intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền

  1. TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU CHÍ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II LSĐL 7 (24-25) * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua đóng đô ở A. Cổ Loa. B. Bạch Hạc. C. Hoa Lư. D. Phong Châu. 2. Đinh Bộ Lĩnh hoàn thành dẹp “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào? A. Năm 966. B. Năm 967. C. Năm 968. D. Năm 969. 3. Tôn giáo phổ biến dưới thời Tiền Lê là A. Phật giáo. B. Nho giáo C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo. 4. Xã hội thời Đinh – Tiền Lê gồm A. lãnh chúa và nông nô. C. quý tộc và địa chủ. B. thống trị và bị trị. D. nông nô và nô tì. 5. Năm 1042, Nhà Lý đã ban hành bộ luật A. Hình văn B. Hồng Đức. C. Gia Long. D. Hình thư. 6. Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075 là A. ngồi yên đợi giặc. C. chủ động tiến công. B. giảng hòa. D. liên kết với Champa. * Em hãy chọn đáp án đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống 7. Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc Ngô Quyền xây dựng chính quyền: Đ S A) Lập kinh đô tại Cổ Loa để củng cố quốc phòng. B) Bổ nhiệm chức Tiết độ sứ để cai quản nước ta. C) Áp dụng hệ thống luật pháp từ nhà Đường. D) Giao tướng lĩnh cai quản các vùng trọng yếu. 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa chính sách "ngụ binh ư nông" của nhà Lý có tác dụng: Đ S A) Giúp binh sĩ thay phiên làm nông nghiệp, đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn.
  2. B) Là cơ sở để phát triển ngoại giao. C) Góp phần đảm bảo sự ổn định về kinh tế và xã hội. D) Tạo ra sự chênh lệch lớn giữa binh sĩ và nông dân. * Điền từ thích hợp vào chổ trống 9. Tại sao vua Tống muốn gây chiến với Đại Việt? Trả lời: ……………………………………… 10. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược là ai? Trả lời: ……………………………………… 11. Ngồi yên đợi giăc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc là câu nói nổi tiếng của ai? Trả lời: ……………………………………… 12.Tại sao Lý Thường Kiệt lại quyết định xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt? Trả lời: ……………………………………… 13. Năm 1010, Lý Thái Tổ đã đặt kinh đô ở đâu? Trả lời: ……………………………………………………. 14. Dưới thời Lý Thái Tổ, đất nước có niên hiệu là gì? Trả lời: …………………………………………………….. Phần II. Tự luận Câu 1. Tại sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Trả lời: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La- Vì: + Đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú... + Đây là vùng đất rộng lớn, màu mỡ, con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống ấm no hơn... + Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long... Câu 2. Em hãy nhận xét và làm rõ cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Thông qua đó hãy đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077). Trả lời: Cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt rất độc đáo, sáng tạo: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động. - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt. - Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
  3. * Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt: Thông minh, chỉ huy tài tình và sáng tạo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến. PHẦN B. PHẦN ĐỊA LÍ I. TRẮC NGHIỆM * Khoanh vào đáp án đúng nhất : Câu 1. Tự nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa theo chiều A. bắc – nam và tây - đông. B. đông – tây, bắc – nam và theo chiều cao. C. đông bắc – tây nam và theo chiều cao. D. đông – bắc và theo chiều cao. Câu 2. Tốc độ đô thị hóa nhanh ở Trung và Nam Mỹ là hệ quả nào? A. Tốc độ đô thị hóa kinh tế nhanh. B. Trình độ đô thị hóa cao C. Đô thị hóa tự phát. D. Đô thị hóa có quy hoạch. Câu 3. Một trong những nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở khu vực Trung và Nam Mỹ là do đâu? A. Qúa trình cải cách ruộng đất không triệt để. B. Dân cư di dân từ các châu lục sang. C. Nền kinh tế phát triển nhanh. D. Cuộc khai thác thuộc địa. Câu 4. Nguyên nhân nào là chủ yếu để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa? A. Nằm ở đới ôn hòa B. Nhiều thực vật C. Được biển bao bọc D. Mưa nhiều Câu 5. Nguyên nhân các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương là do: phần lớn diện tích lãnh thổ là A. hoang mạc có cây xanh B. biển và đại dương bao quanh C. thảo nguyên xanh D. rừng, cây công nghiệp dài ngày. * Em hãy chọn đáp án đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Câu 6. Trong các phát biểu sau đâu là phát biểu đúng, đâu là Đ S
  4. phát biểu sai khi nói về vị trí địa lí, phạm vi của châu Đại Dương? A. Lục địa Ô-Xtrây-li-a nằm ở phía đông Thái Bình Dương. B. Lục địa Ô-Xtrây-li-a nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam . C. Lục địa Ô-Xtrây-li-a có diện tích khá lớn . D. Lục địa Ô-Xtrây-li-a có diện tích nhỏ (chỉ gần 7.7 triệu km2. * Câu hỏi trả lời ngắn Câu 7. - Châu Đại Dương phần lớn diện tích nằm ở bán cầu nào? - Loài vật nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a? - Loài thực vật nào được in trên quốc huy của Ô-xtrây-li-a? - Địa hình bờ biển của châu Đại Dương có đặc điểm gì? II. TỰ LUẬN: Câu 1. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa địa hình của Bắc Mỹ và Nam Mỹ? Trả lời: - Giống nhau: cấu trúc địa hình của Trung và Nam Mỹ tương tự với cấu trúc địa hình của Bắc Mỹ. - Khác nhau: Bắc Mỹ Nam Mỹ Núi - Bắc Mỹ có núi già A-pa-lat - Nam Mỹ là các cao nguyên ở phía đông Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Hệ thống An-đét cao và đồ sộ hơn, Mỹ là hệ thống núi và sơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không nguyên chiếm gần một nửa lục đáng kể so với hệ thống Cooc-đi-e ở địa Bắc Mỹ Bắc Mỹ
  5. Đồng bằng Đồng bằng trung tâm Bắc Mỹ Đồng bằng trung tâm Nam Mỹ là một là đồng bằng cao ở phía bắc, chuỗi các đồng bằng nối với nhau từ thấp dần về phía nam đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-pa. Tất cả đều là đồng bằng thấp, chỉ trừ phía nam đồng bằng Pam-pa cao lên thành một cao nguyên. Câu 2. Em hãy phân tích vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay? Trả lời: - Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay: + Thực trạng: Khai thác phục vụ các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, thủy điện… năm 2016, rừng A-ma-dôn mất khoảng 3,4 triệu ha, năm 2020 mất khoảng 2,3 triệu ha, gây hậu quả nghiêm trọng: suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu. + Giải pháp: Kí hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn: hạn chế khai thác gỗ, trồng lại rừng, đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa, hỗ trợ tài chính để thực hiện cam kết và sáng tạo bảo vệ rừng…. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2