intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Thành Công

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN SINH SINH 9: Câu 1: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:    A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau    B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây    C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen  khác nhau    D.Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen  giống nhau Câu 2: Hoocmon insulin được dùng để:    A. Làm thể truyền trong kĩ thuật gen           B. Chữa bệnh đái tháo  đường    C. Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn     D. Điều trị suy dinh  dưỡng từ ở trẻ Câu 3: Khi điều kiện môi trường nằm ngoài giới hạn sinh thái  của sinh vật thì A. sinh vật sẽ sinh trưởng kém và bị chết. B. sinh vật sẽ biến đổi thích nghi với môi trường. C. sinh vật sẽ xảy ra đột biến ở một số cơ quan. D. sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh hơn. Câu 4: Môi trường sống của sinh vật là nơi A. sinh vật tìm kiếm thức ăn, nước uống ở trên mặt đất, trong  nước. B. sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh  chúng. C. sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
  2. D. sinh vật kiếm ăn và làm chỗ ở như trong nước, mặt đất, trong  không khí. Câu 5: Hiện tượng thoái hóa giống ở một số loài sinh sản hữu  tính là do A. lai khác giống, lai khác thứ.                                   B. lai khác dòng. C. tự thụ phấn và giao phối cận huyết.                   D. lai khác  loài, khác chi. Câu 6: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:    A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã    B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã    C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã    D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã Câu 7: Khác với sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt A. có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. sinh trưởng, phát triển và sinh sản mạnh hơn. C. có cơ thể lớn hơn, tuổi thọ cao hơn. D. phân bố rộng và chống chịu tốt hơn trong môi trường khắc  nghiệt. Câu 8: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật đẳng  nhiệt là:    A. Châu chấu, dơi, chim én                       B. Cá sấu, ếch, ngựa    C. Chó, mèo, cá chép                                  D. Cá heo, trâu, cừu Câu 9: Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt  độ môi trường quá lạnh:    A. Gấu Bắc cực                    B. Chim én                   C. Hươu, nai     D. Cừu
  3. Câu 10: Khi nói về lợi thế của các sinh vật cùng loài khi sống  thành nhóm cá thể, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Thực vật sống thành nhóm khi gió to sẽ cản bớt sức gió nên cây  ít bị ngã đổ hơn khi sống riêng lẻ. (2) Thực vật sống thành nhóm sẽ cùng lấy thức ăn và nước tốt hơn  khi sống riêng lẻ. (3) Động vật sống theo bầy đàn có khả năng tự vệ cao, cùng chống  kẻ thù, tìm kiếm thức ăn... (4) Động vật sống theo bầy đàn cạnh tranh nhau dẫn đến sinh  trưởng và phát triển nhanh hơn. A. (2) và (4).                B. (2) và (3).       C. (1) và (4).                D. (1) và (3). Câu 11: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát  hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi  nào sau đây?    A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy         C. Lá tổng hợp chất diệp lục  tạo màu xanh cho nó    B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên     D. Lá tăng kích thước và có  bản rộng ra Câu 12: Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có  hiện tượng:    A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng    B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên    C. Cây rụng nhiều lá    D. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống  lạnh Câu 13: Nhân tố sinh thái là
  4. A. những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. B. tất cả các yếu tố có trong môi trường sống của sinh vật. C. các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường. D. những yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến sinh vật. Câu 14: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết  quả là:    A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể    B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng    C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể    D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả  hơn Câu 15: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác  loài là:    A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch          B. Quan hệ cạnh  tranh và quan hệ ức chế    C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế         D. Quan hệ hỗ trợ và  quan hệ quần tụ Câu 16: Những loài cây thường sống dưới tán cây khác, trong  nhà thuộc nhóm cây A. ưa lạnh.           B. ưa sáng.              C. ưa bóng.             D.  ưa ẩm. Câu 17: Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi gặp điều  kiện bất lợi như A. thiếu chỗ ở do sinh vật sinh sản quá nhanh hoặc bị các loài khác  chiếm lãnh thổ.
  5. B. môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá  thể tăng qúa cao C. môi trường bị ô nhiễm nặng hoặc biến đổi khí hậu dẫn đến  thức ăn khan hiếm. D. thời tiết xấu, gió bão, lũ lụt, hạn hán dẫn đến không có thức ăn,  thiếu chỗ ở. Câu 18: Mối quan hệ cộng sinh là sự hợp tác A. cùng có lợi giữa các loài sinh vật.  B. giữa các loài cùng nhau kiếm ăn và chống kẻ thù. C. cùng hỗ trợ nhau giữa các sinh vật cùng loài. D. giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn một bên không  có lợi cũng không có hại. Câu 19: Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử  dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?    A. Đỉnh sinh trưởng            B. Bộ phận rễ                 C. Bộ phận  thân           D. Cành lá Câu 20: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:    A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y    B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu    C. Cáo đuổi bắt gà    D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 21: Loài cá đã được nhân bản vô tính thành công ở Việt  Nam là:    A. Cá trạch                B. Cá ba sa                    C. Cá chép                   D. Cá trắm Câu 22: Sinh vật nào sau đây là động vật biến nhiệt?
