Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 0
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
- ỦY BAN NHÂN DÂN TP.BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG GHKII – MÔN KHTN 7 NĂM HỌC: 2023 – 2024 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Từ trường là gì? Hướng của đường sức từ? Các cực địa từ và các cực địa lí được xác định như thế nào? *Từ trường: - Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ). - Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó. - Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường. * Đường sức từ: - Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường. - Hướng của đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó. - Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi vào cực Nam, ra từ cực Bắc. * Các cực địa từ và các cực địa lí được xác định: - Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất - Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất. - Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau. Nhận xét: Các cực địa từ và cực địa lí không trùng nhau. Câu 2: Nêu cấu tạo của la bàn? Cách sử dụng la bàn để xác định hướng cụ thể? * Cấu tạo la bàn thông thường gồm: một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm. Trên mặt la bàn thường có các vạch chia độ từ 0° - 360° kèm theo các kí hiệu chỉ hướng. * Cách sử dụng la bàn để xác định hướng: - Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn. - Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn. Các cực này thường có kí hiệu hoặc màu khác nhau để phân biệt. - Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt phẳng nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim chỉ hướng Bắc (thường có màu đỏ) trùng khít với vạch ghi chữ N trên mặt la bàn. - Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng Bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định. Câu 3: Cấu tạo của nam châm điện? Trình bày một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống? Vì sao nam châm của cần cẩu dọn rác là nam châm điện? * Nam châm điện - Nam châm điện gồm một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua và bên trong ống dây có lõi sắt. - Khi có dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt trở thành nam châm và có khả năng hút các vật bằng sắt, thép. - Khi tăng (giảm) độ lớn của dòng điện, thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng (giảm). - Khi đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng đổi chiều và độ lớn của lực từ không đổi. * Một số ứng dụng của nam châm điện trong đời sống: - Nam châm điện được ứng dụng trong vận hành tàu đệm từ trường.
- - Nam châm điện được ứng dụng trong chế tạo động cơ điện, máy phát điện. - Nam châm điện được ứng dụng trong cần cẩu chuyển hàng. * Nam châm của cần cẩu dọn rác kim loại là nam châm điện vì: - Nam châm điện có lực từ rất mạnh.Nhờ nam châm này cần cẩu có thể lấy rác kim loại thuận tiện hơn ( rác kim loại thường là hợp kim của sắt, có thể có khối lượng rất lớn). - Nam châm điện có thể điều chỉnh hút, thả vật tùy ý, dễ dàng để đưa rác từ nơi này đến nơi khác. (Khi đóng mạch, nam châm điện sẽ hút rác. Khi ngắt mạch, nam châm điện sẽ thả rác). Câu 4: a) Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp? Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật? - Khái niệm và phương trình quang hợp: HS tự trả lời. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật: ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ… b) Nêu đặc điểm và vai trò của các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp. Các bộ phận của lá cây và chức năng của chúng trong quá trình quang hợp: - Phiến lá: dạng bản dẹt giúp thu nhận được nhiều ánh sáng. - Các tế bào thịt lá có chứa nhiều lục lạp, lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. - Gân lá: chứa mạch dẫn giúp vận chuyển nước cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ là sản phẩm quá trình quang hợp từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây. - Khí khổng (phân bố ở lớp biểu bì mặt dưới lá…): thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước, giúp cho khí oxygen, carbon dioxide, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng. Câu 5: Trong thí nghiệm: Chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp, khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mẫu lá, tại sao phần lá không bịt băng giấy lại đổi màu? Phần lá không bịt bằng băng giấy đen có tạo ra tinh bột trong quá trình quang hợp (khi có ánh sáng), và khi tinh bột gặp iodine sẽ bị chuyển sang màu xanh tím đặc trưng. Câu 6: Vì sao thực vật được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất? Thực vật được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất vì: Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 ra môi trường, cân bằng hàm lượng khí CO 2 và khí O2 trong không khí, đảm bảo cung cấp nguồn khí O 2 cho hoạt động hô hấp diễn ra bình thường ở nhiều sinh vật sống khác, đồng thời thực vật cũng góp phần giảm bụi bẩn, làm không khí trong lành hơn.
- Câu 7: a) Thế nào là quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? Cho ví dụ? b) Đề xuất một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể người: → a) Chuyển hóa các chất trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất. - Ví dụ: + Thực vật tổng hợp đường glucose từ nước và carbon dioxide qua quá trình quang hợp. + Phân giải đường glucose để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. b) Một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể người - Ăn uống đúng bữa, đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể, uống đủ nước. - Vận động vừa sức, tập thể thao thường xuyên. - Xây dựng thời gian biểu học tập, lao động, nghỉ ngơi khoa học, không thức khuya, ngủ đủ giấc (khoảng 6 - 8 tiếng/ngày)... Câu 8: Khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? - Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng… cơ thể hoạt động liên tục nên cần sử dụng nhiều năng lượng. Lúc này, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Do đó: - Nhịp hô hấp của cơ thể tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ oxygen – nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào và đào thải kịp thời khí carbon dioxide – sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào. - Quá trình hô hấp ngoài giải phóng năng lượng cho cơ thể sử dụng còn giải phóng ra nhiệt. Do đó, khi quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, nhiệt lượng tỏa ra càng nhiều khiến nhiệt độ cơ thể tăng hơn mức bình thường. Câu 9: Khái niệm và phương trình hô hấp tế bào? Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Có những biện pháp nào hữu ích cho quá trình hô hấp tế bào ở người? * HS ghi khái niệm, phương trình của quá trình hô hấp tế bào: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ….………………………………………………………………………………………………………….. ….………………………………………………………………………………………………………….. ….………………………………………………………………………………………………………….. *Quá trình hô hâp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường: nhiệt độ, hàm lượng nước, nổng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide… * Những biện pháp hữu ích cho quá trình hô hấp tế bào ở người: - Có chế độ học tập, lao động, hoạt động thể thao vừa sức, tránh thiếu hụt oxygen. - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí; trồng nhiều cây xanh. - Luyện tập hít thở sâu và đều. Không hút thuốc lá, không dùng thuốc lá điện tử - Không sử dụng hoặc tiếp xúc với các chất có tác dụng ức chế quá trình hô hấp… Câu 10: a) Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản? Phơi khô nhằm làm giảm hàm lượng nước trong hạt để giảm cường độ hô hấp tế bào, giúp bảo quản hạt được lâu hơn. b) Vì sao một loại thực phẩm được bảo quản quá lâu dù không bị hư hỏng nhưng vẫn bị giảm chất lượng? Trong quá trình bảo quản, người ta không ức chế hoàn toàn quá trình hô hấp mà chỉ giảm cường độ hô hấp xuống mức tối thiểu. Do đó, trong thời gian dài, các chất hữu cơ trong thực phẩm vẫn bị phân giải làm giảm chất lượng.
- II. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: a/ Hãy vẽ các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C trong hình dưới đây b/ Xác định các cực của nam châm thẳng khi biết chiều của các đường sức từ như hình dưới: Bài 2: Dựa vào Hình 25.2, hãy lập bảng phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào Bài 3: Vẽ sơ đồ mô tả đường đi của các khí qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và quá trình hô hấp. Bài 4: Em hãy chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho các loại lương thực, thực phẩm sau: rau muống, quả nho, củ cà rốt, hạt thóc, hạt ngô, cá lóc, quả táo, thịt gà, hạt đậu đỏ. ******* Chúc các em sức khỏe và học tập tốt *******
- ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Tham khảo) MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian: 60 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Lực tác dụng của nam châm lên các vật có từ tính và các nam châm khác gọi là gì? A. Lực hấp dẫn. B. Lực từ. C. Lực ma sát. D. Lực điện. Câu 2. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. B. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. C. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. Câu 3. Thiết bị nào dưới đây không sử dụng nam châm điện? A. Công tắc điện (loại thường) B. Chuông điện C. Máy phát điện D. Cần cẩu dọn rác kim loại Câu 4. Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây? A. Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. B. Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. C. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ. D. Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ. Câu 5. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất. A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau. D. Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ. Câu 6. Nhận định nào sau đây là sai? A. Cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng hơn so với cây ưa bóng. B. Nhiệt độ thấp (dưới 50C) tạo điều kiện tốt nhất cho cây quang hợp. C. Nhiệt độ quá cao (trên 400C) sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp. D. Không có quang hợp thì không có sự sống trên Trái đất. Câu 7. Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. B. nước, khí oxygen, khí carbon dioxide, nhiệt độ. C. độ ẩm, ánh sáng, khí oxygen, khí nitrogen. D. nước, ánh sáng, khí carbon dioxide, nhiệt độ. Câu 8. Chức năng chủ yếu của gân lá là gì? A. Phân chia, làm tăng kích thước của lá. B. Bảo vệ, che chở cho lá. C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Vận chuyển các chất. Câu 9. Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa? A. Cây không cần nước vào buổi trưa. B. Nhiệt độ cao làm nước bốc hơi nóng làm cây bị héo. C. Nhiệt độ cao nên nước bốc hơi hết cây không hút nước được. D. Vào buổi trưa khả năng thoát hơi nước của lá cây giảm. Câu 10. Quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào?
- A. Quang năng → Hóa năng B. Điện năng → Nhiệt năng C. Hóa năng → Nhiệt năng D. Điện năng → Cơ năng Câu 11. Nhóm nông sản nào sau đây nên được bảo quản bằng cách để trong túi nilon kín (hoặc túi có đục lỗ) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh? A. Rau muống, cà chua, bắp cải B. Hạt lúa, cá thu, hạt lạc C. Thịt heo, khoai tây, hạt đậu D. Hạt lạc, hạt lúa, dưa gang Câu 12. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. tăng cường độ hô hấp tế bào đến mức tối đa. B. giảm cường độ hô hấp tế bào đến mức tối thiểu. C. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. D. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. II/ TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày cách sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí? Câu 2. (2,0 điểm) Quá trình hô hấp tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng… nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? Câu 3: (2,0 điểm) a/ Nêu khái niệm và viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp? b/ Nêu đặc điểm và vai trò của khí khổng phù hợp với chức năng quang hợp. Câu 4. (1,5 điểm) Dựa vào Hình 25.2, hãy lập bảng phân biệt quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào - HẾT -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 140 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 98 | 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 78 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 187 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
4 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 48 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 74 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 94 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 129 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn