intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Gia Lai

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ 2 (2024 - 2025) Môn: Lịch sử 10 I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN BÀI 10. VĂN MINH VĂN LANG - ÂU LẠC Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hình thành chủ yếu trên lưu vực những dòng sông nào sau đây? A. Sông Hồng, sông Cả, sông Mã. B. Sông Cầu, sông Lam, sông Lô. C. Sông Mê Công, sông Vàm Nao. D. Sông Bạch Đằng, sông Vàm Cỏ. Câu 2. Chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là người A. Khơ-me cổ. B. Việt cổ. C. Hán - Tạng. D. Thái trắng. Câu 3. Nền kinh tế chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. buôn bán. B. đánh cá. C. nông nghiệp. D. công nghiệp. Câu 4. Một trong các tầng lớp được phân hóa trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là A. quý tộc. B. chủ nô. C. nông nô. D. bình dân. Câu 5. Tầng lớp nào chiếm đại đa số dân cư trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là A. nông dân. B. chủ nô. C. nông nô. D. bình dân. Câu 6. Tầng lớp thấp nhất trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc là A. nô tì. B. chủ nô. C. nông nô. D. bình dân. Câu 7. Sau khi lập ra nước Văn Lang, Hùng Vương đặt kinh đô tại A. Cổ Loa. B. Hoa Lư. C. Phong Châu. D. Thanh Hóa. Câu 8. Nhân vật nào sau đây là người đứng đầu nhà nước Văn Lang? A. Lạc hầu. B. Lạc tướng. C. Hùng Vương. D. Thục Phán. Câu 9. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không biết làm nghề thủ công nào sau đây? A. Làm gốm. B. Chế tác đá. C. Luyện kim. D. Dệt lụa màu. Câu 10. Loại lương thực nào sau đây không được cư dân Văn Lang - Âu Lạc thường xuyên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày? A. Gạo nếp. B. Gạo tẻ. C. Bắp nếp. D. Rau, củ. Câu 11. Một trong những loại trang phục được cư dân Văn Lang - Âu Lạc sử dụng là A. áo the. B. khố. C. áo dài. D. sơ-mi. Câu 12. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. nhà sàn. B. nhà nổi. C. lán, trại. D. hang động. Câu 13. Một trong những vị thần được cư dân Văn Lang - Âu Lạc tôn sùng là A. Mặt trời. B. Sắc đẹp. C. Chiến tranh. D. Ánh sáng. Câu 14. Một trong những điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Ai Cập cổ đại là A. hình thành trên lưu vực của dòng sông lớn. B. giỏi về toán, đặc biệt là hình học không gian. C. xây dựng những công trình kiến trúc to lớn. D. liên tục đánh bại kẻ thù xâm lược phương Bắc. Câu 15. Nội dung nào sau đây là nét tương đồng giữa nhà nước Âu Lạc và nhà nước Trung Hoa cổ về chính trị là A. áp dụng chế độ quân sự theo tráng đinh. B. mô hình nhà nước theo hướng quân chủ. C. ruộng đất nằm trong tay tầng lớp chủ nô. D. hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn. 1
  2. BÀI 11. VĂN MINH CHĂM PA - VĂN MINH PHÙ NAM Câu 1. Một trong các vị thần được điêu khắc trên nhiều chất liệu của nền văn minh Chăm-pa và Phù Nam là A. Bra-ma. B. Ra. C. Dớt. D. Lúa. Câu 2. Lãnh thổ ban đầu của nền văn minh Chăm-pa thuộc về khu vực nào trên đất nước Việt Nam hiện nay? A. Bắc bộ. B. Trung bộ. C. Nam bộ. D. Tây nguyên. Câu 3. Nền văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa A. Hi - La. B. phục hưng. C. Ấn Độ. D. Ai Cập. Câu 4. Văn minh Chăm-pa hình thành trên cơ sở văn hóa nào sau đây? A. Đông Sơn. B. Sa Huỳnh. C. Óc Eo. D. Phùng Nguyên. Câu 5. Đơn vị hành chính nào sau đây là nơi cư trú chính của cư dân Chăm-pa? A. Làng xóm. B. Hang động. C. Thị quốc. D. Lãnh địa. Câu 6. Thể chế nhà nước Chăm-pa thời kỳ cổ - trung đại là A. thành bang. B. thị quốc. C. quân chủ. D. cộng hòa. Câu 7. Trong lịch sử, nền văn minh Phù Nam tồn tại trên bộ phận lãnh thổ nào thuộc Việt Nam ngày nay? A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Bộ. D. Trung Bộ. Câu 8. Đơn vị hành chính nào sau đây không xuất hiện ở Chăm-pa? A. Châu. B. Huyện. C. Làng. D. Tổng. Câu 9. Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa thời kỳ cổ - trung đại? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp. Câu 10. Một trong các thương cảng quan trọng của quốc gia Phù Nam là A. Óc Eo. B. Vân Đồn. C. Thanh Hà. D. Phố Hiến. Câu 11. Nội dung nào sau đây là hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam thời kỳ cổ - trung đại? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp. Câu 12. Một trong những tôn giáo chính của cư dân Phù Nam là A. Phật giáo. B. Hồi giáo. C. Kito giáo. D. Nho giáo. Câu 13. Một trong những tín ngưỡng dân gian của cư dân Phù Nam là A. totem nguyên thủy. B. thờ cúng các vật chủ. C. sùng bái núi thiêng. D. hiến tế các vật sống. Câu 14. Một trong những nội dung là nét tương đồng giữa văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam là A. kỹ thuật xây tháp đến nay vẫn còn là bí ẩn. B. bị tiêu diệt bởi sự xâm lược của phương Tây. C. chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Ấn Độ. D. đã phân hóa thành nhiều quốc gia hiện đại. 2
  3. Câu 15. Nội dung nào sau đây nhận xét không đúng về chữ viết của văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam? A. Đã có chữ viết riêng. B. Có nguồn gốc từ Ấn Độ. C. Viết trên giấy Pa-pi-rút. D. Dùng ghi chép thông tin. BÀI 12. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT Câu 1. Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ nền văn minh A. Văn Lang - Âu Lạc. B. Chăm - pa, Phù Nam. C. Đồng Đậu, Gò Tháp. D. Đông Sơn, Sa Huỳnh. Câu 2. Văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ trong bối cảnh đất nước A. rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. B. ổn định và phát triển mạnh. C. mạnh nhất ở Đông Nam Á. D. dưới thời các vua Lê cai trị. Câu 3. Quốc hiệu được sử dụng lâu nhất trong lịch sử Việt Nam là A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Vạn Xuân. D. Đại Việt. Câu 4. Văn minh Đại Việt không tiếp thu yếu tố nào sau đây từ các nền văn minh bên ngoài? A. Tư tưởng. B. Tập tục. C. Kỹ thuật. D. Giáo dục. Câu 5. Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương và đóng đô ở đâu? A. Phong Châu. B. Cổ Loa. C. Hoa Lư. D. Trà Kiệu. Câu 6. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các triều đại Đinh và Tiền Lê đặt kinh đô tại A. Phong Châu. B. Cổ Loa. C. Hoa Lư. D. Trà Kiệu. Câu 7. Năm 1010, vị vua đầu tiên của nhà Lý (Lý Thái Tổ) đã A. tổ chức khoa thi đầu tiên. B. đặt tên nước là Đại Việt. C. cho phát hành tiền giấy. D. dời đô ra thành Đại La. Câu 8. Giai đoạn lịch sử nào sau đây ghi nhận “Văn minh Đại Việt tổn thất nặng nề”? A. Thời kỳ Bắc thuộc. B. Bị nhà Minh cai trị. C. Giai đoạn thuộc Pháp. D. Chiến tranh Nam - Bắc. Câu 9. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nông dân nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII là A. khởi nghĩa Chày vôi. B. phong trào Tây Sơn. C. vận động Duy Tân. D. phong trào chống thuế. Câu 10. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khái niệm văn minh Đại Việt được hiểu là A. sáng tạo vật chất và tinh thần trong kỷ nguyên độc lập. B. những công trình kiến trúc còn lưu giữ lại đến ngày nay. C. những tác phẩm văn học chữ Hán được sáng tác thời Lý. D. kho tàng tri thức quân sự được đúc rút trong chiến tranh. 3
