intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi giữa học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲII NĂM HỌC: 2022 ­2023 MÔN : LỊCH SỬ 7 I. Trắc nghiệm Câu 1: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để  chặn thế   mạnh của giặc” đó là câu nói của ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Lý Thường Kiệt D. Lý Công Uẩn Câu 2: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất   Tống cuối năm 1075 là: A. đánh vào cơ quan đầu não của quân Tống B. đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt. C. đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch D. đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm. Câu 3: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn   công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng trong nước. B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham­pa ở phía Nam. D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến. Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của nhà Lý trước âm mưu xâm   lược của quân Tống? 
  2. A. Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy cuộc kháng chiến  B. Triệu tập hội nghị Bình Than C. Đập tan phối hợp tấn công của quân Tống và Chăm­pa.  D. Chủ động tiến hành các biện pháp đối phó Câu 5: Tại sao Lý Thường Kiệt là chủ động giảng hòa? A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo  của dân tộc B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng D. Sự  đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ  thù   chung. Câu 6.  Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần có tên là:   A. Hình thư. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Luật Hồng Đức. D.  Quốc triều hình luật. Câu 7. Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ   (1258) tại đâu?           A. Quy Hóa. B. Đông Bộ Đầu.  C. Chương Dương.                                        D. Hàm Tử. Câu 8. Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ bị quân   Mông Cổ xâm lược (giữa thế kỉ XIII)?
  3. A. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến chiêu dụ. B. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến. C. Cử sứ giả mang theo lễ vật sang Mông Cổ để giảng hòa. D. Thực hiện cuộc tập kích sang đất Mông Cổ để tự vệ II.Tự luận Câu 1: Nhà Tống đã làm gì để thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt? + Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước và mở rộng lãnh thổ. + Xúi Chăm­ pa đánh Đại Việt từ phía Nam + Ngăn cản việc buôn bán của nhân dân 2 nước. + Mua chuộc các từ trưởng miền núi. Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc  đáo? Theo em việc kết thúc chiến tranh của nhà Lý thể hiện điều gì? Gợi ý: Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý độc đáo thể hiện: + Chủ động tiến công để tự vệ, chặn trước thế mạnh của giặc . + Chuẩn bị kháng chiến, tiêu biểu là việc xây dựng phòng tuyến trên sông Như  Nguyệt  + Chủ động tấn công quân Tống khi có thời cơ . + Chủ động kết thúc chiến tranh bằng việc giảng hoà với quân Tống. +Ý nghĩa: Nêu cao tính chất chính nghĩa, nhân đạo và tinh thần yêu chuộng hòa  bình; Câu 3: Trình bày nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt thời Trần? Gợi ý: + Về nông nghiệp:
  4. ­ Nhà Trần thi hành nhiều biện pháp:khai hoang, đắp đê, phòng lụt, xây dựng   thuỷ lợi, miễn giảm tô thuế … + Về thủ công nghiệp: ­ Các xưởng thủ  công nhà nước chuyên việc đóng thuyền chiến, vũ khí, đúc  tiền… ­  Ở  các làng, xã và kinh đô hình thành nhiều làng nghề, phường nghề.. sản   phẩm đa dạng, phong phú +Về thương nghiệp: ­ Hoạt động buôn bán tấp nập ở nhiều nơi. ­Các cửa khẩu, cửa biển trở thành nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thương  nhân nước ngoài: Vân Đồn, Thăng Long.. ­> Kinh tế nhà Trần ngày càng phát triển, Đại Việt trở thành nước giàu mạnh. Câu 4: Nêu tình hình xã hội nước ta dưới thời Trần? Gợi ý: ­ Quý tộc: gồm vua, quan; có nhiều đặc quyền; giữ  chức vụ chủ chốt trong bộ  máy chính quyền, chủ thái ấp, điền trang. ­ Nhân dân lao động: cày cấy ruộng đất công làng xã, hoặc lĩnh canh ruộng đất   của địa chủ. ­ Thợ thủ công, thương nhân: số lượng ngày càng nhiều. ­ Nông nô, nô tì: số lượng khá đông; cày cấy trong điền trang, phục dịch gia đình  quý tộc. Câu 5:Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông   Cổ năm 1258? Gợi ý:
  5. ­Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến đánh   Đại Việt. ­Vua Trần trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên.Trước thế mạnh của  giặc,quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.  ­Nhà Trần thực hiện kế sách “Vườn không, nhà trống”  Giặc vào Thăng Long gặp nhiều khó khăn ­Ta phản công ở bến Đông Bộ Đầu đánh bật quân giặc khỏi Thăng Long. Quân Mông cổ  thua bỏ  chạy về  nước. Cuộc kháng chiến lần thứ  nhất chống   quân Mông cổ kết thúc thắng lợi  ­­­­­HẾT­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2