intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN KHTN- LỚP 8 A. PHÂN MÔN SINH HỌC: I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Chức năng của hệ bài tiết là A. điều chỉnh nồng độ muối trong cơ thể và loại thải muối ra ngoài thông qua quá trình lọc máu hình thành nước tiểu. B. tạo ra các loại hormone giúp điều chỉnh, điều hòa, duy trì hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. C. lọc thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong trao đổi chất và chất gây độc cho cơ thể. D. vận chuyển máu đến thận để loại bỏ các chất độc, chất không cần thiết, chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Câu 2. Mỗi quả thận gồm A. Khoảng 1 triệu đơn vị chức năng B. khoảng 2 triệu đơn vị chức năng C. khoảng 3 triệu đơn vị chức năng D. khoảng 4 triệu đơn vị chức năng Câu 3. Trong hệ bài tiết nước tiểu, cơ quan nào sau đây giữ vai trò quan trọng lọc máu và hình thành nước tiểu? A. Thận. B. Bóng đái. C. Ống đái. D. Ống dẫn nước tiểu. Câu 4. Môi trường trong của cơ thể gồm: A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. Máu, nước mô, bạch huyết. C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể. D. Máu, nước mô, bạch cầu. Câu 5: Trong cơ thể sống, tế bào nằm chìm ngập trong loại dịch nào ? A. Nước mô B. Máu C. Dịch bạch huyết D. Dịch nhân Câu 6: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ? A. Huyết tương B. Hồng cầu C. Bạch cầu D. Tiểu cầu Câu 7: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là gì? A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài. B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào Câu 8. Chúng ta nhìn thấy vật là nhờ cơ quan nào ? A. Thị giác. B. Thính giác. C. Vị giác. D. khứu giác. Câu 9. Bệnh nào sau đây liên quan đến hệ thần kinh? A.Bệnh Parkinson B.Bệnh viêm ruột C.Bệnh gút. D.Bệnh hở van tim. Câu 10. Tai được chia ra làm 3 phần, đó là những phần nào? A. Vành tai, tai giữa, tai trong. B. Tai ngoài, tai giữa, tai trong. C. Vành tai, ống tai, màng nhĩ. D. Tai ngoài, màng nhĩ, tai trong. Câu 11. Bộ phận trung ương của hệ thần kinh gồm: A. Não, tủy sống. B. Dây thần kinh, hạch thần kinh. C. Não, dây thần kinh, hạch thần kinh. D. Tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh. Câu 12. Bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh gồm: A. Dây thần kinh, hạch thần kinh. B. Tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh 1
  2. C. Não, dây thần kinh, hạch thần kinh. D. Não, tủy sống Câu 13. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hormone nào dưới đây? A. GH. B. Glucagôn. C. Insulin. D. Ađrênalin. Câu 14. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác? A.Tuyến sinh dục. B.Tuyến yên. C.Tuyến giáp. D.Tuyến tuỵ. Câu 15. Tuyến nào sau đây là tuyến nội tiết A. Tuyến gan B. Tuyến nước bọt C. Tuyến vị D. Tuyến yên II. TỰ LUẬN Câu 1. a) Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. b) Em hãy nêu biểu hiện và cách phòng chống đối với bệnh tiểu đường? Câu 2 . Hãy đề xuất các cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình. Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa để bảo vệ bản thân và gia đình. Câu 3: a) Hãy kể tên một số bệnh, tật về mắt và cách phòng tránh? b)Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe xóc nhiều? c) Em hãy cho biết các bạn học sinh hiện nay hay bị mắc loại tật nào về mắt? Em hãy đề xuất các biện pháp giúp hạn chế loại tật về mắt trên. Câu 4. a) Hãy nêu cấu tạo và vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể? b) Hãy nêu cách phòng bệnh về hệ thần kinh? c) Hãy trình bày tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh ở người? B. PHÂN MÔN HÓA HỌC: I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây? A. Đỏ. B. Xanh. C. Tím. D. Vàng Câu 2: Base nào là kiềm? A. Ba(OH)2. B. Cu(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)2. Câu 3: Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường: A. Trung tính B. Base C. Acid D. Muối Câu 4: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất base là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 5: Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và O, trong đó Al có hóa trị III là A. Al2O3 B. Al3O2 C. AlO D. AlO3 Câu 7: Đáp án nào dưới đây có tên gọi đúng với công thức của oxide? A. CO: carbon (IV) oxide B. CuO: copper (II) oxide C. FeO: iron (III) oxide D. CaO: calcium trioxide Câu 8: Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxide: A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl B. MgO, CaO, CuO, FeO. C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4 D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO Câu 9: Dãy gồm các dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. NaOH, BaCl2, HBr, KOH. B. NaOH, Na2SO4, KCl, H2O2. C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH. D. NaOH, NaNO3, KOH, HNO3. 2
  3. Câu 10: Một loại nước thải có pH lớn hơn 7. Có thể dùng chất nào sau đây để đưa nước thải về môi trường trung tính? A. Ca(OH)2. B. H2SO4. C. NH3. D. CaCl2. Câu 11: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là A. CuO. B. SO2. C. MgO. D. Al2O3. Câu 12: Đốt cháy 1,8 g kim loại M, thu được 3,4 g một oxide. Công thức của oxide đó là A. Fe2O3. B. CaO. C. Na2O. D. Al2O3. II. BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1: Cho CTHH của một số chất sau: P2O5, Ca(OH)2; HCl; Fe2O3; HNO3; SO2; H2SO4; NaOH; CuO; KOH. Hãy phân loại và gọi tên các chất trên, đâu là acid, base, oxide. Oxide acid base Oxide Gọi tên P2 O 5 Ca(OH)2 HCl Fe2O3 HNO3 SO2 H2SO4 NaOH CuO KOH Câu 2:Viết công thức hoá học của các chất sau đây: .................... : Magnesium oxide ....................... : sodium hydroxide .....................:Carbondioxide ....................... : calcium hydroxide .....................: Iron (III) oxide ........................: iron(III) hydroxide ..................... :Sulfur dioxide ....................... : aluminium hydroxide Câu 3:. Trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl (dụng cụ, hoá chất có đủ). Câu 4: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: (1) Mg + ……………… → MgO (2) Al + O2 → ………….. (3) MgO + ……………. → MgCl2 + H2 O (4) SO2 + ……………... → Na2SO3 + H2O (5) Mg + H2SO4  …………… + ……………  (6) NaOH + HCl  …………… + ……………..  Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 34,4 gam Al trong không khí, sau phản ứng thu được Al2O3 a. Viết PTHH b. Tính khối lượng Al2O3 thu được. c. Tính thể tích( đkc) không khí cần thiết, coi oxygen chiếm 20% thể tích không khí. C.PHÂN MÔN VẬT LÝ I. TRẮC NGHIỆM 1)Nguồn điện là thiết bị: A. Sản xuất ra các êlectrôn. B. Trên đó có đánh dấu hai cực. 3
  4. C. Để duy trì dòng điện trong mạch. D. Luôn bị nhiễm điện. 2) Sẽ có dòng điện chạy qua khi: A. Khi nối các thiết bị tiêu thụ điện với nguồn điện. B. Mạch điện có chứa đầy đủ các thiết bị điện và nguồn điện. C. Các thiết bị điện và nguồn điện được nối kín bằng dây dẫn. D. Khi nguồn điện có điện và có các thiết bị điện. 3) Một đèn pin đang sáng, nếu tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Đèn vẫn sáng B. Đèn không sáng C. Đèn sẽ bị cháy D. Đèn sáng mờ. 4) Đồ dùng nào dưới đây thường sử dụng nguồn điện là pin? A. Đồng hồ B. Xe máy C. Ô tô D. Tủ lạnh. 5) Khi nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ nhưng bóng đèn vẫn không sáng. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể là A. Dây tóc bóng đèn bị đứt B. Các đầu dây nối vặn chưa chặt với hai cực pin, với hai chốt của đèn. C. Pin đã hết D. Cả ba ý trên đều có thể là nguyên nhân. 6) Chọn phát biểu đúng A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian 7) Quy ước nào sau đây là đúng? A. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện B. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện C. Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín D. Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín 8) Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện? A. Bàn ủi điện B. Nồi cơm điện C. Bếp dầu D. Bếp điện 9) Phát biểu nào dưới đây sai? A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau. B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện. C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối. D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện. 10) Các dụng cụ điện hoạt động được là do: A. Có dòng điện chạy qua nó B. Được mắc với nguồn điện C. A và B đều đúng D. A và B đều sai 11) Những đồ dùng nào sau đây sử dụng nguồn điện là ắc – qui? A. Đồng hồ treo tường B. Ôtô C. Nồi cơm điện D. Quạt trần 12) Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện là các……………dịch chuyển có hướng A. Electron B. Ion âm C. Điện tích D. Cả A, B, C đều đúng 4
