intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, BR-VT

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 NĂM HỌC 2024-2025 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM A. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN: Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất *Phân môn Vật lí: Câu 1: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song: A. Rtđ = R1 - R2 B. 1  1  1 R tđ R1 R2 C. Rtđ = R1 + R2 D. 1  1  1 R tđ R1 R2 Câu 2: Quạt điện là dụng cụ biến đổi năng lượng điện năng thành năng lượng nào? A. Quang năng. B. Nhiệt năng. C. Cơ năng. D. Hóa năng. Câu 3: Công suất định mức của dụng cụ điện là A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được. B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được. C. công suất mà dụng cụ đó có thể đạt được khi nó hoạt động bình thường. D. công mà dụng cụ đó có thể đạt được với hiệu suất cao nhất. Câu 4: Trên một bóng đèn có ghi 24 V – 4 W. Công suất điện định mức của bóng đèn là bao nhiêu? A. 3 W. B. 4 W. C. 12 W. D. 15 W. Câu 5: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây. B. Cho nam châm quay trước cuộn dây. C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây. D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm. Câu 6. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng ? A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn. B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
  2. C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi. D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh. Câu 7: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện A. dòng điện cảm ứng. B. dòng điện xoay chiều. C. nam châm điện. D. cường độ dòng điện. *Phân môn Hóa học: Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất có CTPT dạng Cn H2n là alkane. B. Alkene là hydrocarbon mạch hở có một liên kết đôi C=C. C. Alkene không làm mất màu dung dịch KMnO4. D. Alkene tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1: 2. Câu 2. CTCT nào sau đây biểu diễn chất thuộc loại alkene? Câu 3: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn? A. Nhiên liệu khí. C. Nhiên liệu rắn. B. Nhiên liệu lỏng. D. Nhiên liệu hóa thạch Câu 4: Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì: (VD) A. Do dầu không tan trong nước. B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau. C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxygen làm các sinh vật dưới nước bị chết. D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lý. Câu 5: Nhận xét nào sau đây là sai? A. Ethylic alcohol là chất lỏng, không màu. B. Ethylic alcohol tan vô hạn trong nước. C. Ethylic alcohol có thể hòa tan được iodine. D. Ethylic alcohol nặng hơn nước. Câu 6: Tính chất vật lí của ethylic alcohol là A. Chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như ioden, benzen,…
  3. B. Chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iodine, benzen,… C. Chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iodine, benzen,… D. Chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iodine, benzen,… Câu 7: Xăng sinh học là sản phẩm trộn cồn sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu sinh học như phoi bào, mùn cưa,... (có thành phẩn chủ yếu là ethylic alcohol) vào xăng A92 theo tỉ lệ thể tích nhất định. Theo em, nhờ tính chất vật lí nào của ethylic alcohol mà nhà sản xuất pha trộn được xăng E5 (xăng sinh học)? A. Do ethylic alcohol hòa tan được xăng B. Do xăng hòa tan được ethylic alcohol C. Do ethylic alcohol khi cháy tỏa nhiều nhiệt D. Do khối lượng riêng của ethylic alcohol nhỏ Câu 8: Giải thích vì sao có thể dùng cồn (cồn y tế, cổn công nghiệp, ...) để tẩy vết sơn tường bị dính trên quần áo. Hãy trình bày cách tẩy sạch vết sơn này. A. Vì ethylic alcohol hòa tan được sơn B. Vì ethylic alcohol làm sơn bay hơi hết C. Vì ethylic alcohol là chất lỏng nên có thể rửa trôi được sơn D. Vì ethylic alcohol phản ứng hóa học với sơn, sinh ra chất bay hơi hết * Phân môn Sinh học: Câu 1: Hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân gọi là A. Quy luật phân li. C. Di truyền liên kết. B. Quy luật phân li độc lập. D. Di truyền hoán vị. Câu 2. Đâu là ứng dụng của công nghệ di truyền trong pháp y? A. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh từ lâu. B. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người. C. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene. D. Công nghệ tạo giống động vật biến đổi gene. Câu 3: Ứng dụng công nghệ di truyền và trong nông nghiệp để
  4. A. Gia tăng sâu bệnh hại cây. B. Đánh dấu sinh vật gây hại. C. Tạo giống cây, vật nuôi có hệ gene biến đổi mang đặc tính mong muốn. D. Tạo giống cây, vật nuôi thuần chủng mang đặc tính bất kì. Câu 4: Quan sát hình ảnh về các tật di truyền ở người, hãy chọn những tật di truyền đúng trong các đáp án sau: Câu 5: Những tác nhân nào dưới đây không gây ra bệnh di truyền ở người? a b c Hở khe môi hàm A. Ô nhiễm tiếng ồn B. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất C. Chất phóng xạ từ các vụ nổ, thử vũ khí hạt nhân D. Hóa chất độc hại từ công nghiệp E. Thuốc trừ sâu, diệt cỏ B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG- SAI: *Phân môn Vật lí: Câu 1: Trong thí nghiệm khảo sát đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 = 20 Ω. và R2 = 30 Ω. được mắc song song vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi U = 12V. Một học sinh đã đưa ra các nhận định dưới đây. Bằng kiến thức của mình, em hãy nhận định đúng, sai:
  5. Đúng Sai a) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R 1 lớn hơn cường độ dòng điện chạy qua điện trở R2. b) Điện trở tương đương của đoạn mạch là 50 Ω. c) Cường độ dòng điện trong mạch khi đó là 0,24 A. *Phân môn Hóa học: Câu 1: Học sinh đánh dấu (x) Đúng Sai a Dầu mỏ hình thành do sự phân hủy xác động thực vật (dưới tác dụng của vi khuẩn) thành các hydrocarbon (thành phần chính của dầu mỏ), và một quá trình hình thành địa chất lâu dài, nó là nhiên liệu hóa thạch. Sau thời gian sử dụng sẽ hết.Vì vậy, dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. b Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. c Dầu mỏ lại được gọi là nhiên liệu hóa thạch vì dầu mỏ được tạo ra do sự phân hủy của các sinh vật bị nén trong lòng đất từ hàng triệu năm trước. d Dầu mỏ khai thác ở các nơi khác nhau trên thế giới hầu như giống nhau về thành phần và tính chất. * Phân môn Sinh học: Câu 1: Nhiều biểu hiện bất thường của cơ thể hình thành một nhóm các triệu chứng của bệnh gọi là hội chứng. Các hội chứng di truyền ở người.
