intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KỲ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2022 ­ 2023 A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ I.  Ngữ  liệu đọc hiểu: ngoài Sách giáo khoa đồng dạng với kiểu văn bản đang  học trong chương trình. ­ Xác định được nội dung của ngữ liệu ­ Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu ­ Rút ra bài học từ ngữ liệu ­ Xác định được thể loại, các phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật (đặc điểm  nhân vật), lời người kể chuyện, lời nhân vật, chủ đề, đề tài, tính cách nhân vật…. ­ Xác định được thể thơ: đặc điểm của bài thơ, nhịp thơ, vần, từ  ngữ, hình ảnh,   các biện pháp tu từ…  ­ Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ  tùy bút, hiểu được chủ  đề, thông điệp, nghệ thuật của văn bản. II. Tiếng Việt Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: 1. Câu nghi vấn: ­ Hình thức: + Có các từ để hỏi: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu, hay… + Kết thúc bằng dấu hỏi chấm ( khi viết) ­ Chức năng: dùng để hỏi ­ Chức năng khác: dùng để cầu khiến, đe dọa, phủ định, khẳng định hoặc biểu lộ  tình cảm, cảm xúc… không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi trong vài trường hợp câu nghi vấn kết thúc bằng dấu  chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 2. Câu cầu khiến ­ Hình thức: + Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ… đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến, + Thường kết thúc bằng dấu chấm than, hoặc kết thúc bằng dấu chấm khi ý cầu  khiến không được nhấn mạnh. ­ Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo… 3. Câu cảm thán: ­ Hình thức: + Có các từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao. + Kết thúc bằng dấu chấm than ( khi viết) ­ Chức năng: Bộc lộ cảm xúc III. Làm văn ­ Cách trình bày đoạn văn (diễn dịch, quy nạp)  ­ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử * Nắm vững các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu  ví dụ, dùng số liệu con số, so sánh, phân loại, phân tích B. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
  2. I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm) ngoài Sách giáo khoa đồng dạng với kiểu văn  bản đang học trong chương trình. ­ Xác định được thể loại, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện,  nội  dung, ý nghĩa, bài học rút ra… ­ Chỉ ra và phân tích được tác dụng các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của  các văn bản. II. Làm văn (7,0 điểm) 1. Viết đoạn văn (2,0 điểm)  ­ Hình thức: viết một đoạn văn, dung lượng 10 đến 12 câu hoặc đoạn văn 200 từ.                      Sử dụng cách viết đoạn văn: quy nạp hoặc diễn dịch.  ­ Nội dung: Trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong cuộc sống như: nghị  lực sống; tinh thần trách nhiệm, đồng cảm và chia sẻ, tinh thần lạc quan, tinh  thần đoàn kết. 2. Viết bài văn (5,0 điểm)  ­ Thực hành viết bài văn thuyết minh    + Về một danh lam thắng cảnh    + Về một di tích lịch sử C. ĐỀ THI MINH HỌA ĐỀ I MÔN: NGỮ VĂN­  LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Đê 1:  ̀ PHÂN I. ĐOC – HIÊU VĂN BAN ̀ ̣ ̉ ̉ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Vị thiền sư và chú tiểu Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền   viện, chợt trông thấy một chiếc ghế  dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán   ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra   ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra   rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.         Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống,   chú tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy   mình, vì quá hoảng sợ  nên không nói được gì, đứng im chờ  nhận được những lời   trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm   khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi!". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ   quên được bài học từ buổi tối hôm đó.                                        (Theo diendan.hocmai.vn)
  3. Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.  Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 3 : Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ  trong câu văn: “ Đoán   ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái qui định: Vượt tường trốn ra   ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra   rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.” Câu 4: Từ nội dung văn bản trên, tác giả gửi tới người đọc thông điệp gì?  PHẦN II: LÀM VĂN  Câu 1 :  Từ  nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày  suy nghĩ của em về lòng khoan dung. Câu 2 : Thuyết minh về một di tích lịch sử ở quê hương em. ĐỀ II Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân   thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình.   Tình yêu  ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.   Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ  cũng trường tồn ngay cả  sau khi   người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao   giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn   hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ  rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi   ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng   bạn rất yêu quý họ! (Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010) a. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì? b.  (0,5 điểm)  Nêu tác dụng của biện pháp tu từ  so sánh được sử  dụng trong câu   văn: Tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. c. (1,0 điểm) Câu văn: Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất   yêu quý họ! thuộc kiểu câu nào và dùng để  làm gì? Đặc điểm nào giúp em nhận  biết được kiểu câu đó? d. (1,0 điểm) Em có đồng tình với tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không   bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó không? Vì sao? Câu 2 (2,0 điểm)        Từ   nội   dung   đoạn   trích   ở   phần   đọc   hiểu,   em   hãy   viết   một   đoạn   văn  (khoảng
