Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
Hãy tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II KHTN LỚP 7 Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi để hai cực khác tên gần nhau. Câu 2. Cho hình vẽ. Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào mạnh nhất? A. Vị trí 1. B. Vị trí 2. C. Vị trí 3. D. Vị trí 4. Câu 3. Từ phổ là A. Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm. B. Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng. C. Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm. D. Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm. Câu 4. Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. cả hai nửa đều mất từ tính. C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc Nam. D. một nửa là một nam châm và một nửa không có từ tính. Câu 5. Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? A. Dùng kéo. B. Dùng nam châm. C. Dùng kìm. D. Dùng panh. Câu 6. Có một số thanh kim loại làm bằng đồng và một số thanh làm bằng sắt mạ đồng. Chúng ta có thể sử dụng cách nào dưới đây để phân loại chúng? A. Đưa nam châm lại gần các thanh kim loại, nam châm hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng.
- B. Treo các thanh kim loại lên sợi dây mảnh, thanh bằng sắt mạ đồng khi cân bằng sẽ chỉ hướng Bắc Nam, thanh bằng đồng sẽ chỉ hướng bất kì. C. Cọ xát các thanh vào mảnh vải khô, thanh bằng sắt mạ đồng sau khi cọ xát sẽ hút được các vụn giấy. D. Đưa miếng nhựa đưa lại gần các thanh kim loại, miếng nhựa sẽ hút thanh bằng sắt mạ đồng và không hút thanh bằng đồng. Câu 7. Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là thanh nam châm D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm Câu 8.Trao đổi chất là quá trình A. cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo chất mới cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải. B. cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải. C. cơ thể lấy năng lượng từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo chất mới cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải. D. cơ thể lấy các chất từ môi trường, tích luỹ các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải. Câu 9. Chuyển hoá năng lượng là A. Sự biến đổi từ chất này sang chất khác B. Sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. C. Sự biến đổi từ năng lượng thành các chất. D. Sự biến đổi từ các chất thành các năng lượng. Câu 10. Traođổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng với. A. sự chuyển hoá năng lượng B. sự biến đổi chất C. sự trao đổi năng lượng D. sự sống của sinh vật Câu 11. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
- A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản B. Quá trình chuyển hoá năng lượng C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng Câu 12. Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường A. CO2 B. Phân. C. Oxi. D. Nước tiểu, mồ hôi. Câu 13. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là: A. hàm lượng nước, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. B. hàm lượng nước, nồng độ khi oxygen, nhiệt độ. C. nồng độ khí oxygen, nồng độ khí carbon dioxide, nhiệt độ. D. hàm lượng nước, nồng độ khi oxygen, nồng độ khi carbon dioxide, nhiệt độ. Câu 14. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Tuỳ theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau. (2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào. (3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản. (4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt. (5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất. A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 15. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, carbondioxide. B. ánh sáng, diệp lục. C. oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 16. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng. B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng. C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng. D. Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng. Câu 17. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào. B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP. C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử.
- D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào. Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự trao đổi khí trong quang hợp? A. Khi khí khổng mở, khí oxygen và hơi nước đi vào, khí carbon dioxide đi ra. B. Khi khí khổng mở, khí oxygen và hơi nước đi ra, khí carbon dioxide đi vào. C. Khi khổngmở, khi oxygenvà carbondioxidedi vào, hơi nước đi ra. D. Khi khổng mở, khí oxygen đi ra, hơi nước và carbon dioxide đi vào. Câu 19. Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thư tự của cơ quan hô hấp ở người: A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi D.Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản, Câu 20. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, có thể làm tăng dưỡng khí cho cá cảnh bằng cánh nào A. Thả rong hoặc cây thuỷ sinh khác vào bế cá B. Tăng nhiệt độ trog bể C. Thắp đèn cả ngày và đêm D. Đổ thêm nước vào bể cá Câu 21: Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào? A. Giữa đường ray và toa tàu được bôi một loại dầu đặc biệt nên ma sát rất nhỏ. B. Khối lượng của tàu rất nhẹ nên tàu sẽ đi nhanh hơn. C. Đường ray và toa tàu được làm bằng vật liệu rất cứng nên giúp giảm ma sát. D. Đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát. Câu 22: Kim la bàn thường được làm bằng( Bài 16 nhận biết) A. Đồng. B. Nhôm. C. Nam châm. D. Nhựa. Câu 23: Người ta quy ước chiều của đường sức từ như thế nào?