  4. II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Năm 1893, trong quá trình đắp đê, người dân địa phương đã phát hiện ra một chiếc trống đồng và đưa về thờ tại đình làng Ngọc Lũ (Hà Nam). Hiện nay, trống đồng Ngọc Lũ được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc nền văn hóa Đông Sơn là một trong những biểu tượng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.” (SGK Lịch sử 10, Bộ Cánh Diều, trang 53) a. Trống đồng Ngọc Lũ là một biểu tượng tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn. Đ b. Nền văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa đồ đồng đầu tiên của người Việt cổ. S c. Văn hóa Đông Sơn là cơ sở hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Đ d. Văn Lang - Âu Lạc là một trong những nền văn minh cổ tồn tại ở Việt Nam. Đ Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Sự phát triển của trình độ kĩ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời Hùng Vương không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội. Một số thợ thủ công tách khỏi nông nghiệp.” (Trương Hữu Quýnh: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, trang 42) a. Thời đại Hùng Vương đã chứng kiến sự phát triển của kỹ thuật và nghề luyện kim. Đ b. Với sự phát triển của kỹ thuật luyện kim, kinh tế của người Việt phát triển mạnh mẽ. Đ c. Kỹ thuật luyện kim của người Việt cổ ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng đến châu Á. S d. Nhờ kỹ thuật luyện kim, xã hội Việt cổ đã phân hóa, chế độ phong kiến hình thành. S Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. Những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân. Với đường bờ biển dài, Vương quốc Chăm-pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. (SGK Lịch sử 10, Bộ Cánh Diều, trang 58) a. Văn minh Chăm-pa là một trong những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. b. Chăm-pa chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa bên ngoài, nhất là Trung Hoa, Ấn Độ. c. Đời sống kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ là nền nông nghiệp trồng lúa nước. d. Nguồn gốc của văn minh Chăm-pa là phát triển trên cơ sở của nền văn hóa Đông Sơn. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây. “Hình thành trên một không gian tương đối rộng lớn với cả ba vùng cảnh quan đồng thời là ba không gian sinh thái tự nhiên: núi rừng, châu thổ và duyên hải, các di tích văn hóa Chăm tìm được ở miền Trung trải dọc từ Quảng Bình (di tích Cao Lao Hạ) ở phía bắc đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai ở phía nam. Trong các 4
  5. vòng tiếp giao xã hội và văn hóa rộng lớn đó, dấu tích văn hóa Chăm còn được phát hiện trên vùng cao nguyên hiện nay như các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.” (SGK Lịch sử 10, Bộ Cánh Diều, trang 58) a. Cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa là dựa trên nền văn hóa đồ đồng Sa Huỳnh. b. Cương vực của văn minh Chăm-pa trải rộng ở cả ba miền Bắc, Trung, Tây Nguyên. c. Nền văn minh Chăm-pa phát triển liên tục từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XIX. d. Chăm-pa cùng Văn Lang - Âu Lạc, Phù Nam là ba trung tâm văn minh cổ ở Việt Nam. III. TỰ LUẬN: 1. Bài 11. VĂN MINH CHĂM PA - VĂN MINH PHÙ NAM - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-Pa về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. 2. Bài 13. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐẠI VIỆT - Tính dân tộc được thể hiện trong những thành tựu của văn minh Đại Việt. - Nền văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. - Đặc điểm văn minh Đại Việt. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
95=>2