intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường cung cấp các kiến thức và các dạng bài tập nhằm giúp các em học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức trong nửa đầu học kì 2 để chuẩn bị cho bài thi sắp tới được thuận lợi và đạt kết quả cao nhất. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG        TỔ: NGỮ VĂN­SỬ­ĐỊA­CD ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020 ­ 2021 MÔN : NGỮ VĂN 6 A. Định hướng 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ ­ Văn bản: Truyện thơ Hiện đại Việt Nam (2.0 đ) (gồm các văn bản sau: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Lượm,   Đêm nay Bác không ngủ.) Hs cần hiểu được: + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản;  + Đặc điểm nhân vật; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. ­ Tiếng Việt: 1.0 đ Hs xác định biện pháp tu từ có trong đoạn trích. 2. Vận dụng: 2.0 đ ­ HS biết đặt câu có sử dụng phép tu từ: so sánh, nhân hóa. ­ Trình bày được tác dụng của phép tu từ: so sánh, nhân hóa 3. Vận dụng cao: 5.0 đ ­ Viết bài văn miêu tả: tả cảnh (VD: Tả sân trường giờ ra chơi; Tả khu phố/thôn  xóm nơi em ở vào ngày tế; Tả một cảnh đẹp mà em thích;Tả cây hoa/cây bóng  mát.) B. Thực hành Đề bài tham khảo: ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU: Câu 1. (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:   “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển, được nắng chiếu vào,   hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ  đục, đầy như   mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng   ánh đủ  màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc… Có quãng biển thâm sì, nặng  
  2. trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa,  ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ  bồi hồi, như   ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.”                                                                                                        (Biển đẹp, Vũ Tú Nam) 1.1 . Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích  trên.  1.2 . Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) cũng viết về thiên nhiên mà em đã được  học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2.  1.3 . Chỉ ra một phép so sánh có trong đoạn trích. II. VẬN DỤNG: Câu 1. (2đ)       2.1. So sánh hai cách diễn đạt sau và cho biết cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao? Cách 1: Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng lớn, trông hai bên bờ, rừng đước   mọc um tùm, cao ngất. Cách 2: Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên   bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.  (Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi)       2.2. Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa với đề tài tự chọn. Câu 2. (5đ)  Hãy viết bài văn tả lại một cảnh thiên nhiên đẹp mà em từng nhìn thấy.  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­         ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.” Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt   chính của đoạn thơ trên Câu 2. Viết một câu văn trình bày cảm nhận của em về chú bé được nói đến trong  đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên. II. VẬN DỤNG: Câu 1. (2,0 điểm). 1.1. Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây:
  3. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm   răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như  một   hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” (Vượt thác, Võ Quảng) 1.2. Đặt một câu có sử  dụng phép nhân hóa nói về một con vật hoặc một đồ  vật  quen thuộc với em. Câu 2. (5,0 điểm).  Viết bài văn tả một cảnh sinh hoạt  ở trường mà em ấn tượng. ( Ví dụ: buổi chào  cờ  đầu tuần, cảnh sân trường giờ  ra chơi, các buổi hoạt động văn nghệ, hoạt động   ngoài giờ, làm đẹp mội trường,...) ­Chúc các em hoàn thành tốt bài  kiểm tra!­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2