intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND TP VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK II TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN Năm học 2022-2023 Môn: Lịch sử 8 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế. C. Phong trào Cần vương. D. Phong trào Duy Tân. Câu 2. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, ở Huế đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. B. Ưng Lịch lên ngôi vua, lấy hiệu là Hàm Nghi. C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế. D. Cuộc phản công ở kinh thành Huế của phe chủ chiến Câu 3: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ? A.Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) C. Hiệp ước Hác - măng (1883) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) Câu 4: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì? A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng. C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội. D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta. Câu 5: Vì sao phong trào Cần vương thất bại? A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? 1
  2. A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 7: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? A. Vơ vét tiền của nhân dân B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”. C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Câu 8: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng. B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Câu 9: Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) không bao gồm nội dung nào sau đây? A. Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì. B. Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Giatô. C. Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Nam Kì. D. Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp tự do vào buôn bán. Câu 10.Theo anh (chị) có phải triều đình Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp ngay từ đầu hay không? Vì sao? A. Có. Vì triều đinh đã chủ động kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất B. Có. Vì triều đình đã thực hiện thủ hiểm, bỏ qua cơ hội kháng chiến chống Pháp C. Không. Vì triều đình đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược D. Không. Vì nhà Nguyễn chú ý phòng thủ đất nước khiến Pháp không dễ dàng chiếm được Nam Kì Câu 11. "Cần vương” có nghĩa là: A. đứng lên cứu nước. B. giúp vua cứu nước. C. chống Pháp xâm lược. 2
  3. D. những điều bậc quân vương cần làm. Câu 12. Sự thất bại của phong trào Cần Vương (1885-1896) đã chứng tỏ điều gì? A. văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh. B. độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến. C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược. D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh. Câu 13. Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, bài học quan trọng nhất rút ra cho các phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau là gì? A. Vấn đề tập hợp đoàn kết lực lượng B. Vai trò của giai cấp lãnh đạo C. Vấn đề đoàn kết quốc tế D. Phương thức tác chiến Câu 14: Điền sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian sau Tháng 2 năm 1859 Ngày 5/6/1862 Ngày 6/6/1884 Ngày 13/7/1885 Câu 15. Cho các cụm từ (từng bước, hoàn toàn,kiên quyết, đường lối) điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau: A. Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình Triều đình Huế đi từ đầu hàng ……(a)….đến đầu hàng……(b)….trước Thực dân Pháp. B. Khi Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược thì Triều đình Huế có tổ chức kháng chiến nhưng thiếu sự.......(c).......không có .......(d)......sáng suốt,linh hoạt. II. TỰ LUẬN Câu 16. Hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Gợi ý trả lời: - Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất. - Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng. => Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. 3
  4. Câu 17. Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Gợi ý trả lời: * Nguyên nhân: - Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy. => Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc. * Diễn biến: - Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. - 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó bị giặc bắt. * Kết quả: - Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội - Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định. Câu 18. Hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Trình bày quá trình phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng ? Gợi ý trả lời: - Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương : + Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) + Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) + Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896) -Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885 Ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. -Phong trào diễn ra hai giai đoạn: + Giai đoạn 1(1885-1888) PT bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. + Giai đoạn 2 (1888-1896) phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2