  5. 13) Chiều dòng điện là chiều từ………………..qua…………..và………………tới của nguồn điện A. Cực dương, dẫn dây, cực âm, thiết bị điện B. Cực dương, dẫn dây, thiết bị điện, cực âm C. Cựa âm, dẫn dây, thiết bị điện. cực dương D. Cực âm, thiết bị điện, dẫn dây, cực dương 14) Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của các hạt mang điện tích gọi là: A. Dòng điện B. Dòng điện không đổi C. Dòng điện một chiều D. Dòng điện xoay chiều 15) Điền vào chỗ trống: "Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột ..." A. Giảm quá mức B. Tăng quá mức C. Thay đổi liên tục D. Đáp án khác 16) Cầu chì có tác dụng gì? A. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột giảm quá mức. B. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. C. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. D. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột giảm quá mức. 17) Để ngắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể can thiệp trực tiếp, ta sử dụng? A. Rơ le B. Cầu chì C. Biến áp D. Vôn kế 18) Điền vào chỗ trống: "Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và ..." A. Ngắt mạch điện B. Đổi chiều dòng điện C. Cảnh báo sự cố xảy ra. D. Cung cấp điện 19) Sơ đồ mạch điện là: A. Ảnh chụp mạch điện thật B. Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện C. Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó D. Hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ 19) Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường? A. Máy bơm nước chạy điện B. Công tắc C. Dây dẫn điện ở gia đình D. Đèn báo của tivi 20) Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Bàn là điện B. Máy sấy tóc C. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước 21) Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng sinh lí C. Tác dụng từ D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học 22) Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do: A. Tác dụng sinh lí của dòng điện B. Tác dụng hóa học của dòng điện C. Tác dụng từ của dòng điện D. Tác dụng nhiệt của dòng điện 5
  6. 23)Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt? A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh. C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện. D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm. 24) Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong: A. Chạy điện khi châm cứu. B. Chụp X – quang C. Đo điện não đồ D. Đo huyết áp 25) Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích? A. Bàn ủi B. Máy sấy tóc C. Lò nướng điện D. Cả A, B, C đều đúng 26) Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi? A. Nồi cơm điện B. Quạt điện C. Máy thu hình (tivi) D. Máy bơm nước 27) Cường độ dòng điện được kí hiệu là A. V B. A C. U D. I 28) Phát biểu nào dưới đây là sai? Đơn vị của hiệu điện thế là: A. Vôn (V) B. Ampe (A) C. Milivôn (mV) D. Kilovôn (kV) 29)Ampe kế là dụng cụ để đo: A. cường độ dòng điện B. hiệu điện thế C. công suất điện D. điện trở 30)Chọn câu trả lời sai: Vôn kế là dụng cụ để đo A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện. B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch. D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện. 31)Chọn câu trả lời đúng: Số chỉ của ampe kế: A. Cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện B. Là giá trị của cường độ dòng điện C. Cả hai câu A và B đều sai D. Cả hai câu A và B đều đúng 32) Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa: A. Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết B. Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện C. Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì D. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế II. TỰ LUẬN: 1) Dòng điện và nguồn điện là gì? Phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện. Cho ví dụ vật dẫn điện và vật cách điện. 2) Cấu tạo một mạch điện đơn giản gồm những có những dụng cụ gì? Nêu quy ước chiều dòng điện. 3) Dòng điện có những tác dụng nào? Cho ví dụ cho mỗi tác dụng. 4) Cường độ dòng điện đặc trung cho yếu tố nào của dòng điện? Dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì? Đơn vị đo của hiệu điện thế và cường độ dòng điện? ***************************************** 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2