intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND Thành Phố Bà Rịa Trường THCS Lê Quang Cường ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6 Năm học: 2023 – 2024 I – Lý thuyết cơ bản Câu 1: a/ Nêu đặc điểm của nguyên sinh vật? Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đẩy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi,... Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng (hình cầu, hình thoi, hình đế giầy,...), một số có hình dạng không ổn định (trùng biến hình). b/ Nêu tên một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong đời sống STT Tên bệnh Nguyên nhân 1 Cúm A Virus cúm gây ra 2 Sốt xuất huyết Virus Dengue gây ra 3 Lao phổi Vi khuẩn lao gây ra 4 Sốt rét Trùng sốt rét gây ra 5 Kiết lị Trùng kiết lị gây ra c/ Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây ra. - Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy…. - Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bảo quản thức ăn đúng cách. - Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ? -Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào. Ví dụ: nấm men là nấm đơn bào và nấm mỡ là nấm đa bào. -Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò,... Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc,... Dựa vào đặc điểm bên ngoài để phân biệt nấm độc và nấm không độc: + Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, phân rõ vòng cuống nấm và bao gốc. + Nấm không độc có màu sắc kém sặc sỡ, không có vòng cuống nấm và bao nấm. Ví dụ: nấm độc đỏ là nấm độc và nấm hương là nấm không độc. Câu 3: Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn? - Trong tự nhiên , nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, phân hủy
  2. rác hữu cơ, làm sạch môi trường. -Trong thực tiễn, nấm có nhiều giá trị sử dụng trong đời sống con người như: Làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làm men nở, chế biến thực phẩm… Câu 4: Nêu một số bệnh do nấm gây ra? Trình bày một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây ra? - Một số bệnh do nấm gây ra: nấm da tay, nấm mốc cá, viêm phổi do nấm, mốc xám ở dâu tây - Một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây ra: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gầy bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường… Câu 5: Thực vật được chia làm mấy nhóm? Đặc điểm đặc trưng cơ bản của mỗi nhóm? Nhóm nào tiến hóa nhất về sinh sản? Vì sao? - Thực vật đa dạng và phong phú. Thực vật được chia thành các nhóm: Rêu (thực vật không có mạch); Dương xỉ (thực vật có mạch, không có hạt); Hạt trần (thực vật có mạch, có hạt); Hạt kín (thực vật có mạch, có hoa, có hạt). - Nhóm hạt kín là nhóm tiến hóa nhất về sinh sản, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả; hình thức thụ phấn đa dạng. Câu 6: Vai trò của thực vật trong tự nhiên và đối với vấn đề bảo vệ môi trường? Trong tự nhiên, thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác. Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật,... Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất. Thực vật có vai trò quan trọng trong thực tiễn như cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, làm cảnh,... Câu 7: Động vật được chia làm mấy nhóm? Nêu tên các nhóm và ví dụ minh họa. Căn cứ vào xương cột sống, động vật chia thành hai nhóm: - Nhóm động vật chưa có xương cột sống được gọi là động vật không xương sống bao gồm: Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp. - Nhóm động vật đã có xương cột sống được gọi là động vật có xương sống bao gồm: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, chim, thú (động vật có vú) - HS tự nêu ví dụ đại diện ở mỗi nhóm động vật. Câu 8: Nêu một số tác hại của động vật trong đời sống Trong đời sống, động vật là tác nhân gây bệnh, là vật trung gian truyền bệnh cho con người, thực vật và động vật khác; gầy ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế địa phương, phá hoại mùa màng, công trình xây dựng,... Câu 9: Đa dạng sinh học là gì? Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và thực tiễn? - Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. *Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên: - Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. - Trong tự nhiên đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái. - Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,...
