Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, BR-VT
lượt xem 4
download
Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, BR-VT” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, BR-VT
- UBND TP. VŨNG TÀU Trường THCS Nguyễn Văn Linh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: LỊCH SỬ 9 I. NỘI DUNG ÔN TẬP Ôn tập các bài đã học từ bài 21đến bài 23 II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trắc nghiệm Câu 1: Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân? A. Bắc Sơn B. Đô Lương C. Nam Kì D. Bắc Sơn và Nam Kì Câu 2: Lần đầu tiên lả cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940). B. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941). C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940). D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên. Câu 3: Tháng 8/1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là: A. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu B. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức. C. Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu. D. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trạng. B. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình. C. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.
- D. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 5: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 ở đâu? A. Pác Bó (Cao Bằng) B. Tân Trào (Tuyên Quang) C. Bắc Sơn (Võ Nhai) D. Phay Khắt (Cao Bằng) Câu 6: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật-Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu trong: A. Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945) B. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (13-15/8/1945) D. Đại hội quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945) Câu 7: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Cách mạng tháng Tám 1945 đã thắng lợi hoàn toàn. A. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn tín cho chính quyền cách mạng. B. Hai địa phương cuối cùng trên cả nước (Đồng Nai Thượng, Hà Tiên) giành được chính quyền. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn Độc lập-khai sinh nước VNDCCH” D. Ủy ban dân tộc giait phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước VNDCCH Câu 8: Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trong cả nước, chỉ trong vòng 15 ngày: A. Từ ngày 13- 27/8/1945. B. Từ ngày 14- 28/8/1945. C. Từ ngày 15- 29/8/1945. D. Từ ngày 16- 30/8/1945.
- Câu 9. Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa : A. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ. B. Đội Việt Nam truyên truyền giải phóng quân và đội du kích Bắc Sơn . C. Đội Việt Nam truyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân. D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên . Câu 10: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì thất bại là gì? A. Quần chúng chưa sẵn sàng. B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi. C. Lực lượng vũ trang còn yếu. D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp. Câu 11: Mặt trận Việt Minh ra đời vào ngày tháng năm nào? A. 19/5/1940. B. 19/5/1941. C. 19/5/1942. D. 19/5/1943. Câu12: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận: A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt. B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương. C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Câu 13: Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta dành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho: A. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. B. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.
- C. Cao trào kháng Nhật cứu nước. D. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước Câu 14: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì? A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Câu 15: Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh, lập ủy Ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của: A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945) B. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16/8/1945) C. Hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương (9/3/1945) D. Hội nghị Quân sự Bắc Kì (4/1945) 2.Tự luận (Câu hỏi tham khảo) Câu 1: Em hãy trình bày những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì? Cho biết nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa ? Từ đó em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của các cuộc nổi dậy đầu tiên? Trả lời:
- Nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị kĩ, mới chỉ nổ ra ở một phạm vi nhỏ, thời cơ chưa đến, thực dân Pháp còn mạnh. Ý nghĩa: -Các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần bất khuất về độc lập tự do. -Giáng một đòn mạnh vào thực dân Pháp,là đòn cảnh cáo phát xít Nhật -Là tiếng súng đầu tiên báo hiệu một thời kì đấu tranh mới,thời kì khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền của nhân dân ta. Bài học: Về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang, thời cơ khởi nghĩa và chiến tranh du kích. Câu 2: Trình bày hoàn cảnh,chủ trương mới của Đảng ta trong hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần 8? Trả lời: 2.1.Hoàn cảnh: *Thế giới Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ (9/1939), nước Pháp đã đầu hàng phát xít Đức (6/1940), Phát xít Đức ráo riết chuẩn bị tấn công Liên Xô (22/6/1941). Việc Liên Xô tham chiến làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi.Thé giới hình thành hai trận tuyến: Phe phát xít và phe đồng minh.Việt Nam đứng về phe đồng minh chống phát xít. *Trong nước:
- 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Hội nghị TW lần VIII diễn ra từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Pó (Cao Bằng). 2.2 Hội nghị BCHTW Đảng lần VIII (Từ 10 đến 19/5/1941) Trả lời: Hội nghị TW lần VIII diễn ra từ ngàu 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng) + Về kẻ thù trước mắt: Kẻ thù trước mắt cách mạng Đông Dương là phát xít Nhật- Pháp và tay sai. + Về nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt: Xác định mâu thuẫn dân tộc là gay gắt nhất- >Nhiệm vụ của cách mạng VN là giải phóng dân tộc được đưa lên hàng đầu. Chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu "Cách mạng ruộng đất” bằng khẩu hiệu”Tịch thu ruộng đất của đế quốc chia cho dân nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công", tiến tới thực hiện "người cày có ruộng". + Về hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất Chủ trương thành lập ở Việt Nam một mặt trận lấy tên là "Việt Nam độc lập đồng minh" (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng mang tên "cứu quốc" như Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc.... + Về phương pháp và hình thức đấu tranh: Chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới khởi nghĩa vũ tranh giành chính quyền. Coi việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân. 2.3. Ý nghĩa (Đọc hiểu) + Hội nghị lần thứ Tám đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng được đề ra từ Hội nghị lần thứ VI (11/1939) + Có tác dụng quyết định trong việc động viên toàn Đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng Tháng Tám. + Theo chủ trương của Hội nghị, Mặt trận Việt Minh ra đời và phát triển nhanh chóng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc.
- Câu 3: Nêu vai trò của mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng 8 năm 1945? Trả lời: Đối với cách mạng tháng Tám, Mặt trận Việt Minh đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng (dẫn chứng SGK ) Đây là nhân tố chủ quan tối quan trọng giúp đảng ta có thể chớp thời cơ giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám. Câu 4: Vì sao Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945? Trước tình hình đó Đảng ta đã có chủ trương như thế nào? Vì sao Nhật đảo chính Pháp *Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu phát xít Đức bị thất bại liên tiếp. Liên quân Anh – Mỹ mở trận mới, nước Pháp giải phóng chính phủ kháng chiến Đờ Gông trở về Pa-Ri. – Ở mặt trận Thái Bình dương Nhật đang khốn đốn trước đón tấn công của liên quân Anh, Mỹ. – Ở Đông dương Pháp đang ráo riết hoạt động chờ Đồng minh vào đánh quân Nhật. Trước tình hình đó Nhật buộc phải đảo chính Pháp để chiếm Đông Dương. * Tình hình trong nước: – Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lên nắm chính quyền, tuyên bố giúp đỡ nên độc lập của các dân tộc ở Đông Dương nhưng chúng đã thi hành chính sách bóc lột nhân dân ta trất tàn ác, vì vậy bộ mặt thật của phát xít Nhật bị phơi trần. Trước tình hình đó Ban thường vụ TW Đảng họp hội nghi mở rộng ra chỉ thị: “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Xác định kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm trước mắt của nhân dân ta là phát xít Nhật. Thay khẩu hiệu “Đánh Pháp đuổi Nhật” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật’ Phát động cao trào “ Kháng Nhật cứu nước” làm tiền để cho tổng khởi nghĩa. Câu 5: a. Lập bảng niên biểu các sự kiện chính trong tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945?
- b.Phân tích yếu tố thời cơ trong cách mạng tháng 8? (HS tự làm) c.Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945? Ý nghĩa lịch sử * Trong nước: - Cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, phá tan 2 tầng xiềng xích nô lệ thực dân Pháp và phát xít Nhật. Đồng thời lật nhào chế độ chuyên chế tồn tại gầm 1.000 năm. - Cách mạng tháng Tám đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân từ nô lệ thành người độc lập, tự do. - Cách mạng tháng Tám đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do. * Quốc tế:
- - Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu, tự giải phóng khỏi ách áp bức của đế quốc thực dân. - Thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới đặc biệt là nhân dân Á-Phi. Nguyên nhân thắng lợi * Nguyên nhân khách quan: - Do hoàn cảnh quốc tế thuận lợi,hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh đã đánh bại Đức,Nhật ,bọn Nhật ở Đông Dương suy yếu cực độ,đó là thời cơ để nhân ta vùng dậy đấu tranh. * Nguyên nhân chủ quan: - Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước,bất khuất,kiên cương đấu tranh vì độc lập,tự do, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người hăng hái hưởng ứng. -Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng Sản VN mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài và chu đáo kĩ lưỡng,đúc rút kinh nghiệm qua đấu tranh.(Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc,tập hợp mọi lực lượng yêu nước vào trong cùng một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chĩa mũi nhọn vào kẻ thù,đánh đổ bộ máy chính quyền đế quốc và phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân) -Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng ,toàn dân quyết tâm giành độc lâp,các cấp bộ Đảng và Việt Minh đã chỉ đạo linh hoạt sang tạo, chớp đúng thời cơ d.Vì sao nói giành chính quyền ở Hà Nội,Huế,Sài Gòn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước? Hà Nội là nơi trung tâm đầu não của cả nước, Huế là kinh đô của ta lúc trước, Sài Gòn là thành phố lớn của nước ta lúc bấy giờ.Đây là ba trung tâm chính của miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam, do đó có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.Các trung tâm này là những nơi quan trọng trong việc kiểm soát chính trị, quân sự và kinh tế của Việt Nam. Thắng lợi tại các trung tâm này đã đánh dấu sự kiểm soát của cách mạng đối với toàn bộ đất nước, tạo động lực cho những phong trào phát triển, lan rộng ra các vùng miền khác của đất nước. e.Đánh giá vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng 8 ( 1941- 1945) - Thứ nhất: Nguyễn Ái Quốc đã góp phần hoàn chỉnh đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. Đầu năm 1941, nhận thấy Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác liệt, Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10/5 đến 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang.
- - Thứ hai: Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập Mặt trận Việt Minh với nòng cốt là các Hội Cứu quốc. Từ khi thành lập, Mặt trận Việt Minh đã xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp và rèn luyện lực lượng chính trị quần chúng. - Thứ ba: Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng. - Thứ tư: Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng đánh giá chính xác thời cơ, kiên quyết phát động và lãnh đạo toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. - Thứ năm: Hồ Chí Minh là người soạn thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 366 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 72 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn