intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức" được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Việt Đức

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRƯỜNG THPT VIỆTĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 A. HÌNH THỨC KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN I. Hình thức: tự luận II. Cấu trúc đề: Phần I. Đọc - hiểu (4.0 điểm) Phần II. Viết (6.0 điểm) Ma trận đề: TT Thành Nội dung Số Cấp độ tư duy phần câu năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ I Đọc hiểu - Văn bản văn 05 02 10% 02 20% 01 10% 40% học hoặc văn bản nghị luận - Tiếng Việt II Viết Viết đoạn 01 5% 10% 5% 20% NLVH Viết bài 01 10% 10% 20% 40% NLXH Tỷ lệ 25% 40% 35% 100% Tổng 07 100% III. Thời gian làm bài: 120 phút B. PHẠM VI ÔN TẬP Bài 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH C. MỘT SỐ LƯU Ý: I. Đọc – hiểu (4.0 điểm) 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu và phạm vi tác giả: ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, là các tác phẩm của tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản/đoạn văn bản. 2. Câu hỏi: - Mức độ câu hỏi: + Nhận biết: 02 câu. + Thông hiểu: 02 câu. + Vận dụng: 01 câu. 3. Yêu cầu: - Nắm vững cách đọc hiểu thơ Đường luật, cách đọc hiểu văn nghị luận, cách đọc hiểu truyện ngắn. - Nắm vững yêu cầu cần đạt và kiến thức ngữ văn của bài 6:
  2. + Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, đặc điểm văn nghị luận, truyện ngắn, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu một số tác phẩm thơ, truyện, văn chính luận của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh… + Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa. II. Viết (6.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) 1. Kiểu bài: Viết đoạn văn nghị luận văn học (khoảng 200 chữ). 2. Phạm vi nội dung: ngữ liệu thuộc phần đọc hiểu. 3. Yêu cầu: - Nắm vững cách viết đoạn văn nghị luận văn học. - Biết phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của văn bản thơ Đường luật /truyện/văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (có thể phân tích đánh giá toàn bộ tác phẩm; hoặc tập trung phân tích một số yếu tố nội dung, hay hình thức của văn bản/đoạn văn bản). - Viết được đoạn văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc và dung lượng đoạn văn; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng. Câu 2. (4.0 điểm) 1. Kiểu bài: Viết bài văn nghị luận xã hội. 2. Phạm vi nội dung: vấn đề xã hội liên quan đến tuổi trẻ và truyền thống văn hóa dân tộc. 3. Yêu cầu: - Nắm vững cách viết bài văn nghị luận xã hội. - Viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, đảm bảo cấu trúc bài văn, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng. --------------------HẾT------------------
  3. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRƯỜNG THPT VIỆTĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 A. HÌNH THỨC KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN I. Hình thức: tự luận II. Cấu trúc đề: Phần Đọc hiểu (4.0 điểm) Phần Viết (6.0 điểm) Ma trận đề: TT Thành Nội dung Số Cấp độ tư duy phần câu năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ I Đọc hiểu - Văn bản văn 05 02 10% 02 20% 01 10% 40% học - Tiếng Việt II Viết Viết bài 01 15% 20% 25% 60% NLXH Tỷ lệ 25% 40% 35% 100% Tổng 07 100% III. Thời gian làm bài: 90 phút B. PHẠM VI ÔN TẬP Bài 5. TRUYỆN NGẮN C. MỘT SỐ LƯU Ý I. Đọc – hiểu: (4.0 điểm) 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: ngoài sách giáo khoa, thể loại truyện ngắn hiện đại, tập trung vào 3 tác giả Nguyễn Khải – Nguyễn Ngọc Tư – Phong Điệp. - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản/đoạn văn bản truyện. - Mức độ câu hỏi: + Biết: 02 câu + Hiểu: 02 câu + Vận dụng: 01 câu 2. Yêu cầu: - Nhận biết, hiểu và phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, triết lí nhân sinh,...) và hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn…) của truyện ngắn hiện đại. - Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ các quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết... II. Phần viết: (6.0 điểm) 1. Kiểu bài: Nghị luận văn học
  4. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện. 2. Phạm vi nội dung: ngữ liệu thuộc phần đọc hiểu. 3. Yêu cầu: - Nắm vững cách viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện. - Biết phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của truyện (có thể phân tích đánh giá toàn bộ tác phẩm; hoặc tập trung phân tích một số yếu tố nội dung, hay hình thức của văn bản/ đoạn trích tác phẩm truyện). - Viết được bài văn hoàn chỉnh nghị luận về văn bản/đoạn trích tác phẩm truyện ngắn bằng những ý kiến, lý lẽ, dẫn chứng cụ thể; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng. --------------------HẾT------------------
  5. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP TRƯỜNG THPT VIỆTĐỨC KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 A. HÌNH THỨC KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN I. Hình thức: tự luận II. Cấu trúc đề: Phần Đọc hiểu (4.0 điểm) Phần Viết (6.0 điểm) Ma trận đề: TT Thành Nội dung Số Cấp độ tư duy phần câu năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ Số câu Tỉ lệ I Đọc hiểu - Văn bản văn 05 02 10% 02 20% 01 10% 40% học - Tiếng Việt II Viết Viết bài 01 15% 20% 25% 60% NLXH Tỷ lệ 25% 40% 35% 100% Tổng 07 100% III. Thời gian làm bài: 90 phút B. PHẠM VI ÔN TẬP Bài 5. THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI C. MỘT SỐ LƯU Ý I. Đọc – hiểu (4.0 điểm) 1. Ngữ liệu: * Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa * Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản (văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn) * Câu hỏi: - Số lượng câu hỏi: 5 câu. - Mức độ: + Biết + Hiểu + Vận dụng 2. Yêu cầu: HS Nắm vững kiến thức về: + Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp, “Quốc âm thi tập” (Nguyễn Trãi). + Kiến thức ngữ văn về thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn; Nắm vững cách đọc - hiểu thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. + Vận dụng được hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi, phân tích và đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật một số tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn
  6. Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người, thơ văn và những đóng góp của ông cho sự phát triển của văn học dân tộc + Nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản. II. Viết (6.0 điểm) 3. Kiểu bài: Viết bài văn nghị luận xã hội. 2. Yêu cầu: - Nắm vững cách nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Viết được văn bản nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí hoàn chỉnh; biết diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… Bài làm thể hiện được sự sáng tạo riêng. --------------------HẾT------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0