- A. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Bắc. B. Chiều của đường sức từ đi ra từ cực Nam. C. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của kim nam châm đặt gần nó. D. Chiều của đường sức từ phụ thuộc vào sự sắp xếp của mạt sắt đặt gần nó. Câu 24: Cơ quan chính thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là A. Lá B. thân C. rễ D. hoa Câu 25: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là A. Diệp lục. B. Khí khổng. C. Lục lạp. D. Tế bào chất Câu 26: Cho các yếu tố sau: 1. Ánh sáng 2. Nhiệt độ 3. Hàm lượng khí carbon dioxide 4. Nước Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4. Câu 27: Khi làm thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây phải bịt một phần lá thí nghiệm bằng giấy màu đen nhằm mục đích A. Ngăn cản quá trình quang hợp ở phần lá bị bịt băng giấy đen. B. Tăng cường quá trình quang hợp ở các phần lá không bịt băng giấy đen. C. Tập trung không khí và ánh sáng cho các phần lá không bịt băng giấy đen. D. Ngăn cản quá trình trao đổi khí ở phần lá bị bịt băng giấy đen. Câu 28: Hô hấp tế bào là A. Quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. B. Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh sản. C. Quá trình tế bào phân giải chất vô cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển. D. Quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 29: Hô hấp tế bào có vai trò như thế nào trong hoạt động sống của sinh vật? (
- A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật. B. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật. C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật. D. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật. Câu 30: Hô hấp tế bào diễn ra trong một bào quan của tế bào được gọi là A. ti thể B. lục lạp C. không bào D. nhân Phần II. Tự Luận Câu 1. Cho hình vẽ gồm Trái đất và một kim nam châm A. a) Xác định cực của kim nam châm A. b) Xác định chiều của đường sức từ (1). c) Giải thích vì sao Trái Đất là một nam châm khổng lồ? Câu 2 Trong điều kiện có dòng điện yếu chạy vào ống dây dẫn của nam châm điện, phải như thế nào để lực từ của nam châm điện mạnh hơn? Câu 3 ̃ ̀ ̀ ̣ ́ ́ ́̉ Em hay trinh bay môt sô yêu tô anh hưởng đên qua trinh quang h ́ ́ ̀ ợp cua cây ̉ xanh. Câu 4. ̀ ̀ ̣ ́ ựa vao kiên th a ) Vao mua găt lua, d ̀ ́ ức hô hâp tê bao em hay đê xuât cac ́ ́ ̀ ̃ ̀ ́ ́ ́ ̉ ̉ ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̣ ̉ cach bao quan thoc cho cac bac ây sau khi cac bac nông dân thu hoach. Giai thich. ́ ́ ̣ ̣ ̀ ̃ ̣ ́ ̣ ́ ước, diêm, tui bong b )Cho cac dung cu va mâu vât sau: Ông nghiêm, côc n ́ ́ ̀ ́ ̃ ́ ́ ́ ̣ đen, canh rong đuôi cho. Em hay thiêt kê thi nghiêm ch ứng minh khi cây quang hợp se giai phong khi O ̃ ̉ ́ ́ 2. Câu 5:Viết sơ đồ dạng chữ thể hiện mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào lá cây?
- Câu 6 Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng? Câu 7: a. Em hãy cho biết tác dụng của việc chống nóng, chống lạnh cho cây? Người ta đã làm gì để chống nóng và chống lạnh cho cây? b. Vì sao các bà con nông dân lại phải xới đất trong quá trình trồng cây? c. Bạn An có ý kiến là nếu chúng ta trồng được nhiều cây xanh thì hạn hán và lũ lụt sẽ giảm? Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của bạn An. Câu 8: a. Em hãy cho biết tại sao một vận động viên có thể nâng tạ lên khỏi mặt đất? b. Ở lá cây xà cừ mặt trên hay mặt dưới của lá có màu sẫm hơn, vì sao lại như vậy? Trong các bể cá cảnh người ta phải thả thêm vào bể các loại rong, làm như vậy có tác dụng gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 88 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 184 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 95 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 126 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 70 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 57 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn