intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu" dành cho các em học sinh lớp 6 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP: 6 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đặc điểm của nguyên sinh vật thường là A. có cấu tạo đơn bào, thuộc tế bào nhân thực. B. có cấu tạo đa bào, tế bào có nhân hoàn chỉnh. C. có khả năng quang hợp để tự dưỡng. D. có màng tế bào kitin hoặc xenlulo. Câu 2. Loại nguyên sinh vật nào sau đây gây hại cho người? A. Trùng giày. B. Trùng roi. C. Trùng biến hình. D. Trùng kiết lị. Câu 3. Em hãy cho biết tên của loài động vật nguyên sinh có trong hình sau A. trùng giày. B. trùng roi. C. trùng biến hình. D. trùng kiết lị Câu 4. Em hãy cho biết tên của loài động vật nguyên sinh có trong hình sau A. trùng giày. B. trùng roi. C. trùng biến hình. D. trùng kiết lị Câu 5. “Đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhày, cơ thể mệt mỏi và mất nước, nôn ói” là những biển hiện của bệnh do loài nguyên sinh vật nào gây ra? A. Trùng sốt rét. B. Trùng biến hình. C. Trùng kiết lị. D. Trùng roi. Câu 6. Cây nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ: A. Cây lạc. B. Cây bèo ong. C. Cây bách tán. D. Cây nhãn. Câu 7. Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì? A. Bào tử. B. Nón. C. Hoa. D. Rễ. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác? A. Sinh sản bằng hạt. B. Có hoa và quả.
  2. C. Thân có mạch dẫn. D. Sống chủ yếu ở cạn. Câu 9. Ghép tên ngành thực vật ở cột A với đặc điểm phù hợp ở cột B Cột A – Ngành động vật Cột B – Đặc điểm Kết quả 1. Ngành Ruột khoang a) Cơ thể phân đốt, có bộ xương ngoài 1-… bằng kitin, có thể có cánh. 2. Ngành Giun b) Cơ thể mềm, thường không phân đốt và 2-… có vỏ đá vôi. 3. Ngành Thân mềm c) Cơ thể hình trụ hay hình dù, đối xứng 3-… tỏa tròn, có tua miệng. 4. Ngành Chân khớp d) Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. 4-… Câu 10. Bộ phận được đánh dấu mũi tên trong hình dưới đây có vai trò gì đối với trùng roi? A. Giúp phát hiện thức ăn. B. Di chuyển trong không gian. C. Giúp trùng roi tự vệ. D. Định hướng ánh sáng. Câu 11. Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm? A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách. B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. C. Truyền từ mẹ sang con. D. Ô nhiễm môi trường. Câu 12. Nhóm động vật nào sau đây gồm những loài thuộc ngành động vật không có xương sống? A. Giun đất, ốc sên, cá cóc Tam Đảo. B. Ếch đồng, cá sấu, chim sẻ. C. Thủy tức, sò huyết, tôm sông. D. Con sứa, con mực, con mèo. Câu 13. Nhóm động vật nào sau đây gồm những loài thuộc ngành động vật có xương sống? A. Cá thu, ếch đồng, con giun đất. B. Con rắn, con nghêu, con bò. C. Con chó, con gà, con châu chấu. D. Con rùa, con thỏ, con chuột. Câu 14. Đại diện trong hình dưới đây thuộc nhóm thực vật nào? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần.
  3. D. Hạt kín. Câu 15. Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật? A. Du canh du cư. B. Phá rừng làm nương rẫy. C. Trồng cây gây rừng. D. Xây dựng các nhà máy thủy điện. Câu 16. Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cho cây trồng? A. Bướm. B. Ong mật. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp. Câu 17. Trong số các loài nấm sau đây loài nấm nào không ăn được? A. Nấm hương. B. Mộc nhĩ C. Nấm mốc. D. Nấm kim châm. Câu 18. Loại nấm nào được ứng dụng trong sản xuất bia rượu? A. Mốc trắng. B. Nấm rơm. C. Mốc tương. D. Nấm men. Câu 19. Khi bị tấn công ta thường thấy thạch sùng bị rụng đuôi. Hiện tượng rụng đuôi của thạch sùng là A. do đuôi cũ già nên tự rụng. B. do thạch sùng sợ kẻ thù quá. C. để đánh lừa kẻ thù khi bị tấn công. D. để không bị vướng khi chạy trốn. Câu 20. Trong các biện pháp giúp giảm ô nhiễm môi trường và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là A. ngừng sản xuất công nghiệp. B. xây dựng hệ thống xử lý chất thải. C. trồng cây gây rừng. D. di dời các khu công nghiệp lên núi. II. Tự luận Câu 1. Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học? Bản thân em có thể làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 2. Em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên và đời sống con người. Câu 3. Em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn. Câu 4. a) Cho các loài thực vật sau: cây rêu tường, cây vạn tuế, cây lúa, cây thông, cây xoài, cây dương xỉ, cây rêu tản, cây cam, cây xương rồng, cây bèo tấm, cây cỏ bợ. Em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm thực vật đã học (Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín) b) Cho các loài động vật sau: con ong, con voi, con ngựa, con chim sẻ, con vượn, con ốc sên, con mực, con đỉa, con gà trống, con chim cánh cụt, con giun đũa, con ruồi, con nhện. Em hãy phân chia các đại diện trên thành 2 nhóm: động vật có xương sống và động vật không xương sống.
  4. Câu 5. Em hãy đọc đoạn thông tin sau: “ngày 25 tháng 2 năm 2021 anh T.V.L (28 tuổi, thường trú tại xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La” đi hái nấm về nấu ăn cho cả gia đình gồm hai vợ chồng và hai con (khoảng 10 cây nấm trắng). Sau ăn khoảng 12 tiếng, cả 4 người xuất hiện dấu hiệu nôn, đau đau bụng, chóng mặt tiêu chảy nhiều lần. Gia đình đưa cả bốn người đi cấp cứu tại bệnh viện Quỳnh Nhai, Sơn La” (trích nguồn báo Vietnam.net). Em có dự đoán xem nguyên nhân nào dẫn tới các biểu hiện trên của các thành viên trong gia đình. Em nêu cách để phân biệt nấm độc và nấm không độc em rút ra kết luận gì cho bản thân trong việc sử dụng nấm làm thực phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2