Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
- TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2022-2023 I. Lí thuyết 1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quan quân triều đình, nhân dân ở mặt trận Đà Nẵng và 6 tỉnh Nam Kì. 2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884). - Nguyên nhân, diễn biến thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, lần thứ hai. - Thái độ của triều đình Nguyễn trước sự tấn công của Pháp. - Nhân dân Bắc Kì kháng chiến chống Pháp. - Trình bày nội dung Hiệp ước Hác Măng và Pa - tơ - nốt và hậu quả. 3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. - Các giai đoạn chính của phong trào Cần Vương. - Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương. - Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử. II. Bài tập 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. Câu 2: Câu nói “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định B. Trương Quyền C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Tri Phương Câu 3: Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?
- A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ. B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng. D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân. Câu 4: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu? A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc. D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo. Câu 5: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng? A. Hoàng Diệu.B. Nguyễn Tri Phương C. Nguyễn Trung Trực.D. Trương Định. Câu 6: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì? A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tết các tỉnh Nam Kì. B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì. C. Chuẩn bị lực lượng đánh Campuchia. D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược. Câu 7: Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì? A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội. C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp. D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa. Câu 8: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc? A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862. B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
- C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy. D. Lợi dụng triều đình nhờ đem quân ra Bắc Kỳ dẹp tan các cuộc khởi nghĩa của nông dân Câu 9: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có có ý ngĩa gì? A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp nhanh chóng rút khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 10: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa. C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai. Câu 11: Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) là gì? A. Làm mất chủ quyền của dân tộc ta. B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì. C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam. D. Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. Câu 12: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp, C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 13: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
- B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng. C. Pháp chờ đợi viện binh. D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục. Câu 14: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Hác - măng (1883)D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp? A.Hiệp ước Hác – măng được kí kết (1883). B.Quân Pháp chiếm được thành Gia Định (1859). C. Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội (1882). D. Hiệp ước Pa – tơ – nốt được kí kết (1884). Câu 16: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? A. Bãi Sậy.B. Hương Khê. C. Yên Thế.D. Ba Đình. Câu 18: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? A. Bãi Sậy.B. Hương Khê. C. Yên Thế.D. Ba Đình. Câu 19: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng nào? A. Dân chủ tư sản.B. Vô sản.
- C. Phong kiến.D. Chủ nghĩa xã hội. Câu 20: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), phong trào Cần vương A. chấm dứt hoạt động. B. chỉ hoạt động cầm chừng. C. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Bộ. D. vẫn hoạt động và quy tụ thành cuộc khởi nghĩa lớn. Câu 21: Hiệp ước đầu tiên mà thực dân Pháp kí với triều Nguyễn trong quá trình xâm lược Việt Nam là A. Hiệp ước Hác – măng.B.Hiệp ước Giáp Tuất. C.Hiệp ước Nhâm Tuất.D.Hiệp ước Pa – tơ – nốt. Câu 22: Nghĩa quân nào đã đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)? A.Trương Định.B.Nguyễn Hữu Huân. C.Nguyễn Trung Trực.D.Nguyễn Tri Phương. Câu 23: Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã A.tìm cách xoa dịu nhân dân. B.tìm cách mua chuộc triều Nguyễn. C.thiết lập bộ máy cai trị. D.ngừng tiến công để củng cố lực lượng. Câu 24: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A.Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. B.Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật. C.Đinh Công Tráng, Phạm Bành. D.Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng. Câu 25: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A.Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật. B.Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám. C.Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng.
- D.Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế. Câu 26: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A.Hoàng Hoa Thám.B.Phan Đình Phùng. C.Đinh Công Tráng.D.Nguyễn Thiện Thuật. Câu 27: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 28: Vì sao phong trào Cần vương thất bại? A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. Câu 29: Nội dung nào phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? A.Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường của dân tộc. B.Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định của kẻ thù. C.Để lại nhiều bài học quý báu cho các phong trào yêu nước sau này. D.Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình xâm lược của kẻ thù. Câu 30: Nội dung nào phản ánh không đúng nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? A.Không có giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh. B.Phong trào không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. C.Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội về quân sự. D.Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết. Câu 31: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào? A. Cho quân tiếp viện.
- B. Cầu cứu nhà Thanh. C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp. D. Thương thuyết với Pháp. Câu 32: Khi Pháp kéo quân ra Bắc Kỳ lần thứ nhất, ai là người trấn thủ thành Hà Nội vào năm 1873? A. Hoàng Diệu.B. Nguyễn Tri Phương, C. Tôn Thất Thuyết.D. Phan Thanh Giản. Câu 33: “Dập dìu trống đánh cờ Xiêu/Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”. Đó là khẩu lệnh đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa của Nguyễn Mận Kiến ở Thái Bình. B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định. C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh. D. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viên- Lưu Vĩnh phúc. Câu 34: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là Tổng đốc của thành Hà Nội? A. Nguyễn Tri Phương.B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết.D. Phan Thanh Giản Câu 35: Lý do nào thúc đẩy thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2(1882)? A. Bắc Kì có nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ B. Bắc Kì là thị trường tiêu thụ rộng lớn C. Bắc Kì có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú D.Thực dân Anh đang dòm ngó Bắc Kì 2.Bài tập tự luận: Câu 1.Trình bày hoàn cảnh ra đời và diễn biến của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? Câu 2.Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối TK XIX? Câu 3. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quần xâm lược? Trước thái độ của triều đình Huế từng buớc đầu hàng thì thái độ của nhân dân ta như thế nào?
- Câu 4.Nhân dân ta đã anh dũng chống trả quân Pháp ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ như thế nào? Câu 5.So sánh thái độ của triều đình với nhân ta trong những năm 1858-1873? Tổ trưởng chuyên môn Nhóm trưởng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 367 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn