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau đó? A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng; B. Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất. C. Nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều làn dưới vòi nước chảy rồi đến ngay Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS. D. Không cần xử trí. Câu 47: Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, em sẽ làm gì? A. Giữ lối sống lành mạnh, giản dị B. Giao lưu với nhiều kiểu bạn bè để được trải nghiệm nhiều C. Phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS D. Truyền máu mà không cần xét nghiệm máu Câu 48: Anh trai bạn A là cảnh sát hình sự, trong quá trình truy đuổi tội phạm có tiếp xúc với máu của tội phạm HIV/AIDS nên bị phơi nhiễm. Ở lớp, các bạn thường xa lánh và khinh thường A chỉ vì anh trai bạn bị HIV. Trước sự việc đó, em sẽ làm gì? A. Ghét bỏ bạn A B. Lờ đi coi như không biết chuyện gì vì không liên quan đến mình C. Động viên, chia sẻ với A, khuyên các bạn khác không nên xa lánh bạn A D. Nói với bố mẹ chuyển trường vì sợ bị lây nhiễm Câu 49: Tên gọi của 1 loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là? A. HIV. B. AIDS. C. Ebola. D. Corona Câu 50: Gia đình nhà hàng xóm của em vì chỉ sinh được 2 đứa con gái nên người chồng thường xuyên lấy cớ nhậu nhẹt say xỉn đánh đập và chửi bới vợ con là một lũ “vịt giời”. Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ làm gì? A. Chạy vào nhà đóng cửa lại vì sợ vạ lây B. Việc nhà nào nhà ấy giải quyết, không liên quan đến mình C. Nhờ bố mẹ hoặc chính quyền khuyên răn, ngăn cản hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình D. Cười nhạo gia đình hàng xóm. Vũng Tàu, Ngày 27 tháng 02 năm 2023 Ban duyệt đề cương Người ra đề cương Lê Thị Chiều
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 257 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 173 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn