
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 1
download

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Quang Cường" được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Quang Cường
- TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG TỔ VĂN – SỬ - ĐỊA – GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKII MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 9 – NĂM HỌC 2024-2025 A. TRẮC NGHIỆM I. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 1.Trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông nào dưới đây? A. Đồng Nai. B. Mê Công. C. Thái Bình. D. Sông Hồng. Câu 2. Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là A. hai mặt giáp vùng biển rộng. B. toàn bộ diện tích là đồng bằng. C. nằm ở cực Nam của tổ quốc. D. diện tích rộng lớn nhất cả nước. Câu 3. Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long gần 4 triệu ha, gồm các loại đất nào sau đây? A. Đất phù sa mới, đất chua mặn, đất cát, đất phù sa cổ. B. Đất mặn, đất phèn, đất pha cát, đất chua. C. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và một số đất khác. D. Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất xám. Câu 4. Lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long là A. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn. B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển. C. Nhiều ao, hồ nước ngọt. D. Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước. Câu 5. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là A. tăng cường công tác dự báo lũ. B. đầu tư cho các dự án thoát nước. C. xây dựng hệ thống đê điều. D. chủ động chung sống với lũ. Câu 6. Thuận lợi nào sau đây không phải do sông Mê Công mang đến cho Đồng bằng sông Cửu Long? A. Giao thông nội vùng trên các kênh rạch. B. Cung cấp nguồn nước tưới nông nghiệp. C. Nguồn thuỷ sản phong phú và đa dạng.
- D. Thúc đẩy các quá trình xâm ngập mặn. Câu 7. Trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Thành phố Cà Mau. B. Thành phố Mĩ Tho. C. Thành phố Cao Lãnh. D. Thành phố Cần Thơ. Câu 8. Các sản phẩm nông nghiệp nào dưới đây được xem là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long? A. Cao su, cam, quýt. B. Ca cao, cà phê, dừa. C. Lúa, cam, bưởi, tôm, cá. D. Lúa, cà phê, tôm, cá. Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là A. Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển B. Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn. C. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân. Câu 10. Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia. B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ. C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi. D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên. Câu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là A. Vùng xảy ra lũ lụt và ngập úng quanh năm. B. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. Địa hình thấp, nền đất yếu nên đường ô tô, đường sắt không phát triển. D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh. Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây làm cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta? A. Trữ lượng thủy sản lớn. B. Diện tích mặt nước lớn. C. Lao động có trình độ cao. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. Câu 13. Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì: A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác. B. Hơn 50% sản lượng lúa . C. Chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng.
- D. Điều kiện tự nhiên tốt để canh tác. Câu 14. Đất phù sa sông của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở A. ven sông Tiền, sông Hậu. B. dọc bờ biển phía Đông. C. ven biển đảo Kiên Giang. D. gần sông Vàm Cỏ Tây. 2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai. Học sinh trả lời các câu hỏi. Trong mỗi ý A. B. C. D. ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Các ngành công nghiệp có nhiều điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long A. Công nghiệp sản xuất điện B. Dệt may, sản xuất giày dép. C. Chế biến lương thực, thực phẩm. D. Cơ khí, hóa chất. Câu 2: Vì sao ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. B. Là vùng nuôi tôm, cá lớn nhất cả nước. C. Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước. D. Là vùng có giao thông vận tải đường sông phát triển nhất cả nước. Câu 3: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển du lịch. A. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. B. Văn hoá sông nước đặc trưng. C. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá. D. Ẩm thực phong phú, hệ thống giao thông thuận lợi. Câu 4: Các thế mạnh của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. A. Địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ. B. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa. C. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô. D. Sông ngòi dày đặc, nằm ở hạ lưu sông Mê Công Câu 5. Ý nghĩa của việc phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là A. Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu. B. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- C. Tạo mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng. D. Tăng thời gian sử dụng và bảo quản sản phẩm. 3. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 1. Năm 2019, diện tích lúa cả nước là 7469,5 nghìn ha, diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long là 4068,9 nghìn ha. Tính tỉ lệ % diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. (Đơn vị: %, lấy kết quả đến một chữ số của phần thập phân). Câu 2. Năm 2019 sản lượng thủy sản của cả nước là 8.270 nghìn tấn. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 4.638 nghìn tấn. Tính tỉ lệ % sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. (Đơn vị: %, lấy kết quả đến một chữ số của phần thập phân). Câu 3: Với diện tích 40 816km2, dân số 17 318,60 nghìn người (năm 2020). Vậy mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng ……………… người/km 2. II. PHÂN MÔN LỊCH SỬ 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn Câu 1. Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên đường số 4 trong chiến dịch Việt Bắc thu –đông năm 1947 là A. Đông Khê B. Thất Khê C. Đoan Hùng D. Đèo Bông Lau Câu 2. Trận đánh tiêu biểu nhất của Việt Nam trên sông Lô trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là A. Đoan Hùng, B. Đèo Bông Lau C. Đông Khê D. Thất Khê Khe Lau Câu 3. Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì? A. Mở rộng vùng chiếm đóng. B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường. D. Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán ở Paris. Câu 4. Mục tiêu của ta khi tiến hành cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946 – đầu năm 1947 là A. đập tan âm mưu chiếm đóng miền Bắc của thực dân Pháp. B. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. C. bao vây, tiêu diệt quân chủ lực Pháp trong các đô thị, xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho ta. D. tạo ra những trận đánh vang dội, làm cơ sở để đẩy mạnh đấu tranh chính trị trên bàn đàm phán. Câu 5. So với chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), chiến dịch Biên giới thu đông (1950) có điểm khác biệt là gì? A. Có quy mô lớn đầu tiên do Việt Nam chủ động mở. B. Phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác. C. Phòng thủ có quy mô của quân đội Việt Nam. D. Đánh vận động có quy mô lớn của quân đội Việt Nam.
- Câu 6. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 diễn ra trong thời gian nào? A. Từ tháng 10 đến tháng 12 – 1949. B. Từ tháng 9 đến tháng 10 – 1949. C. Từ tháng 9 đến tháng 10 – 1950. D. Từ tháng 10 đến tháng 11 – 1950. Câu 7. Để chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch nào? A. Kế hoạch Rơ - ve B. Kế hoạch Na – va C. Kế hoạch Đờ Lát Đờ Tátxinhi D. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh. Câu 8. Tháng 10 – 1947, Pháp đã huy động bao nhiêu quân tiến công Việt Bắc? A. 10.000 quân B. 12.000 quân C. 20.000 quân D. 21.000 quân Câu 9. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? A. 55 ngày đêm B. 56 ngày đêm C. 60 ngày đêm D. 66 ngày đêm Câu 10. Các tướng lĩnh Pháp – Mĩ đã coi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là A. “một tập đoàn quân chủ lực” B. “một pháo đài bất khả xâm phạm” C. “một pháo đài bất khả chiến bại” D. “một sở chỉ huy vùng Tây Bắc” Câu 11. Nội dung nào dưới đây không nằm trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Hai bên thực hiện ngừng bắn để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hoà bình. C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do không có sự kiểm soát quốc tế. D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ. Câu 12. Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 13. Thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch nào sau đây ở Đông Dương vào cuối năm 1953 – 1954? A. Kế hoạch Na - va B. Kế hoạch Rơ – ve C. Kế hoạch Bôlae D. Kế hoạch Đờ Lát Đờ Tátxinhi Câu 14. Anh hùng lao động nào được mệnh danh là “cha đẻ” của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam? A. Ngô Gia Khảm B. Hoàng Hanh C. Trần Đại Nghĩa D. Cù Chính Lan
- Câu 15. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được vận dụng trong xây dựng đất nước hiện nay là A. kết hợp đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao. B. đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. C. tận dụng thời cơ, chớp thời cơ cách mạng kịp thời. D. kiên quyết, khéo léo trong đấu tranh quân sự. Câu 16. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam, chiến thắng nào của ta được ghi nhận là “cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”? A. Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947. B. Chiến thắng Biên giới thu đông năm 1950. C. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương. 2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng, sai. Học sinh trả lời các câu hỏi. Trong mỗi ý A. B. C. D. ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 17. Âm mưu của Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là A. Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của Việt Nam. B. Nhằm khoá chặt biên giới Việt-Trung, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. C. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. D. Mở đường liên lạc quốc tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 18. Mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới năm 1950 là A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. B. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. C. Mở đường khai thông biên giới để liên lạc với Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia. D. Tạo đà đưa quân ta tiến lên cứ điểm Điện Biên Phủ. 3. Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Câu 19. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến do ai soạn thảo? Trả lời:………………………………………………………………………………….. Câu 20. Sau thất bại ở Việt Bắc thu – đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ chiến thuật “đánh nhanh sang thắng nhanh” sang chiến thuật nào? Trả lời:………………………………………………………………………………… Câu 21. Khẩu hiệu nào được đặt ra trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950? Trả lời:………………………………………………………………………………. Câu 22. Chiến thắng quân sự nào của Việt Nam quyết định đến thắng lợi tại hội nghị Giơ – ne – vơ 1954? Trả lời:……………………………………………………………………………….
- Câu 23. Chiến dịch Điện Biên Phủ được coi là một chiến dịch lịch sử của quân đội Việt Nam được chia làm bao nhiêu đợt? Trả lời:………………………………………………………………………………. Câu 24. Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông 1953, Nava tập 44 tiểu đoàn cơ động ở đâu? Trả lời:……………………………………………………………………………… Câu 25. Kế hoạch Nava (1953) được đề ra với hi vọng sẽ giành thắng lợi quyết định trong bao lâu? Trả lời:……………………………………………………………………………………... Câu 26. Luật cải cách ruộng đất đã được thông qua vào thời gian nào? Trả lời:……………………………………………………………………………………... B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Câu 2. Vì sao nói: Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"? Câu 3. Em hãy đánh giá vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. CHÚC CÁC EM LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
191 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
138 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
228 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
119 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
137 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
178 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
146 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
111 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
95 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
131 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
164 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
