intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. TRƢỜNG THCS PHƢỚC NGUYÊN TỔ LÝ – HÓA – SINH – CN- TIN HỌC ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HKII MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2021-2022 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cơ quan hô hấp của ếch là A. mang B. da và phổi C. phổi D. da Câu 2. Vào mùa đông ếch thường ẩn mình trong hang bùn. Hiện tượng đó gọi là A. ẩn nấp B. sinh sản C. sinh trưởng D. trú đông Câu 3. Môi trường sống của thằn lằn bóng A.dưới nước B.trên không C.trên cạn D.vừa ở nước vừa ở cạn Câu 4. Thằn lằn bóng có tập tính bắt mồi vào A. ban ngày B. ban đêm C.buổi chiều D.buổi chiều và đêm Câu 5. Cơ quan hô hấp của thằn lằn A.phổi B.da C.da và phổi D.chưa có cơ quan hô hấp Câu 6. Phần nào của cơ thể thằn lằn có hiện tượng tái sinh A. chân B. thân C. đuôi D. đầu Câu 7. Loài nào sau đây phát triển KHÔNG qua biến thái? A. Châu chấu B. Ếch C. Thằn lằn D. Trai sông Câu 8. Nguyên nhân gây nên sự di cư của chim là do A.thiếu thức ăn, nhiệt độ môi trƣờng thấp B.thiếu thức ăn, nhu cầu sinh sản C.nhu cầu sinh sản, nhiệt độ môi trường thấp D.nhu cầu sinh sản
  2. Câu 9. Toàn thân của thằn bóng được bao bọc bởi lớp da khô, có vảy sừng. Có tác dụng A. giúp di chuyển dễ dàng trên cạn B. bảo vệ cơ thể B. ngăn cản sự thoát hơi nƣớc của cơ thể D. giữ ấm cơ thể Câu 10. Lông đuôi của chim bồ câu có tác dụng A. giữ thăng bằng khi chim rơi xuống B .như chiếc quạt để đẩy không khí C. giúp cơ thể nhẹ D. nhƣ bánh lái giúp chim định hƣớng khi bay Câu 11. Thỏ nhà khác thỏ hoang ở điểm A. vành tai nhỏ và ngắn hơn B. mắt thỏ nhà không tinh bằng mắt thỏ hoang C. vành tai và chân trƣớc thỏ nhà ngắn hơn D. bộ lông thỏ nhà dày hơn Câu 12. Khi bị săn đuổi, thỏ thường phản ứng bằng cách A. chạy nhanh và chạy theo hình chữ z để kẻ thù bị mất đà B.giả chết C. xù lông để tự vệ D. cơ thể tiết ra mùi hôi khó chịu Câu 13.Thú biết bay thực sự là A. dơi B. chồn bay C. sóc bay D. cầy bay Câu 14. Điều KHÔNG đúng khi nói về nhóm chim bơi là A. hoàn toàn không biết bay B. đi lại trên cạn rất giỏi C. chân ngắn có 4 ngón, có màng bơi D. lông ngắn, dày, không thấm nước Câu 15. Trong lớp lưỡng cư, loài ít sống ở nước nhất là A. nhái B. ếch C. ễnh ương D.cốc Câu 16.Thú được xếp vào bộ thú huyệt là A.kanguru B.thú mỏ vịt C.dơi D.thỏ
  3. II.TỰ LUẬN Câu 1. a. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? Vì: Đa số các loài chim kiếm ăn vào ban ngày. Lưỡng cư không đuôi kiếm mồi vào ban đêm, nên bổ sung cho hoạt động tiêu diệt sâu bọ của các loài chim về ban ngày. b. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt nồi về đêm? Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô, cơ thể mất nước ếch sẽ chết Câu 2. Hãy cho biết tầm quan trọng của lưỡng cư đối với tự nhiên và đời sống con người *Đối với con người: - Cung cấp thực phẩm: ếch, cóc.. - Diệt sâu bọ gây hại và động vật trung gian truyền bệnh: cóc, ếch.. - Làm thuốc chữa bệnh: thịt cóc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhựa cóc chế thuốc chữa bệnh kinh giật - Làm thí nghiệm trong sinh lí học: ếch - Làm cảnh: ếch giun, cá cóc tam đảo *Trong tự nhiên: Lưỡng cư là một mắc xích trong chuỗi thức ăn, đảm bảo sự cân bằng sinh thái của các hệ sinh thái trong tự nhiên. Câu 3. Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch *Sinh sản: + ếch là động vật phân tính
