intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: SINH 12- Chương trình chuẩn A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT. Phần sáu: TIẾN HÓA CHƯƠNG 1: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA 1. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch. Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. - Hóa thạch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tiến hóa. + Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật. + Căn cứ vào phương pháp đo độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ, ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch từ đó suy ra tuổi của lớp đất đá chứa chúng. - Sự xuất hiện của hóa thạch còn cung cấp những dữ liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. 2. Bằng chứng tiến hóa gián tiếp a. Bằng chứng giải phẫu so sánh là bằng chứng dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa các loài. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung. LƯU Ý Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc. Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh Cơ quan tương đồng: Hình 1.43. Cơ quan tương đồng - Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. - Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li. Cơ quan thoái hoá: Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng. Trang 1
  2. Cơ quan tuơng tự: - Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. - Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy. b. Bằng chứng tế bào học - Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. - Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo của cơ thể mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển cá thể và chủng loại. - Các hình thức sinh sản và lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan với sự phân bào - hình thức sinh sản của tế bào: + Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua trực phân. + Các cơ thế đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết với quá trình nguyên phân từ bào tử hay tế bào sinh dưỡng ban đầu. + Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được phát triển từ hợp tử thông qua quá trình nguyên phân. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái qua thụ tinh. c. Bằng chứng sinh học phân tử - Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các địa phân tử: ADN, ARN và protein. - Tất cả các loại có vật chất di truyền là ADN trừ một số loại virut có vật chất di truyền là ARN ADN có vai trò là vật chất mang thông tin di huyền. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền. Trang 2
  3. Hình 1.46. So sánh thành phần các axit amin trong chuỗi polipeptit - Tính thống nhất của sinh giới còn thể hiện ở mã di truyền. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. - Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên Trái Đất. - Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tưcmg đồng giữa các phân tử (ADN, prôtêin) của chúng càng cao và ngược lại. II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA Học thuyết tiến hóa hiện đại *.Quan niệm về tiến hoá và nguồn biến dị di truyền 1. Tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ - Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn đến hình thành loài mới. Quần thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của quần thể có khả năng tiến hoá. - Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. 2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể - Biến dị sơ cấp: bao gồm đột biến gen và đột biến NST. - Biến dị thứ cấp: là các biến dị tổ hợp được tạo ra nhờ quá trình giao phối tổ hợp các alen - Sự di chuyển của cá thể hoặc các alen từ các quần thể khác vào. *Các nhân tố tiến hoá - Là các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 1. Đột biến - Là nguồn nguyên liệu sơ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu - Làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể - Là nhân tố tiến hoá vô hướng 2. Di nhập gen: - Là hiện tượng trao đổi cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể. - Di nhập gen có thể mang thêm alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể 3. Chọn lọc tự nhiên: - CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. - CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, biến đổi tần số các alen của quần thể theo một hướng xác định. - Kết quả của CLTN: hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường - CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nó chống lại alen trội hay lặn => Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá 4. Các yếu tố ngẫu nhiên: - Khái niệm: là các hiện tượng thiên tai như động đất, núi lửa, dịch bệnh .... - Đặc điểm: +) Làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen không theo hướng xác định Trang 3
  4. +) Một alen có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể - Các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn tới những quần thể có kích thước nhỏ . - Kết quả: làm nghèo vốn gen và làm suy giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. 5. Giao phối không ngẫu nhiên: - Là hiện tượng tự thụ phấn, giao phối gần hoặc giao phối có lựa chọn - Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp => làm suy thoái vốn gen quần thể III. LOÀI VÀ CƠ CHẾ CÁCH LI 1. Loài sinh học và tiêu chuẩn phân biệt loài Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các dạng cách li: - Cách li địa lí (cách li không gian) + Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển... + Khoảng cách địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. + Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể. + Phân hóa vốn gen của quần thể. - Cách li sinh sản Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ớ, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. - Cách li trước hợp tử Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử. ▪ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau. ▪ Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau. ▪ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. ▪ Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. - Cách li sau hợp tử Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc. + Thụ tinh được nhưng hợp từ không phát triển. + Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ. 2. Sự phân li các nhóm phân loại và chiều hướng tiến hoá của sinh giới a. Sự phân li các nhóm phân loại Sinh giới tiến hóa theo hai hướng: - Tiến hóa đồng quy tính trạng. - Tiến hóa theo hướng phân li tính trạng. Tiến hóa đồng quy tính trạng Tiến hóa phân li tính trạng Trang 4
  5. - Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng 1 nhóm đối tượng. Qua sự tích Một số loài thuộc những nhóm phân loại 1. lũy biến dị có lợi theo những hướng thích nghi nhất khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng có và sự đào thải những dạng trung gian kém thích những nét đại cương trong hình dạng cơ thể nghi, con cháu xuất phát từ 1 gốc chung ngày càng hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan, khác xa tổ tiên ban đầu và ngày càng khác xa nhau. gọi đó là sự đồng quy tính trạng. Căn cứ vào quan hệ họ hàng gần xa người ta xếp các Do cùng sống trong điều kiện giống nhau nên 2. loài con cháu của cùng 1 tổ tiên vào các đơn vị phân đã được chọn lọc theo cùng 1 hướng, cùng loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành. tích lũy những đột biến tương tự như nhau. - Từ sự phân li tính trạng, suy rộng ra toàn bộ sinh Ví dụ: Cá mập, ngư long, cá voi là 3 loài giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có 1 nguồn khác nhau nhưng cùng sống trong nước nên gốc chung. hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau. b. Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới - Ngày càng đa dạng, phong phú: Chọn lọc tự nhiên đã tiến hành theo con đường phân li tính trạng nên sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng. - Tổ chức ngày càng cao: Chọn lọc tự nhiên chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản. Do đó sinh vật đã tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao. - Thích nghi ngày càng hoàn thiện: dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện. Chú ý: Trong 3 chiều hướng trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duv trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống) hoặc đơn giản hóa tổ chức (các nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại và phát triển. Điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao. Phần bảy: SINH THÁI HỌC Chương I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu những mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật, cũng như giữa sinh vật với môi trường sống. Nắm vững các quy luật sinh thái, con người sẽ biết cách sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh học và giải quyết nhiều nhiệm vụ có liên quan tới đời sống và kinh tế. Sinh thái học cá thể nghiên cứu các mối quan hệ của cá thể sinh vật với môi trường sống. I. Khái niệm: - Khái niệm môi trường: Là phần không gian bao quanh SV mà ở đó các yếu tố cấu tạo môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của SV. - Mỗi loài SV có MT sống đặc trưng và chịu sự tđ của MT thông qua những biến đổi về hình thái, sinh lí- sinh thái và tập tính để thích nghi. - Phân loại MT: + MT đất. + MT trên cạn (Gồm mặt đất và lớp khí quyển). + MT nước. + MT sinh vật. II. Các nhân tố sinh thái: - Khái niệm: Những yếu tố môi trường khi tác động và chi phối lên đời sống SV. - Nhân tố ST gồm: + Nhân tố vô sinh: Bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v... + Nhân tố hũu sinh: Bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật. Trang 5
  6. + Nhân tố con nguời: Bao gồm mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người lên cơ thể sinh vật. III. Giới hạn sinh thái: k/n: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố S.thái. ở đó SV có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. + Điểm giới hạn trên. + Điểm giới hạn dưới. + Khoảng cực thuận. + Các khoảng chống chịu. Những loài có giới hạn sinh thái rộng dễ thích nghi hơn những loài có giới hạn sinh thái hẹp. IV. Nơi ở và ổ sinh thái: Các khái niệm về nơi sống, sinh cảnh và ổ sinh thái. * Nơi sống (Habitat) là một phần của môi trường, một không gian mà ở đó một sinh vật hay một quần thể, quần xã sinh vật sinh sống với các yếu tố vô sinh và hữu sinh của phần môi trường ấy. * Ổ sinh thái là một không gian sinh thái (hay siêu không gian) mà các nhân tố môi trường của nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển ổn định của cá thể loài theo thời gian. Ý nghĩa ổ ST: giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể, nhất là các cá thể khác loài, khả năng phân hoá và tiến hoá của các loài phù hợp với một sinh cảnh đa dạng về loài, nhưng nguồn sống nói riêng hay sức chịu đựng của môi trường nói chung bị giới hạn. - Ổ ST và ĐK cạnh tranh: + Ổ ST không trùng nhau: không cạnh trang. + Ổ ST trùng nhau: cạnh trang, trùng nhau càng nhiều, cạnh tranh càng khốc liệt. Hướng giải quyết khi trùng ổ sinh thái: Phân li ổ sinh thái Trang 6
  7. Chương II: QUẦN THỂ SINH VẬT KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Khái niệm về quần thể sinh vật: - K/n: QT là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thể hệ mới hữu thụ, kể cả sinh sản vô tính hay trinh sản. Dấu hiệu để nhận biết quần thể sinh vật: + Nhóm cá thể của một loài; + Phân bố trong vùng phân bố của loài; + Trong khoảng thời gian nhất định; + Có khả năng sinh ra các thể hệ mới. - Ví dụ: Quần thể: Cá trắm cỏ trong ao; sen đỏ trong đầm; voi ở khu bảo tồn Yokđôn; ốc biêu vàng ở ruộng lúa... Quần thể là đơn vị tồn tại của loài Trong quần thể các cá thể khác giới tham gia sinh sản để duy trì sự tồn tại của loài. Các cá thể trong quần thể có các mối quan hệ giúp chúng thích nghi với môi trường sống. II. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1. Quan hệ hỗ trợ (phổ biến nhất) Quan hệ hỗ trợ được thể hiện qua hiệu suất nhóm: - Thực vật: chống lại tác động của gió, hạn chế sự thoát hơi nước, tăng cường sự trao đổi chất, tăng cường khả năng chống chịu. - Động vật: tìm mồi được nhiều hơn, chống kẻ thù hiện quả hơn, kích thích nhau đi kiếm ăn và ăn được nhiều hơn, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn hoặc chỗ trú thuận tiện Ý nghĩa: - Khai thác được tối ưu nguồn sống - Tăng khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể. - Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định. 2. Các mối quan hệ khác Các mqh Điều kiện Ý nghĩa Ví dụ 1. Cạnh tranh Mật độ QT vượt quá sức Là hình thức CLTN, nhằm nâng Tự tỉa thưa ở TV cùng loài chịu đựng của MT cao mức sống sót của quần thể SS tranh giành con cái 2. Kí sinh cùng Nguồn thức ăn hạn hẹp Giảm sức ép lên nguồn thức ăn Cá sống sâu loài hạn hẹp. 3. Ăn thịt đồng Nguồn thức ăn cạn kiệt Tồn tại con non có sức sống cao Cá vược châu Âu; cá loại hơn mập... CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN THỂ I. Sự phân bố của các cá thể trong không gian Sự phân bố của các cá thể trong không gian theo ba dạng: - Phân bố đều: Ít gặp, chỉ xuất hiện trong ĐKMT đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. - Phân bố theo nhóm: Phổ biến, gặp trong ĐKMT không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau. - Phân bố ngẫu nhiên: Ít gặp, chỉ xuất hiện trong ĐKMT đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ và không sống tụ họp. II. Cấu trúc của quần thể: 1. Cấu trúc giới tính Tỷ lệ đực : cái = 1:1; viết sơ đồ XX x XY để minh hoạ. - Tỷ lệ đực cái thay đổi theo loài, các giai đoạn phát triển cá thể và ĐK sống của cá thể. - Ví dụ: Trứng vích nở con cái, đực tuỳ thuộc nhiệt độ MT. Cấu trúc GT là những thích nghi của loài nhằm nâng cao hiệu quả thụ tinh và được hình thành trong quá trình tiến hoá. Trang 7
  8. Tỉ lệ giới tính. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính. -Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là:40/60. Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và -Trước mùa sinh sản nhiều loài thằn lằn, rắn có số cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực.Sau mùa đẻ thể đực. trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau. Với loài kiến nâu(formica rufa), nếu đẻ trứng ở Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường nhiệt độ thấp hơn 200C thì trứng nở ra toàn cá thể sống ( nhiệt độ môi trường). cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ cao hơn 200C thì trứng nở ra hầu hết cá thể đực. Gà , hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật. thể đực gấp 2 hoặc 3 lần đôi khi tới 10 lần. Muỗi đực sống tập trung ở nơi riêng với số lượng Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lý và tập tính của nhiều hơn muỗi cái. con đực