intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – NH 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6 I/ TRẮC NGHIỆM: Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu mỗi câu em cho là đúng nhất. Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân: A. năm 40 B. năm 41 C. năm 42 D. năm 43 Câu 2. Sự ra đời của nước Vạn Xuân gắn liền với cuộc khởi nghĩa của: A. Hai Bà Trưng. B. Mai Thúc Loan. C. Lý Bí D. Phùng Hưng. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu. B. Hai Bà Trưng. C. Lý Bí. D. Mai Thúc Loan. Câu 4. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của: A. nhà Hán. B. nhà Lương. C. nhà Ngô. D. nhà Đường. Câu 5. Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng (nhiệt đới) là gió: A. Đông cực. B. Tín phong (Mậu Dịch). C. Tây ôn đới. D. Phơn Tây nam. Câu 6. Dụng cụ để đo sự thay đổi độ ẩm không khí là: A. nhiệt kế. B. ẩm kế. C. khí áp kế. D. vũ kế. Câu 7. Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8. Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm? A. Khối khí lục địa. B. Khối khí nóng. C. Khối khí đại dương. D. Khối khí lạnh. Câu 9. Dụng cụ để đo sự thay đổi nhiệt độ không khí là: A. ẩm kế. B. khí áp kế. C. nhiệt kế. D. vũ kế. Câu 10. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng? A. 3 tầng. B. 4 tầng. C. 2 tầng. D. 5 tầng. Câu 11. Nguồn nước trên Trái Đất nhiều nhất ở đâu? A. biển và đại dương. B. nước trên lục địa. C. nguồn nước ngầm. D. băng tuyết. Câu 12. Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: A. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp. B. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp. C. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp. D. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp. II/ TỰ LUẬN: Câu 1. Tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc? * Gợi ý trả lời: Khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời kì Bắc thuộc vì đây là thời kì mà nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, thống trị. Câu 2. Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì? * Gợi ý trả lời: Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa: - Thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, đất nước. - Khẳng định ý chí giành lại độc lập của dân tộc, mong muốn đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân. Câu 3. Trong thời kì Bắc thuộc, nước ta có nhiều tấm gương yêu nước tiêu biểu. Trong số những tấm gương yêu nước dã học, em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ? * Gợi ý trả lời: HS lựa tự lựa chọn nhân vật lịch sử đã học trong giai đoạn Bắc thuộc và lí giải theo lập luận của mình - Phần chọn - Phần lí giải
  2. Câu 4. Thế nào là sông, hệ thống sông? Thế nào là thủy quyển (nước)? Thủy quyển gồm những thành phần nào? * Gợi ý trả lời: - Sông: là dòng nước chảy tương đối ổn định trên bề mặt lục địa và đảo. - Hệ thống sông bao gồm: sông chính, các phụ lưu, chi lưu và cửa sông. - Thủy quyển: là lớp nước bao phủ trên Trái Đất. - Thành phần của thủy quyển: nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%). Câu 5. Thế nào là biến đổi khí hậu? Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu? Trình bày một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu? * Gợi ý trả lời: - Biến đổi khí hậu là: sự thay đổi trạng thái khí hậu so với trung bình nhiều năm. - Biểu hiện: sự nóng lên của Trái Đất, băng tan --> nước biển dâng, thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và thất thường. - Một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu: + Dự trữ lương thực, thực phẩm, sơ tán người và tài sản, ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển… + Sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai, vệ sinh nơi ở, môi trường…. Câu 6. Trình bày một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và biện pháp khắc phục? * Gợi ý trả lời: - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm: do lũ lụt, nhiễm mặn, ô nhiễm do chất thải công nghiệp, nông nghiệp và chất thải sinh hoạt... - Biện pháp khắc phục: xử lí chất thải công nghiệp trước khi xả ra ngoài môi trường, xử lí rác thải sinh hoạt đúng cách, không xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ trong nông nghiệp, … Câu 7. Hãy so sánh sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu? * Gợi ý trả lời: - Thời tiết là: các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, nhiệt độ…xảy ra trong một thời gian ngắn ở 1 địa phương. Thời tiết luôn thay đổi. - Khí hậu ở 1 địa phương là: sự lặp đi, lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định. Khí hậu có tính quy luật. Câu 8. Trình bày những lợi ích và tác hại của sông, hồ đối với sinh hoạt, sản xuất của con người? * Gợi ý trả lời: - Lợi ích: cung cấp nước cho sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, bồi đắp phù sa, giao thông vận tải, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch… - Tác hại: về mùa lũ, nước sông dâng cao, chảy mạnh gây lụt lội, cuốn trôi tài sản và tính mạng của người dân quanh vùng. Chúc các em ôn tập và làm bài kiểm tra tốt!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2