intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN:KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau Câu 1.Khi chúng ta thở ra thì thể tích lồng ngực như thế nào? A. Cơ liên sườn ngoài co. B. Cơ hoành co. C.Thể tích lồng ngực giảm. D. Thể tích lồng ngực tăng. Câu 2. Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm những chất nào sau đây? A. Khí oxygen và glucose. B.Đường và nước. C. Khí Carbon dioxide và năng lượng. D. Khí Carbon dioxide và nước. Câu 3.Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với: A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 4.Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật: A. phát triển kích thước theo thời gian. B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động. C. tích lũy năng lượng. D. tự do vận động trong không gian. Câu 5.Chọn chất thích hợp hoàn thành phương trình quang hợp : A. Cellulose. B. Carbon dioxide. C. Saccharose. D. Hydrogen. Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống “Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng tạo ra …….. cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể”. A. năng lượng. B. hóa năng. C. nhiệt năng. D. cơ năng. Câu 7.Sản phẩm của quang hợp là gì? A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. Oxygen và glucose. C. Nước, hàm lượng khí oxygen và ánh sáng.
  2. D. Nước, hàm lượng khí oxygen và nhiệt độ. Câu 8. Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí tăng quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào? A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp. B. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp. C. Cây sẽ chết vì ngộ độc. D. Cây sẽ quang hợp bình thường. Câu 9.Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào thực vật? A.Khí nitrogen. B.Khí oxygen. C. Khí carbon dioxide. D. Khí hydrogen. Câu 10. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là bao nhiêu? A. B. C.D. Câu 11. Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật? A. Quang năng → Hóa năng. B. Điện năng → Nhiệt năng. C.Hóa năng → Nhiệt năng.D. Điện năng → Cơ năng. Câu 12.Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi chất gì? A. Glucose. B.Maltose. C.Saccharose. D. Cellulose. Câu 13. Cơ quan nào giúp thực vật trao đổi khí với môi trường? A. Lục lạp. B. Rễ. C. Khí khổng. D. Mô dậu. Câu 14. Ở cá cơ quan nào diễn ra quá trình trao đổi khí? A. Mang. B. Phổi. C. Da. D. Hệ thống ống khí. Câu 15. Thế nào là quá trình trao đổi khí ở phổi? A.Trao đổi khí ở phổi là sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phổi vào máu. B. Trao đổi CO2 từ máu vào không khí ở phổi. C.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ máu vào không khí ở phổi và của CO2 từ không khí ở phổi vào máu. D.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O 2 từ không khí ở phổi vào máu và của CO 2 từ máu vào không khí ở phổi. Câu 16. Trong chăn nuôi, vào mùa đông, người ta thường lắp đèn để sưởi ấm cho vật nuôi nhằm cải thiện sức chống chịu cho vật nuôi. Ứng dụng này dựa trên ảnh hưởng của nhân tố nào đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi?
  3. A. Đặc điểm của loài. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Dinh dưỡng. Câu 17. Chất chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể người là chất gì? A. Đường. B. Chất đạm. C. Tinh bột. D. Nước. Câu 18. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Ban ngày. B. Ban đêm. C. Ban ngày và ban đêm. D. Buổi sáng. Câu 19. Ý nghĩa của quá trình hô hấp ở tế bào là: A. đảm bảo sự cân bằng khí Oxygen và carbon dioxide trong khí quyển. B. tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể. C.chuyển hóa năng lượng thành carbon dioxide và nước. D. thải các chất độc hại ra khỏi tế bào. Câu 20.Nồng độ khí oxygen là bao nhiêu mà ở đó thực vật giảm hô hấp tế bào? A. < 5%. B.> 5%. C. < 10%. D.> 10%. Câu 21. Nhóm chất dinh dưỡng ở thực vật là nhóm nào? A. Đạm. B. Khoáng. C. Vitamin. D. Đường. Câu 22. Trong quá trình hô hấp tế bào oxygen đóng vai trò như thế nào? A. Sản phẩm. B. Dung môi. C. Nguyên liệu. D. Năng lượng. Câu 23. Cây trồng hấp thụ các chất khoáng chủ yếu dưới dạng nào? A. Tinh thể. B. Các hợp chất hữu cơ. C. Các muối hòa tan. D. Hợp chất vô cơ. Câu 24. Trong quá trình quang hợp ở thực vật nước đóng vai trò như thế nào? A. Nguyên liệu. B. Dung môi. C. Chất xúc tác. D. Năng lượng. Câu 2.Yếu tố nào sau đây không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? A. Nhiệt độ. B. Carbon dioxide. C. Oxygen. D. Tinh bột. Câu 26. Nồng độ khí carbon dioxide thấp nhất mà cây xanh tiến hành quang hợp được là bao nhiêu? A. 0,001% - 0,01%. B. 0,001% - 0,08%. C. 0,005% - 0,02%. D. 0,008% - 0,01%.
  4. Câu 27. Nồng độ bao nhiêu thì khí carbon dioxide gây ức chế hô hấp? A. 4% - 6%. B. 2% - 5%. C. 3% - 5%. D. 2% - 4%. Câu 28. Người nông dân thường bảo quản hành tỏi để không bị mọc mầm bằng cách nào? A. Phơi khô rồi cất trong thùng kín. B. Phơi khô rồi cất trong bao tải. C. Phơi khô rồi treo lên giàn bếp. D. Phơi khô rồi cất vào xó nhà. Câu 29. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại? A. Củ đậu. B. Rau muống. C. Lạc. D. Cà rốt. Câu 30. Loài thực vật nào dưới dây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, thiếu nước kéo dài? A. Sen. B. Xương rồng. C. Ngô. D. Hoa hồng. Câu 31. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là A. tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào. B. giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào. C. giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu. D. tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa. Câu 32. Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbonic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài? A. Phổi. B. Dạ dày. C. Thận. D. Gan. Câu 33. Sắp xếp các bước sau đây theo đúng trình tự thí nghiệm chứng minh quang hợp giải phóng oxygen. (1) Để một cốc ở chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc còn lại để ra chỗ nắng. (2) Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đẩy nước rồi úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào. (3) Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra, bịt kín ống nghiệm và lấy ống nghiệm ra khỏi 2 cốc rồi lật ngược lại. (4) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. A. 2 – 1 – 4 – 3. B. 1 – 4 – 3 – 2. C. 1 – 4 – 2 – 3. D. 2 - 1 - 3 – 4. Câu 34. Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm A. Oxi, nước và năng lượng. B. Nước, đường và năng lượng. C. Nước, khí cacbonic và đường. D. Khí cacbonic, đường và năng lượng
  5. Câu 35. Quá trình hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây? A. Lục lạp B. Ti thể C. Không bào D. Ribosome II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1:Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào. Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể. Câu 2: Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp ở thực vật ? Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa? Câu 3. a,Trình bày vai trò của lá cây với chức năng quang hợp. b, Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao, … bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp? Câu 4:Vì sao khi di chuyển cây đi trồng ở nơi khác, người ta thường cắt bớt một phần cành, lá? ---------- Hết ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2