và cái, muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung tại một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm ĐV hút máu. Ở cây thiên nam tinh thuộc họ ráy, củ rễ loại lớn TLGT phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích luỹ có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra trong cơ thể. cây có hoa cái, còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực. 2. Cấu trúc tuổi: - Khái niệm tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ sinh thái, tuổi quần thể - Phụ thuộc tuổi thọ quần thể, vùng phân bố của loài; thay đổi theo chu kì ngày đêm, chu kì mùa. - Chia 3 nhóm tuổi ST: + Nhóm tuổi trước sinh sản. + Nhóm tuổi đang sinh sản. + Nhóm tuổi sau sinh sản. - Tháp tuổi: Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số. - Tháp tuổi chỉ ra trạng thái phát triển số lượng của qthể: QT đang phát triển, quần thể ổn định hay QT suy thoái. - Sự thay đổi tỷ lệ các nhóm tuổi (cấu trúc tuổi) của QT là pư của QT trước những biến động của MT vô sinh và hữu sinh, nhằm duy trì trạng thái của QT phù hợp với ĐK của MT. III. Kích thức quần thể 1. Khái niệm a. Kích thước - K/n KTQT (hay số lượng cá thê của QT): là tổng số cá thể hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể đó. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng: quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới có kích thước khoảng 25con/quần thể; quần thể gà rừng 200con/quần thể; quần thể hoa đỗ quyên núi Tam Đảo 150cây/quần thể - Đơn vị tính: cá thể; kg, g…; Jun… - Kích thước QT có 2 cực trị: + Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đặc trưng cho loài. + Kích thước tối đa: là số lượng nhiều nhất nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. - Mối quan hệ giữa kích thước cơ thể với KTQT Là mối quan hệ nghịch. Nếu KTQT dưới mức kích thước tối thiểu quần thể sẽ rơi vào trạng thái diệt vong. Do không thực hiện được các chức năng. Nguyên nhân chính: + Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm. + Khả năng sinh sản giảm. + Dễ xảy ra giao phối gần. Trang 8
  9. KTQT không vượt tối đa vì : Do không gian, nguồn sống vừa có hạn, vừa bị chia sẻ cho nhiều loài khác nhau cùng tồn tại, do vậy KTQT chỉ đạt mức tối đa cho phép, cân bằng với k.năng chịu đựng của m. trường b. Mật độ: - K/n: là KTQT được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích. - Ví dụ: Mật độ dân số Tây Nguyên 57 người/Km2; Hà Nội 2446 người/Km2. Mật độ cỏ may 37 cây/m2, mật độ tảo lục trong ao 150.000 tế bào/lít nước. - Nếu MĐQT quá cao→ không gian chật hẹp, mức ô nhiễm cao, nguồn thức ăn, thức uống cạn kiệt, sự cạnh tranh nội bộ loài tăng → KTQT tự điều chỉnh theo hướng thu hẹp phù hợp với sức chịu đựng của môi trường. Nếu MĐQT quá thấp → bức tranh ngược lại. Mật độ quần thể như một “tín hiệu sinh học” có giá trị thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng của mình để quần thể tự điều chỉnh. 2. Các nhân tố gây ra sự biến động KTQT - Những nguyên nhân gây ra sự thay đổi KTQT: Mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư, mức xuất cư. - KTQT thường biến động theo sự biến đổi của các nhân tố môi trường, nguồn thức ăn, thông qua mức sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư - Công thức tổng quát: Nt = N0 + B – D + I – E Nt và N0 : số lượng các thể của QT tại thời điểm t và t0. B: Mức sinh sản. D: Mức tử vong. I: Mức nhập cư. E: Mức xuất cư. Công thức trên không chỉ chỉ ra mối phụ thuộc về số lượng của quần thể với các yếu tố thành tạo mà chính mỗi yếu tố là những nguyên nhân điều chỉnh kích thước quần thể, trong đó mức sinh sản và mức tử vong là bản tính vốn có của bất kì quần thể nào Những nguyên nhân gây ra sự thay đổi kích thước quần thể Vai trò trong sự Nhân tố Khái niệm Yếu tố tác động chính ph.triển số lượng QT Mức sinh Lượng con non sinh ra trong 1 Sức sinh sản của các cá Làm số lượng QT sản khoảng thời gian xác định. thể cái và các yếu tố môi tăng trường. Mức tử Số lượng cá thể bị chết trong một Cá thể già hoặc tđcúa Làm số lượng QT vong khoảng thời gian xác định. các n.tố môi trường. giảm đi Mức Số lượng các thể từ QT khác chuyển Điều kiện sống thuận Ít gây ảnh hưởng đến nhập cư đến trong 1 khoảng thời gian xác định. lợi. số lượng QT. Mức xuất Số lượng các thể xuất cư khỏi QT KTQT vượt khỏi mức Giảm bớt tác dụng sức cư trong một khoảng thời gian xác định. sống tối ưu. ép về số lượng. 3. Sự tăng trưởng kích thước quần thể Những loài tăng trưởng trong điều kiện môi Những loài tăng trưởng trong điều kiện môi trường lí tưởng (Chọn lọc r) trường bị giới hạn (Chọn lọc K) - Kích thước cơ thể nhỏ. - Kích thước cơ thể lớn. - Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm. - Tuổi thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn. - Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng - Sức sinh sản thấp, khả năng khôi phục số l- ượng nhanh, nhưng giảm thình lình ngay cả khi cha chậm, số lượng ít biến động. đạt đến giới hạn của môi trường. - Sự biến động số lượng phụ thuộc chính vào các - Sự biến động số lượng phụ thuộc chính vào các nhân tố môi trường hữu sinh (thức ăn, dịch nhân tố môi trường vô sinh (khí hậu...). bệnh, vật ăn thịt...). Trang 9