  3. II. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1. Chọn đáp án phù hợp trong các từ/ cụm từ gợi ý sau: Nguyên sinh vật, nhân thực, một tế bào, nhiều tế bào, tảo lục, trùng biến hình, hình dạng, vi khuẩn, virus để điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin dưới đây: (1) ... là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào (2) ..., kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số (3) ... có khả năng quang hợp như (4) ..., trùng roi. (5) ... đa dạng về (6) ..., một số có (7) ... không ổn định như (8) … Câu 2. Hai bạn học sinh đang tranh luận về môi trường sống của nguyên sinh vật. Bạn thứ nhất nói: "Nguyên sinh vật có thể sống tự do ngoài môi trường tự nhiên"; bạn thứ hai lại nói: "Nguyên sinh vật chỉ có thể sống kí sinh trong cơ thể vật chủ". Em hãy đưa ra giải thích đúng nhất cho hai bạn. Câu 3. Quan sát hình bên về cấu tạo nấm hương và trả lời các câu hỏi: a) Tên các thành phần cấu tạo nấm hương (1), (2), (3), (4) là gì? b) Thành phần cấu tạo nào không có ở cây nấm hương nhưng có ở cây nấm độc? Câu 4. Quan sát hình ảnh một số nấm sau và trả lời các câu hỏi: a) Tên các loại nấm (1), (2), (3), (4) là gì? b) Nấm nào có cấu tạo cơ thể đơn bào? cơ thể đa bào? Câu 5: Cho sơ đồ sau: a) Em hãy lựa chọn các sinh vật phù hợp vào chỗ trống trong sơ đồ trên. b) Từ sơ đồ trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật. Câu 6: Ghép mỗi nhóm động vật ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B
  4. Câu 7: Cho các đại diện sinh vật: cá mập, thủy tức, cá voi, giun đũa, chim cánh cụt, nhái, sán lá gan, ếch giun, rùa, đà điểu, trai sông, châu chấu, nhện, cá sấu, thú mỏ vịt, cua, san hô, giun đất, hến, châu chấu, mực, bọ cánh cam, thằn lằn, lươn, hươu, sứa, cá ngựa, rết. Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm động vật theo bảng sau: Nhóm động vật Đại diện sinh vật Động Ruột khoang vật không Giun có xương Thân mềm sống Chân khớp Cá Động Lưỡng cư vật có Bò sát xương sống Chim Thú Câu 8: Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người. Câu 9: Quan sát vòng đời phát triển của loài sâu bướm, em hãy thực hiện các lệnh sau: a) Giai đoạn nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng? b) Theo em, nên sử dụng biện pháp phòng trừ sâu hại nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn sinh học. Cho ví dụ Câu 10: Ở các vùng ven biển, người ta thường trồng phi lao ngoài đê biển để tạo thành “rừng phòng hộ ven biển”. Em hãy cho biết chúng “phòng hộ” bằng cách nào?
  5. *** CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO ! ** ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP: 6 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Nguyên sinh vật là gì? A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi. C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 2: Nấm gây ra bệnh nào sau đây? A. Nấm da tay B. Nấm mốc cá C. Viêm phổi D. Cả ba bệnh trên Câu 3: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang? A. Nấm hương B. Nấm men C. Nấm cốc D. Nấm mốc Câu 4: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào? A. Nơi khô ráo B. Nơi ẩm ướt C. Nơi thoáng đãng D. Nơi nhiều ánh sáng Câu 5: Nhóm thực vật nào sau đây mang đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa? A. Rêu B. Dương xỉ C. Hạt trần D. Hạt kín Câu 6: Trong các thực vật sau, loại nào có cả hoa, quả và hạt? A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông Câu 7: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất kích thích gây nghiện, có hại đến sức khỏe con người? A. Cây cần sa B. Cây nắp ấm C. Cây tam thất D. Cây táo Câu 8: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm động vật không xương sống và động vật có xương sống? A. Bộ xương ngoài. B. Lớp vỏ. C. Xương cột sống. D. Vỏ calcium. Câu 9: Đặc điểm cơ thể chia ba phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm động vật nào? A. Chân khớp B. Giun đốt C. Lưỡng cư D. Cá Câu 10: San hô là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Bò sát B. Thân mềm C. Ruột khoang D. Thú Câu 11: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: ………………. là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. A. Đa dạng sinh học B. Nguyên sinh vật C. Thực vật D. Động vật Câu 12: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học? A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. D. Dừng hết mọi hoạt động nuôi trồng và khai thác động vật, thực vật của con người.
  6. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu tên một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong đời sống và đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây ra? Câu 2: (1,5 điểm) Quan sát hình bên về cấu tạo nấm hương và trả lời các câu hỏi: a) Tên các thành phần cấu tạo nấm hương (1), (2), (3), (4) là gì? b) Thành phần cấu tạo nào không có ở cây nấm hương nhưng có ở cây nấm độc? Câu 3: (1,5 điểm) Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người? Câu 4: (2,0 điểm) Em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường trong trường học? -HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2