intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TP VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn Khoa học tự nhiên lớp 6 PHẦN I: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Động vật không xương sống chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số các loài động vật? A. 65%. B. 75%. C. 85%. D. 95%. Câu 2. Tính đến nay có khoảng bao nhiêu triệu loài động vật được mô tả, định tên? A. 1 triệu loài. B. 1,5 triệu loài. C. 2 triệu loài. D. 2,5 triệu loài. Câu 3. Vai trò nấm men là A. làm thức ăn. B. phân giải chất hữu cơ thành vô cơ. C. sản xuất bia, rượu, làm men bột nở,… D. làm thuốc. Câu 4. Nhóm nào sau đây gồm các loại nấm được sử dụng làm thực phẩm cho con người? A. Nấm mốc, Nấm độc đỏ, nấm sò. B. Nấm độc tán trắng, nấm rơm, nấm hương. C. Nấm rơm, nấm hương, nấm sò. D. Nấm rơm, nấm linh chi, nấm độc đen. Câu 5. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? A. Trùng kiết lị. B. Trùng sốt rét. C. Trùng giày. D. Trùng roi. Câu 6. Vai trò nào sau đây không đúng khi nói về sự đa dạng sinh học đối với môi trường? A. Rừng ngập mặn chắn sóng, chống sạt lở ven biển. B. Cây cối che phủ trên đồi chống sạt lở, hạn hán,... C. Cung cấp dược liệu. D. Điều hòa khí hậu. Câu 7. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa? A. Cây dương xỉ. B. Cây bèo tây. C. Cây chuối. D. Cây lúa. Câu 8. Nhóm cây nào dưới đây chỉ gồm các cây thuộc ngành Hạt kín? A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. B. Cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống. Câu 9. Cá heo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Cá. B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 10. Vai trò nào sau đây là vai trò của thực vật trong tự nhiên? A. Điều hoà khí hậu. B. Làm thuốc chữa bệnh. C. Làm thức ăn. D. Làm gia vị. Câu 11. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra? A. Tay chân miệng. B. Á sừng. C. Bạch tạng. D. Lang ben. Câu 12. Loại vi sinh vật nào sau đây được sử dụng để sản xuất kháng sinh penicilin? A. Nấm men. B. Nấm hương. C. Mốc tương. D. Mốc xanh. Câu 13. Loại nấm nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người? A. Nấm độc đỏ. B. Nấm sò. C. Nấm độc tán trắng. D. Nấm mốc. Câu 14. Động vật gây hư hại thiết bị, công trình là A. hải quỳ B. bạch tuộc C. con mối D. châu chấu. Câu 15: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
  2. A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài. B. Số lượng loài và môi trường sống. C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng. D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển. Câu 16: Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú. D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Câu 17: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, chim bồ câu, ếch. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, muỗi, chuột. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của rêu? A. Rễ giả là những sợi nhỏ. B. Thân, lá có mạch dẫn. C. Cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây. D. Sinh sản bằng bào tử. PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai: Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cây rêu có những đặc điểm: Đúng Sai Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử. Lá rêu chứa nhiều lục lạp và tinh bột. Rêu có mạch dẫn trong thân, lá và có rễ thật. Thân rêu không phân nhánh. Câu 2. Một số nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học: Đúng Sai a. Ngư dân đánh bắt thủy hải sản hợp lí. b. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. c. Buôn bán động vật quý hiếm trái phép. d. Cháy rừng. e. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước trái phép. Câu 3. Hoạt động làm giảm đa dạng sinh học: Đúng Sai a. Xả khí thải công nghiệp từ các nhà máy. b. Trồng rừng và chăm sóc rừng. c. Buôn bán, săn bắt động vật quý hiếm. d. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Câu 4: Các phát biểu sau đây về đặc điểm của động vật: Đúng Sai a. Tất cả các loài động vật đều có xương sống. b. Động vật có thể di chuyển để tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi ở. c. Động vật chỉ sống trên cạn và không thể sống dưới nước.
  3. d. Động vật có khả năng cảm nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Câu 5. Các phát biểu về đa dạng sinh học: Đúng Sai Đa dạng sinh học góp phần bảo vệ môi trường. Suy giảm đa dạng sinh học không ảnh hưởng đến con người. Đa dạng sinh học cung cấp nguồn tài nguyên quý giá. Đa dạng sinh học không liên quan đến biến đổi khí hậu. Câu 6. Một số nhận định về giới động vật: Đúng Sai a. Hầu hết động vật là các sinh vật tự dưỡng. b. Đa số các loài động vật có khả năng di chuyển. c. Hầu hết động vật là những sinh vật đa bào. d. Căn cứ vào xương cột sống động vật được chia làm 3 nhóm là động vật không xương sống, động vật có xương sống và lớp thú. Câu 7. Nối các nhóm ở cột A với đặc điềm tưong ứng của cột B. A B a) Cơ thể phân đốt, có bộ xương ngoài bằng kitin, có thể có 1. Ruột khoang cánh. 2. Giun b) Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có vỏ đá vôi. 3. Thân mềm c) Cơ thể hình trụ hay hình dù, đối xứng toả tròn, có tua miệng. 4. Chân khớp d) Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt. PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn: Câu 1. Người ta trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn là để: (1) Là nơi trú ẩn cho con người. (2) Hạn chế lũ lụt ở cuối nguồn. (3) Chống xói mòn 2 bên bờ sông suối. (4) Hạn chế lỡ đất, lỡ núi. (5) Làm nguyên liệu xây nhà cho con người. Các câu trả lời đúng là:………………………. Câu 2. Cho các phát biểu sau: (1) Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ướt, rơm rạ, thức ăn, hoa quả …; (2) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, nấm được chia thành 2 nhóm: nấm đảm và nấm túi; (3) Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành 2 nhóm là nấm đơn bào và nấm đa bào; (4) Dựa vào đặc điểm bên ngoài có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc; (5) Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; (6) Để phòng chống các bệnh về nấm cần: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh, vệ sinh môi trường, không cần vệ sinh cá nhân. Số phát biểu không đúng về Nấm là:……………………….. Câu 3. Thực vật được chia thành các nhóm là….,…,…,….
  4. Câu 4. Động vật thuộc lớp Cá có những đặc điểm nào dưới đây? (1) Hô hấp bằng mang. (2) Di chuyển bằng vây. (3) Da khô, phủ vảy sừng. (4) Sống ở nước. Động vật thuộc lớp Cá có những đặc điểm là: ……………………………….. PHẦN IV: Tự luận. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho bài tập sau Câu 1: Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây ra trên da người? Câu 2: Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 3: Cho các loài sau: Hoa phượng, cây rêu, cá chép, chim bồ câu, thỏ. Em hãy xây dựng sơ đồ khoá lưỡng phân để phân loại chúng. Câu 4: a. Kể tên các ngành động vật không xương sống. Mỗi ngành cho 1 ví dụ b. Cho các thực phẩm, đồ dùng sau: Đường mía, mật ong, bàn gỗ thông, dầu đậu nành, áo da bò. Những loại nào có nguồn gốc từ động vật, những nào có nguồn gốc từ thực vật Câu 5: Nêu vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0