  4. 12­15 câu) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống Câu 3 (5,0 điểm)             Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em. ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Quê hương là gì hở mẹ? Quê hương là cầu tre nhỏ Mà cô giáo dạy phải yêu. Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là gì hở mẹ? Là hương hoa đồng cỏ nội Ai đi xa cũng nhớ nhiều. Bay trong giấc ngủ đêm hè. Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là vòng tay ấm Cho con trèo hái mỗi ngày. Con nằm ngủ giữa mưa đêm. Quê hương là đường đi học Quê hương là đêm trăng tỏ Con về rợp bướm vàng bay. Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. Quê hương là con diều biếc Quê hương là vàng hoa bí Tuổi thơ con thả trên đồng. Là hồng tím giậu mồng tơi Quê hương là con đò nhỏ Là đỏ đôi bờ dâm bụt Êm đềm khua nước ven sông. Màu hoa sen trắng tinh khôi. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ khôn lớn nổi thành người.  (Quê hương – Đỗ Trung Quân)  Nguồn: blogtho.wordpress.com Câu 1: (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 2: (1đ) Chỉ ra câu nghi vấn trong hai câu thơ sau và nêu dấu hiệu nhận biết:
  5. Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu. Câu 3: (1đ) Nội dung chính của bài thơ trên là gì ? Câu 4: (0,5đ) Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm) Câu 1: (2đ) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng  10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương. Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh quê hương. Ví dụ 1: Giới thiệu về di tích lịch sử chùa Am Ngọa Vân ở địa phương em. Gợi ý: Mở bài: ­ Gới thiệu chung về Chùa ­ Am Ngọa Vân: Thân bài: Thuyết minh cụ thể về di tích chùa am Ngọa Vân 1. Khái quát về di tích 2. Giới thiệu chi tiết về di tích lịch sử a. Vị trí địa lí, lịch sử hình thành b. Thuyết minh cảnh quan : + Giới thiệu ( 3 lớp: lớp dưới, lớp trung, lớp trên cùng) + Thuyết minh về một cảnh quan đặc sắc cụ thể của di tích: VD: Rừng Thông  Đàn, Dốc Đô Kiệu… c. Giá trị lịch sử văn hóa của di tích Kết bài: ­ Ấn tượng của di tích với khách du lịch thập phương, ­ Vai trò của việc bảo tồn di tích với sự phát triển văn hóa, kinh tế của địa  phương. Ví dụ 2:  Giới thiệu về danh thắng Vịnh Hạ Long. Gợi ý: I. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) Ví dụ: Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ  ngỡ  như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được  biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho  đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ, xinh  đẹp. II. Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) 1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế
  6. Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên Được công nhận là di sản văn hóa thế giới 2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) a. Vị trí địa lí b. Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) + Theo truyền thuyết…. + Theo khoa học … c. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long + Kết cấu vịnh Hạ Long ở bên trong và bên ngoài : ­> Có gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu đảo đá vôi và đảo phiếm thạch. Nhiều hang động còn mang vẻ  hoang sơ, kỳ  vĩ của thiên nhiên như  như  Hang  Trống, hang Trinh Nữ.. động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, Hang Đầu Gỗ… + Các hệ sinh thái: Đa dạng sinh thái với rừng ngập mặn, rặng san hô, rừng cây nhiệt đới và rất nhiều   động thực vật quý hiếm khác…. + Du lịch Vịnh Hạ Long: Du khách có thể  dùng thuyền đi thưởng ngoạn, khám phá thiên nhiên, hang động,  núi non. ( có thể giới thiệu cụ thể 1 hang động nào đó…) Vui chơi tại nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Cháy, bãi Bái Tử Long, Cô Tô, Ti Tốp… + Văn hóa ẩm thực đa dạng: Hải sản tươi ngon…..., hấp dẫn du khách. + Vịnh Hạ  Long được công nhận là Di sản Việt Nam và thế  giới. …..( mấy lần,  thời gian...) d. Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) + Gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm như  sông Bạch Đằng, núi Bài Thơ,   bến Vân Đồn + Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam + Là điểm hấp dẫn du khách đến tham quan du lịch III. Kết bài: + Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long) + Nêu tầm quan trọng của vịnh Hạ Long đối với phát triển kinh tế nước ta: Ví dụ: Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. Vịnh Hạ Long là niềm tự hào   của con người Việt Nam. Vịnh Hạ Long ngày nay là địa điểm du lịch thu hút khách  trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ  dưỡng. Chúng ta cần giữ  gìn, bảo tồn  danh lam thắng cảnh này đến thế hệ mai sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2