  4. + Ếch ghép đôi và sinh sản vào đầu mùa mưa + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng *Phát triển Ếch cái đẻ trứng, ếch đực tưới tinh trùng-> trứng thụ tinh-> nòng nọc-> qua nhiều giai đoạn phát triển-> ếch con-> Ếch trưởng thành Câu 4.So sánh đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng với ếch đồng Thằn lằn bóng Ếch đồng -Sống ở nơi khô ráo, thức ăn chủ yếu là -Sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ sâu bọ nước, thức ăn là sâu bọ, cá con, giun ốc… -Bắt mồi vào ban ngày -Bắt mồi vào lúc chập tối hoặc ban đêm -Thích phơi nắng, trú đông trong các hang đất khô -Thường ở những nơi tối, trú đông trong các hốc đất ẩm ướt bên bờ vực -Thụ tinh trong, đẻ ít trứng, trứng có vỏ nước ngọt hoặc trong bùn dai bao bọc, nhiều noãn hoàng, nở thành con, phát triển không qua biến -Thụ tinh ngoài, đẻ nhiều trứng, trứng thái có màng mỏng, ít noãn hoàng và nở thành nòng nọc, phát triển qua biến thái Câu 5.Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay -Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp -Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc -Chi trước biến đổi thành cánh -Chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau -Tuyến phao câu tiết dịch nhờn Câu 6. Nêu lợi ích của lớp chim trong tự nhiên và đời sống con ngƣời. Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ các loài chim có ích?
  5. *Lợi ích: +Ăn sâu bọ, động vật găm nhấm có hại cho nông, lâm nghiệp +Cung cấp thực phẩm +Làm cảnh, làm đồ trang trí … +Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch +Giúp phát tán cây rừng, thụ phấn cho cây.. *Các biện pháp bảo vệ: - Không săn bắt, nuôi nhốt, buôn bán các loài chim đặc biệt là các loài chim quý hiếm -Không phá hoại tổ, bắt trứng và chim non -Không chặt phá cây rừng, không gây ô nhiễm môi trường làm mất môi trường sống -Truyền tuyền và vận động mọi người cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ các loài chim có ích -Thông báo cho cơ quan khi phát hiện trường hợp vi phạm….. Câu 7.Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống -Cơ thể được phủ bằng bộ lông mao dày, xốp -Chi trước ngắn -Chi sau dài, khỏe, bật nhảy xa -Mũi rất thính, ria là lông xúc giác -Mắt có mi cử động được, mi thứ 3 rất mỏng -Tai rất thính, có vành tai dài, cử động mọi phía Câu 8. Nêu ƣu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. -Sự phát triển của phôi không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng
  6. -Phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn và có đầy đủ các điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển -Con sơ sinh và con non được nuôi bằng sữa mẹ không phụ thuộc vào thức ăn trong tự nhiên. Câu 9. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú - Cung cấp thực phẩm: lợn, trâu, bò - Dược liệu: mật gấu, nhung hưu nai, xương hổ, báo.. - làm đồ mĩ nghệ: ngà voi, sừng tê giác, da long hổ báo - Công nghiệp: da trâu bò - Nông nghiệp: sức kéo trâu bò voi, chồn mèo rừng tiêu diệt loài gặm nhấm - Thí nghiệm: khỉ, chuột , thỏ….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2