intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ 2 NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: GDCD 9 Câu 1. Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây? A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng B. Hợp nhau về gu thời trang. C. Tình yêu chân chính D. Có việc làm ổn định. Câu 2: Hôn nhân hạnh phúc là gì? A. Một vợ, một chồng. B. Một chồng, hai vợ. C. Đánh nhau, cãi nhau. D. Một vợ, hai chồng. Câu 3. Quy định của pháp luật Việt Nam về luật hôn nhân là gì? A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. B. Công dân không có quyền kết hôn với người khác dân tộc, tôn giáo. C. Không được kết hôn với người nước ngoài. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 4. Những hành vi nào dưới đây là phá hoại hạnh phúc gia đình? A. Có tình cảm xen ngang giữa hai vợ chồng. B. Hay nói xấu, chê bai vợ người khác. C. Vợ chồng không bình đẳng. D. Tất cả các đáp án trên Câu 5. Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì? A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung. B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc. C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ. D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng). Câu 6. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
  2. A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình. B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động. D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Câu 7. Kết hôn là A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn Câu 8. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là? A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi. Câu 9. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân: A. xây dựng gia đình hạnh phúc B. củng cố tình yêu lứa đôi C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước Câu 10. Nhận định nào sau đây sai? A. Vợ chồng phải có trách nhiệm với nhau trong công việc gia đình B. Chỉ có cha mẹ mới có quyền dạy dỗ con cái C. Cha mẹ nuôi phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái như con ruột. D. Ông bà, người thân có trách nhiệm nuôi dạy con cháu cho đến khi trưởng thành nếu mồ côi cha mẹ.
  3. Câu 11. Anh K và chị H chưa đủ tuổi kết hôn nên không được đăng kí kết hôn. Thế nhưng, gia đình hai bên cứ quyết định tổ chức Lễ thành hôn cho anh chị, vì họ nghĩ trước sau gì thì hai anh chị cũng là vợ chồng của nhau. Sau Lễ thành hôn, anh K và chị H sống chung với nhau và mọi người đều thừa nhận họ là vợ chồng của nhau. Theo em việc tổ chức Lễ thành hôn và chung sống của anh K và chị H có được coi là đúng pháp luật không? Vi ̀ sao? A. Anh K và chị H có vệc làm đúng với quy định của pháp luật. B. Anh K và chị H trái pháp luật vì chưa có đăng kí kết hôn. C. Anh K và chị H không trái pháp luật, vì họ có quyền chung sống như vợ chồng. D. Anh K và chị H không trái pháp luật, vì họ đủ tuổi mà pháp luật quy định. Câu 12. M đang học lớp 9 thi bị mẹ bắt nghỉ học và ép gả cho một người nhà glàu, M không đồng ý thì bị mẹ mắng buộc M phải làm đám cưới. Dựa vào kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em hãy khuyên M cần làm gì trong trường hợp này? A. Chấp nhận sự sắp đặt của bố mẹ. B. Nói cho mẹ hiểu làm vậy là vi phạm pháp luật C. Bỏ nhà đi để trốn tránh cuộc hôn nhân đó. D. Đến thẳng gia đình nhà giàu kia để yêu cầu họ huỷ hôn. Câu 13. M 16 tuổi bị bố mẹ ép nghỉ học để gả cho anh T cùng xóm. Nếu là M em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ cho bản thân một cách tốt nhất? A. Tuân theo quyết định của bố mẹ vì cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. B. Bỏ nhà đi khi nào sự việc lắng xuống thì trở về. C. Phản đối một cách quyết liệt và gây áp lực để bố mẹ từ bỏ ý định. D. Nhờ sự can thiệp của thầy cô và người thân để bố em hiểu ra. Câu 14. Pháp luật Việt Nam không cấm kết hôn những trường hợp nào dưới đây? A. Người đã từng có vợ, có chồng B. Người mất năng lực hành vi dân sự C. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời D. Giữa những người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. Câu 15. Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ? A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ B. Trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu
  4. Câu 16. Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là? A. Kinh doanh. B. Lao động. C. Sản xuất. D. Buôn bán. Câu 17. Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào? A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. B. Quyền tự do kinh doanh. C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Câu 18. Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là? A. Tiền. B. Sản vật. C. Sản phẩm D. Thuế. Câu 19. Cửa hàng tạp hoá cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì? A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức. D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết. Câu 20. Hai quầy thuốc tân dược cửa chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không trong danh mục được cấp phép nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng P xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái của cán bộ P giúp đỡ. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Chị T, M và cán bộ P. B. Chị T, D, M và cán bộ P. C. Chị T, D và cán bộ P. D. Chị T, M và D. Câu 21. Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh
  5. doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào? A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Câu 22. Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, nước sạch, phân bón? A. Thuốc lá điếu. B. Xăng. C. Nước sạch. D. Phân bón. Câu 23. Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm? A. 5%. B. 7%. C. 9%. D. Không mất thuế. Câu 24. Thuế có tác dụng là? A. Ổn định thị trường. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 25. Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh? A. Sản xuất B. Dịch vụ C. Trao đổi hàng hóa D. Từ thiện Câu 26. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh? A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ B. Sản xuất hàng gia dụng C. Mở dịch vụ vận tải D. Bán đồ ăn nhanh Câu 27. Thuế là khoản đóng góp có tính chất: A. Tự nguyện B. Bắt buộc C. Ủng hộ nhân đạo D. Quyên góp. Câu 28. Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc: A. Chi trả lương cho công chức B. Tích lũy cá nhân
  6. C. Làm đường sá, cầu cống D. Xây dựng trường học công lập Câu 29. Quyền của người lao động là gì? A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật. B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định. C. Được tham gia bảo hiểm đầy đủ. D. Cả 3 đáp án đều đúng. Câu 30. Nghĩa vụ của người công nhân là? A. Chấp hành đúng kỉ cương nề nếp do công ty đặt ra. B. Đi làm đúng giờ. C. Không đánh nhau cãi nhau trong công ty. D. Cả 3 đáp án đều đúng. Câu 31. Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động? A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc. B. Công dân đủ 18 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc. C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước. D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật. Câu 32. Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ? A. Quyền tự do kinh doanh. B. Quyền sở hữu tài sản. C. Quyền được tuyển dụng lao động. D. Quyền bóc lột sức lao động. Câu 33. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?
  7. A. Việc làm theo sở thích của mình. B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử. C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình. D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình. Câu 34. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào? A. Trong tuyển dụng lao động. B. Trong giao kết hợp đồng lao động. C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. Tự do lựa chọn việc làm. Câu 35. Độ tuổi thấp nhất của người lao động là? A. 15 tuổi. B. Từ đủ 15 tuổi. C. 18 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi. 36. Người sử dụng lao động vi phạm pháp luật khi A. xử lí kỉ luật người vi phạm kỉ luật. B. không kí hợp đồng lao động khi hết hạn hợp đồng. C. tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ. D. thuê trẻ em 13 tuôi làm việc nặng nhọc, độc hại. Câu 37. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của công dân? A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình. B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phân duy trì và phát triên đất nước. C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân. Câu 38. Hành vi nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật?
  8. A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động C. Đi làm đúng giờ D. Nâng cao trình độ chuyên môn. Câu 39. Bạn L và H học hết lớp 7, L rủ H nghỉ học để đi làm kiếm tiền. Hai bạn lên thành phố xin làm việc trong một xưởng may tư nhân của anh M, ngày làm 10 giờ, làm cả ngày chủ nhật, mỗi tháng được 3.0000 đồng. Theo em, ai là người vi phạm luật lao động? A. Bạn L và H. B. Bạn L, H và anh M. C. Anh M. D. Bạn L và anh M. Câu 40. Bộ luật Lao động không cấm hành vi nào dưới đây? A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để trục lợi D. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm. Câu 41. Anh A là kĩ sư kết hôn với chị B là công nhân môi trường đô thị. Mỗi khi vợ chồng mâu thuẫn, anh luôn chê bai, coi thường nghề nghiệp của vợ. Hành vi của anh A là vi phạm A. nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam. B. quyền tự do ngôn luận. C. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. D. quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lý xã hội. Câu 42. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động? A. Lao động làm ta khuây khoả, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng. B. Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. C. Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ. D. Người lao động là người hạnh phúc; còn người nhàn rỗi là người khốn khổ.
  9. Câu 43. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hợp đồng lao động thì ai là người vi phạm luật lao động? A. Người lao động. B. Người sử dụng lao động. C. Các cá nhân lao động. D. Người tìm kiếm việc làm. Câu 44. Anh B là chủ thầu xây dựng đã hai tháng không trả lương cho công nhân. Một số người thắc mắc, đòi phản ánh lên cấp trên thì anh B doạ đuổi việc, sẽ không trả lương và cũng không cho truy lĩnh lương của hai tháng cũ. Việc làm của anh B đúng hay sai? Vì sao? A. Việc làm của B là đúng. Vì anh B là chủ thầu nên có quyền. B. Việc làm của B là sai. Vì đã bóc lột sức lao động của công nhân. C. Việc làm của B là sai. Vì là không trả tiền công cho công nhân đúng thời hạn. D. Việc làm của B là sai. Vì đã không thực hiện đúng quy định của luật lao động. Câu 45. Để có tiền đi học, bạn K (13 tuổi) đã xin vào nhân viên ở một khách sạn. Nếu là chủ khách sạn, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Đồng ý nhận K vì khách sạn cũng đang thiếu người. B. Đồng ý nhận K vì muốn tạo cho K có việc làm. C. Không nhận lời vì K chưa đủ tuổi lao động. D. Yêu cầu K giấu tuổi thật thì mới nhận vào làm. Câu 46. Anh V và chị P đã kết hôn với nhau và có cuộc sống rất hạnh phúc. Sau một thời gian chung sống hai người xảy ra mâu thuẩn nên anh V thường chửi bới, đánh đập chị P. Để có sự yên ổn chị P đã viết đơn li hôn và đưa lên Tòa án giải quyết. Vậy quyền li hôn của chị P cho thấy điều gì? A. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. B. Sự bất lực của chị P với gia đình. C. Sự không chung thủy của anh V. D. Sự không can thiệp của công an.
  10. Câu 47. Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phẩm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh P, anh K và ông H. B. Anh P, ông H và chị S. C. Anh P, anh K và chị S. D. Anh P, anh K, chị S và ông H. Câu 48. Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần. B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần. C. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần D. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Câu 49. Anh A và chị H cùng làm chung công ty, sau một thời gian quen biết họ có tình cảm với nhau và quyết định sống chung với nhau. Sau đó, họ đã có một đứa con và mua được một căn hộ cùng nhiều tài sản có giá trị. Vậy quan hệ giữa anh A và chị H về mặt pháp lí được hiểu như thế nào? A. Chưa phải là vợ chồng, pháp luật chưa công nhận. B. Là vợ chồng vì đã có nhà, có con chung với nhau. C. Là vợ chồng vì đã phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm. D. Là vợ chồng trên danh nghĩa, có yếu tố gia đình. Câu 50. Các bạn học sinh lớp 9A trao đổi với nhau về quyền và nghĩa vụ lao động, có nhiều ý kiến khác nhau. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Lao động là việc làm của người lớn, học sinh lớp 9 chỉ có nghĩa vụ học tập. B. Học sinh lớp 9 cần tham gia lao động tuỳ theo khả năng của mình. C. Chỉ có học sinh nhà nghèo tham gia lao động, còn học sinh nhà giàu thì không cần. D. Học nhiều cũng không bằng nghỉ học để kiếm nhiều tiền. Vũng Tàu, Ngày 27 tháng 02 năm 2023 Ban duyệt đề cương Người lập đề cương Trần Thị Ly
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1