intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. 1 UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2022-2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chương VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC - Biết được khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen, các ứng dụng công nghệ gen. - Nắm được thế nào là thoái hoá, các biểu hiện của thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần. - Biết được thế nào là ưu thế lai, nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG - Nắm được khái niệm về môi trường, các loại môi trường và các nhân tố sinh thái. - Biết được các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu. - Hiểu rõ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của sinh vật. - Trình bày được sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. B. ĐỀ THAM KHẢO * ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các ý của các câu sau: Câu 1. Trong kỹ thuật di truyền, người ta thường dùng thể truyền là: A. thể thực khuẩn và plasmit. B. plasmit và vi khuẩn. C. plasmit và nấm men. D. thể thực khuẩn và vi khuẩn. Câu 2. Môi trường sống của vi sinh vật là: A. đất, nước và không khí. B. đất, nước và không khí và cơ thể động, thực vật. C. đất, không khí và cơ thể động vật. D. không khí, nước và cơ thể thực vật. Câu 3. Ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:
  2. 2 A. vô sinh. B. con người. C. hữu sinh. D. các sinh vật khác. Câu 4. Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo? A. là loài động vật biến nhiệt. B. tìm mồi vào buổi sáng sớm. C. chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng. D. tìm mồi vào ban đêm. Câu 5. Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn? A. lá hẹp biến thành gai. B. trữ nước trong lá, trong thân hay trong củ, rễ. C. trên mặt lá có rất nhiều khí khổng. D. rễ rất phát triển để tìm nước. Câu 6. “Cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,60C và trên 420C, phát triển thuận lợi nhất ở 300C”. Từ 5,60C đến 420C gọi là: A. giới hạn trên. B. giới hạn dưới. C. giới hạn sinh thái. D. điểm cực thuận II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 1: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhân tố sinh thái cơ bản nào? Phân biệt các nhân tố sinh thái? Câu 2: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 3: a. Thế nào là quan hệ khác loài? Cho ví dụ. b. Hãy sắp xếp các sinh vật: “cỏ dại và lúa; vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu; tảo lam với nấm tạo thành địa y; dê và bò trên 1 đồng cỏ; giun đũa sống trong ruột người; đại bàng và thỏ; sâu bọ sống nhờ tổ kiến, tổ mối; cây nắp ấm bắt côn trùng; ve bét bám trên da trâu, bò” vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp. * ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các ý của các câu sau: Câu 1. Hiện tượng thoái hoá xuất hiện trong tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ là do:
  3. 3 A. gen lặn có hại gặp nhau ở trạng thái đồng hợp biểu hiện thành kiểu hình. B. các gen lặn gặp nhau ở trạng thái đồng hợp biểu hiện thành kiểu hình. C. các gen lặn có hại bị gen trội lăn át không biểu hiện thành kiểu hình. D. các gen lặn có hại bị gen trội lấn át biểu hiện thành kiểu hình. Câu 2. Môi trường sống của sinh vật là: A. tất cả những gì có trong tự nhiên. B. tất cả các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật. C. tất cả các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. D. tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật. Câu 3. Hải quỳ, tôm kí cư thiết lập mối quan hệ: A. hội sinh. B. kí sinh. C. hợp tác đơn giản. D. cộng sinh. Câu 4. “Cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,60C và trên 420C, phát triển thuận lợi nhất ở 300C”. Nhiệt độ 300C gọi là: A. giới hạn trên. B. giới hạn dưới. C. giới hạn sinh thái. D. điểm cực thuận Câu 5. Trong các cây sau, cây nào là cây ưa bóng: A. Phong lan. B. Vạn niên thanh. C. Mít. D. Dừa Câu 6. Trong các nhân tố sinh thái sau, nhân tố nào vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp rõ nhất đối với sinh vật? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Muối khoáng. II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 1: Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào? Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào môi trường sống của chúng: trâu, sán lá gan, cá, giun đất, giun đũa, chim, ve bét, hổ, cò, hươu, nai. Câu 2: a. Thế nào là quan hệ khác loài? Cho ví dụ. b. Hãy sắp xếp các sinh vật: “cỏ dại và lúa; vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ Đậu; tảo lam với nấm tạo thành địa y; dê và bò trên 1 đồng cỏ; sán lá gan sống trong gan trâu bò; đại bàng và thỏ; sâu bọ sống nhờ tổ kiến, tổ mối; hổ và hươu; ve bét bám trên da trâu, bò” vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
  4. 4 Câu 3: Ánh sáng có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống sinh vật? Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của các cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng. ------HẾT-------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2