  6. Câu hỏi Đúng Sai a. Hội chứng Down là do có thêm một nhiễm sắc thể 21. b. Hội chứng Turner là do mất một nhiễm sắc thể X ở nữ giới. c. Hội chứng Klinefelter chỉ ảnh hưởng đến nữ giới. d. Hội chứng Down không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ Câu 2: Hãy ghép các tác nhân gây bệnh di truyền (cột A) với nguồn phát sinh của chúng (cột B) sao cho phù hợp. Cột A: Tác nhân gây Cột B: Nguồn phát sinh bệnh di truyền 1. Chất phóng xạ A. Từ thuốc bảo vệ thực vật như DDT, 2,4-D 2. Hóa chất công nghiệp B. Từ các vụ nổ, thử nghiệm vũ khí hạt nhân 3. Thuốc trừ sâu, diệt cỏ C. Từ nhà máy, khu công nghiệp, khói thải Câu 3: Những sản phẩm nào sau đây là kết quả của việc ứng dụng công nghệ di truyền tại TP. Vũng Tàu? A. Giống tôm sú nuôi bằng chế phẩm sinh học B. Giống lúa chịu hạn C. Chế phẩm sinh học xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản D. Giống cá rô phi biến đổi gen E. Thực phẩm chức năng chứa Curcumin từ củ nghệ vàng C. TRẢ LỜI CÂU HỎI NGẮN *Phân môn Vật lí:
  7. Câu 1: Quan sát các dụng cụ và thiết bị điện ở hình 1 cho biết: a) Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào? b) Dòng điện cung cấp nhiệt lượng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị điện nào? Câu 2: Một đoạn mạch tiêu thụ điện có công suất 100W, năng lượng đoạn mạch tiêu thụ trong thời gian 20 phút (tính theo kJ) là: …. Câu 3: Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song. *Phân môn Hóa học: Câu 1: Khi nói về thành phần phi hydrocarbon trong dầu mỏ, hợp chất nào là phổ biến nhất làm giảm chất lượng dầu thô là……………… Câu 2: Nhiên liệu là…………………………………………………………… Câu 3: Hoàn thành các PTHH sau và ghi rõ điều kiện ( nếu có) a) C2 H5OH + …….. → C2 H5ONa + …….. b) C2H5OH + …….. → CO2 + …….. c) …….. + H2O → C2 H5OH * Phân môn Sinh học: Câu 10: a. Cơ chế xác định giới tính ở người dựa trên cặp nhiễm sắc thể giới tính nào? b. Sự phân hóa giới tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? c. Ở người, giới tính nam có cặp nhiễm sắc thể giới tính nào? II. PHẦN TỰ LUẬN: *Phân môn Vật lí:
  8. Câu 1: Người ta mắc hai đèn song song với nhau và mắc vào nguồn điện. Biết đèn 1 có điện trở 3 Ω, đèn 2 có điện trở 6 Ω. a) Nếu nguồn điện cung cấp cho đoạn mạch một hiệu điện thế là 6 V . Vẽ sơ đồ mạch điện và tính cường độ dòng điện trong mạch chính . b) Tính công suất của mạch điện và năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong 30 phút. Câu 2: Cho 2 điện trở R1 = 58 Ω, R2 = 32 Ω. Người ta mắc hai điện trở này song song với nhau vào hai điểm A và B với hiệu điện thế U= 30,4V. a) Vẽ sơ đồ mạch điện và tính cường độ dòng điện trong mạch chính. b) Tính công suất của mạch điện và năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong 15 phút. *Phân môn Hóa học: Câu 1. Khái niệm nhiên liệu? Kể tên một số loại nhiên liệu thường dùng cho động cơ đốt trong hiện nay. Có thể dùng than đá, mùn cưa làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong được không? Giải thích? Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 2 dung dịch Ethylic alcohol và Acetic acid? Câu 3: Trình bày tác hại của việc lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn đối với sức khỏe con người? * Phân môn Sinh học: Câu 1: Vận dụng kiến thức về di truyền học, giải thích cơ sở khoa học của các quy định sau: a) Độ tuổi kết hôn: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. b) Hôn nhân 1 vợ 1 chồng. c) Không lựa chọn giới tính thai nhi. Thống nhất nhóm KHTN 9 Ngô Thị Hồng Thúy Trần Thị Vân Phạm Thị Thanh Hải Lưu Thị Chung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2