intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2022-2023 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc? A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc. B. Xưng vương. C. Đóng đô ở Cổ Loa. D. Đặt tên nước Câu 2.Sau khi Ngô Xương Văn chết, tình hình đất nước như thế nào ? A. Ổn định B. Không ổn định C. Loạn 12 sứ quân D. Dương Tam Kha cướp ngôi Câu 3: Nguyên nhân chính làm cho nhà Ngô suy yếu? A. Quân Nam Hán xâm lược lần 2. B. Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi. C. Do mâu thuẫn nội bộ. D. Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực. Câu 4: Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước? A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Trần Lãm. C. Phạm Bạch Hổ. D. Ngô Xương Xí. Câu 5: Những việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước? A. Đánh dấu quá trình dựng nước bắt đầu. B. Nền độc lập dân tộc được khẳng định. C. Tạo ra nền tảng cho công cuộc phát triển đất nước sau này. D. Nền độc lập dân tộc được khẳng định và tạo ra nền tảng căn bản cho công cuộc phát triển đất nước sau này. Câu 6: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
  2. A. Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt. B. Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng. C. Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt. D. Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ Câu 7: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi. D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi. Câu 8: Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào? A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến B. Vua, quan lại, một số nhà sư C. Vua, quan lại trung ương và địa phương D. Vua, quan lại, thương nhân Câu 9: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm kinh đô? A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư. B. Hoa Lư có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội. C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước. D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước. Câu 10: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê? A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa. C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt. D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ. Câu 11: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt vào thời gian nào?      A. Năm 1010. B. Năm 1045.
  3. C. Năm 1054. D. Năm 1075. Câu 12: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào? A. Cuối năm 1009 B. Đầu năm 1009 C. Cuối năm 1010 D. Đầu năm 1010 Câu 13: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? A. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc B. Củng cố khối đoán kết dân tộc C. Củng cố nền thống nhất quốc gia D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 14: Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là gì và quyết định dời đô về đâu? A. Niên hiệu Thái Bình. Dời đô về Cổ Loa B. Nhiên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Đại La C. Niên hiệu Thiên Phúc. Dời đô về Thăng Long D. Niên hiệu Thuận Thiên. Dời đô về Đại La Câu 15: Thế nào là chính sách "ngụ binh ư nông"? A. cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động B. cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động C. cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động D. cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất Câu 16: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì? A. Đánh du kích B. Phòng thủ C. Đánh lâu dài D. "Tiến công trước để tự vệ" Câu 17: Ai là người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược thời Lý? A. Lý Kế Nguyên
  4. B. Vua Lý Thánh Tông C. Lý Thường Kiệt D. Tông Đản Câu 18: Mùa xuân 1077, gắn với lịch sử dân tộc ta như thế nào? A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long Câu 19: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân. C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 20: “Nam quốc sơn hà Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định rõ ở sách trời Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!” Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên? A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt II. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày tóm tắt những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn trong Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ở thế kỉ X. Câu 2: Em hãy tìm hiểu và lí giải vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh mất. Câu 3: Theo em, cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay
  5. Câu 4: Hãy cho biết tình hình kinh tế, xã hội dưới triều Lý? Câu 5: Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt. Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2