  10. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ I. Khái niệm về biến động số lượng - K/n: BĐSL là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. - SL cá thể BĐ quanh giá trị cân bằng. BĐSL là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. SL cá thể BĐ quanh giá trị cân bằng khi KTQT đạt được giá trị cực đại (SS cân bằng với mức tử vong). Sức chứa môi trường không ổn định, phụ thuộc vào chính tốc độ tái sản xuất của của các thành phần cấu tạo nên nguồn sống và những điều kiện của MT vô sinh và hữu sinh, đảm bảo cho sự tái sản xuất đó. Trong ĐK thuận lợi, nguồn sống tăng lên làm tăng mức SS, giảm mức tử vong, KTQT tăng lên giới hạn cuối cùng. Khi các nhân tố MT không thuận lợi, làm nguồn sống giảm, điều đó làm mức SS giảm, mức tử vong tăng, buộc số lượng quần thể phải giảm cho phù hợp với ĐKMT hiện tại. II. Các dạng biến động số lượng 1. Biến động không theo chu kì - Nguyên nhân: Nhân tố ngẫu nhiên: bão, lụt ... - Đặc điểm: Xảy ra bất thường, không kiểm soát được, hậu quả lớn. - Gặp ở loài vùng phân bố hẹp, KTQT nhỏ. - Ví dụ minh hoạ. 2. BĐ theo chu kì - BĐ theo chu kì: + Chu kì ngày đêm. + Chu kì tuần trăng và HĐ của thuỷ triều. + Chu kì mùa. + Chu kì nhiều năm. Các dạng Nguyên nhân, đặc điểm Ví dụ Chu kì ngày - Liên quan chu kì về as. thực vật nổi đêm. - SL cá thể của loài có thể tăng hay giảm, phổ biến ở loài SV có kích thước cơ thể nhỏ và tuổi thọ thấp. Chu kì tuần - Liên quan chu kì tuần trăng và HĐ của Rươi, cá suốt trăng và HĐ thuỷ triều. của thuỷ triều. - SL cá thể của loài có thể tăng hay giảm Chu kì mùa. - Liên quan chu kì về khí hậu theo mùa. Mùa hè, mùa đông có sự tăng giảm 1 - SL cá thể của loài có thể tăng hay giảm số SV: côn trùng, ếch, cá, chim… Chu kì nhiều - Liên quan chu kì nhiều năm. Thỏ rừng-mèo rừng Bắc Mĩ; cá cơm năm. - SL cá thể của loài có thể tăng hay giảm biến Pêru… III. Cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể: - BĐSL là sự phản ánh tổng hợp của quần thể trước ĐKMT để duy trì trạng thái của mình phù hợp với hoàn cảnh mới. - Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Mức SS, mức tử vong. 1. Cạnh tranh là nhân tổ điều chỉnh SL cá thể của QT. Khi mật độ QT vượt quá sức chịu đựng của MT, QT sẽ điều chỉnh:  Cạnh tranh Mức SS giảm, mức tử vong tăng  KTQT cân bằng sức chứa MT. VD hiện tượng tự tỉa thưa (có cả ở ĐV và TV) 2. Di cư là nhân tố điều chỉnh SL cá thể của QT. Mật độ đông Thay đổi đáng kể đđ hình thái, sinh lí, tập tính sinh thái  cư  Di KTQT giảm. 3. Vật ăn thịt, vật kí sinh, dịch bệnh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của QT. - Vật ăn thịt – con mồi: là mối quan hệ 2 chiều tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong thiên nhi Trang 10
  11. B. ĐỀ MINH HỌA SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: SINH HỌC LỚP 12- Chương trình chuẩn LƯƠNG VĂN CHÁNH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ MINH HỌA (Đề thi này có 04 trang, 30 câu) Câu 1: Cơ quan tương tự là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 2: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học. C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 3: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 4: Theo Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhiễm sắc thể. Câu 5: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng? I.Gen quy định cơ quan thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng. II. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại. III. Cơ quan thoái hóa không chịu sự tác đọng của chọn lọc tự nhiên. IV. Thời gian tiến hóa chưa đủ lâu đẻ các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng. A. 3. B.1. C. 2. D.4. Câu 6: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp.D. quá trình giao phối. Câu 7: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ. Câu 8: Cho các dạng cách li: 1: cách li không gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính 4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: cách li thời gian. Cách li trước hợp tử gồm: A. 1,2,3,6 B. 2,3,4,6 C. 2,3,5,6 D. 1,2,4,6 Câu 9 : Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau: F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen. Trang 11
  12. C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 10: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 11: Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axitnuclêic mà không phải là ADN? A. ARN chỉ có 1 mạch B. ARN có loại bazơnitơ Uaxin C. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim D. ARN có khả năng sao mã ngược Câu 13: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D.hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 14 : Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái. B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật. C. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. D. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Câu 15: Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái: (1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. (2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 17: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 12
  13. I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 18: Quần thể là một tập hợp cá thể A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. Câu 19: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 20.Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể A. Cá ở Hồ Tây B. Đàn voi rừng ở Tánh Linh C. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa D. Rừng cọ ở đồi Vĩnh Phú Câu 21. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trongquần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp ,đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4)Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 22: Cho các phát biểu sau: (1) Con người ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc trồng rừng phòng hộ, chắn cát. (2 Con người ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt. (3) Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng đều có các kiểu phân bố theo nhóm. (4) Kích thước quần thể không thể vượt quá kích thước tối đa vì nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng và một số cá thể di cư ra khỏi quần thể. (5) Đặc điểm được xem là cơ bản nhất với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng thời gian không xác định. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 23: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 đến 320C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường náo sau đây? Trang 13
  14. A.Môi trường nhiệt độ giao động từ 250C đến 350C, độ ẩm từ 75% đến 95%. B. Môi trường nhiệt độ giao động từ 250C đến 350C, độ ẩm từ 85% đến 95%. C. Môi trường nhiệt độ giao động từ 100C đến 300C, độ ẩm từ 85% đến 95%. D. Môi trường nhiệt độ giao động từ 120C đến 300C, độ ẩm từ 90% đến 100%. Câu 24: Kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố đồng đều C. Phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên Câu 25: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. sức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 26: Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhóm tuổi nhằm A. điều chỉnh tỉ lệ đực/ cái phù hợp. B. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống trong quần thể. C. bảo vệ và khai thác tài nguyên hiệu quả. D. chống điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 27: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường. C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. Câu 28: Một quần thể cá chép trong một hồ tự nhiên, sau khi khảo sát thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 30% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 60% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây đúng về quần thể này? A. Quần thể có cấu trúc tuổi đang ổn định. B. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể. C. Quần thể đang có mật độ cá thể ở mức cao. D. Quần thể thuộc dạng đang phát triển. Câu 29: Để duy trì và phát triển quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Biết không có hiện tượng di – nhập cư. Người ta thống kê 4 quần thể của loài ở các môi trường ổn định khác nhau, thu được kết quả như sau: Quần thể I II III IV Diện tích môi trường (ha) 371 342 192 331 Mật độ cá thể (cá thể/ha) 122 188 214 102 Quần thể có kích thước lớn nhất? A. Quần thể IV B. Quần thể III C. Quần thể I D. Quần thể II. Câu 30: Đường cong sống sót (đường cong sinh tồn) là một đồ thị dùng để mô tả tỉ lệ sống sót của một loài sinh vật thay đổi theo tuổi tương đối (tuổi thọ sinh lí) của loài đó. Trong tự nhiên, các loài sinh vật có 3 loại đường cong chính là loại 1, 2, 3 được thể hiện trong hình. Phân tích đồ thị, phát biểu nào sau đây là sai? Trang 14
  15. I. Ở đường cong loại 1, phần lớn các cá thể chết vì nguyên nhân sinh thái. II. Các loài ở đường cong loại 2 có tỉ lệ tử vong tương đối đồng đều ở các lứa tuổi. III. Các loài thuộc đường cong loại 3 nhìn chung sinh sản với số lượng con non lớn, tuy nhiên tỉ lệ sống sót của con non thấp. IV. Đường cong sống sót phản ánh sự tiến bộ trong hình thức sinh sản của loài. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 ..........Hết............... Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh............................................ Số báo danh.............................. Chữ ký của CBCT 1........................................ Chữ ký của CBCT 2................. Trang 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2