  6. A. Chó.               B. Cá voi.              C. Ếch.                 D. Chim  sẻ. Câu 23: Trong chăn nuôi, phương pháp chủ yếu nào được dùng  để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai khác thứ. C. Giao phối gần. D. Lai khác  giống. Câu 24: Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển làm giảm  năng suất lúa phản ánh mối quan hệ A. hội sinh.                                                           B. cạnh tranh. C. kí sinh.                                                           D. sinh vật này ăn  sinh vật khác. Câu 25: Khi nói đến ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực  vật, phát biểu nào sau đây đúng nhất? A. Ánh sáng làm thay đổi đặc điểm hình thái của rễ, thân, lá của  cây. B. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hô hấp của  cây. C. Ánh sáng làm sự thoát hơi nước của lá diễn ra nhanh hơn. D. Ánh sáng làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của cây. Câu 26: Quy trình chuyển gen gồm các bước như sau: (1) Tách gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho và tách phân tử ADN  được dùng làm thể truyền ra khỏi tế bào vi khuẩn hoặc virut. (2) Chuyển ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. (3) Gắn gen cần chuyển vào thể truyền bằng các enzim cắt và  enzim nối chuyên biệt tạo ADN tái tổ hợp. Trật tự đúng của quy trình là:
  7. A. (2) → (3) → (1).   B. (2) → (1) → (3).      C. (1) → (3) → (2). D.  (1) → (2) → (3). Câu 27: Những sản phẩm nào dưới đây được tạo ra nhờ tạo ra  các chủng vi sinh vật mới? (1) Hoocmon Insulin.                                           (2) Lúa giàu vitamin  A. (3) Chất kháng sinh.                                             (4) Cây trồng mang  gen kháng virut. A. (1) và (3).                   B. (3) và (4).                  C. (2) và (4).               D. (1) và (2).               Câu 28: Ứng dụng nào sau đây không thuộc lĩnh vực ứng dụng  công nghệ gen? A. Tạo động vật mang gen mới.                              B. Nhân bản vô  tính ở động vật. C. Tạo giống cây trồng biến đổi gen.                   D. Tạo ra các  chủng vi sinh vật mới. Câu 17: Động vật sống trong ao, hồ, trong đất được gọi là động vật A. ưa nước.                    B. ưa ẩm.              C. ưa lạnh.       D. ưa mát. Câu 29: Ở cây trồng, biện pháp nào được dùng để duy trì ưu  thế lai? (1) F1 được lai trở lại với bố mẹ. (2) Cho F1 lai với nhau. (3) Dùng phương pháp giâm, chiết, ghép.  (4) Dùng phương pháp nuôi cấy mô. A. (2) và (3).                 B. (1) và (2).            C. (1) và (3).                D. (3) và (4)
  8. Câu 30: Cây có phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt, thân cây  thấp trung bình, số cành cây nhiều là đặc điểm đặc trưng cho  cây A. ưa sáng sống nơi quang đãng.                       B. ưa bóng sống ở xứ  lạnh. C. ưa sáng sống trong bóng râm.                       D. ưa ẩm sống ở nơi  khô hạn. Câu 31: Người ta sử dụng yếu tố nào để cắt và nối ADN lại  trong kĩ thuật gen?    A. Hoocmon    B. Hoá chất khác nhau    C. Xung điện    D. Enzim Câu 32: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 vì: A. F1 đều có kiểu gen dị hợp.                      B. đồng hóa mạnh với  môi trường. C. F1 đều có sức sống cao.                                D. các đặc điểm có  hại chưa kịp xuất hiện. Câu 33: Ý nghĩa của việc ứng dụng nhân giống vô tính trong  ống nghiệm ở cây trồng là A. tạo ra tế bào hoặc mô hoặc cơ thể hoàn chỉnh mang nhiều đặc  điểm quý khác giống ban đầu. B. giúp nhân nhanh giống cây trồng đáp ứng yêu cầu của sản xuất,  bảo tồn giống quý. C. giúp tạo ra giống có nhiều ưu điểm như sạch nấm bệnh, đồng  đều về đặc tính của giống gốc.
  9. D. giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp qua tự thụ phấn hoặc giao phối  cận huyết tạo dòng thuần sau đó chọn lọc lấy giống tốt. Câu 34: Những loài động vật hoạt động ban đêm , sống trong  hang, trong đất, ở vùng nước sâu thuộc nhóm động vật A. ưa lạnh.                         B. ưa bóng.                  C. ưa tối.         D. ưa ẩm. Câu 35: Biểu hiện nào sau đây không phải là do thoái hóa  giống? A. Năng suất giảm, chống chịu kém.                            B. Các đặc  tính di truyền ổn định. C. Xuất hiện nhiều biến dị xấu.                                 D. Sinh trưởng,  phát triển chậm. Câu 36: Trong trồng trọt, phương pháp chủ yếu nào được  dùng để  tạo ưu thế lai? A. Lai khác thứ. B. Lai khác loài. C. Lai khác dòng. D. Lai kinh  tế. Câu 37: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật ứng dụng di truyền  học để A. tạo ra những vật nuôi mang nhiều đặc điểm của loài khác. B. sản xuất các chế phẩm sinh học. C. chuyển gen quý vào vi khuẩn. D. tạo ra những tế bào, mô, cơ thể hoàn chỉnh. Câu 38: Cây có đặc điểm: cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân  cây tiêu giảm, lá biến thành gai là đặc trưng của thực vật sống  ở A. nơi lạnh.          B. nơi ẩm ướt.             C. nơi bóng râm.       D. nơi khô hạn.
  10. Câu 39: Phương pháp nào sau đây không thuộc lĩnh vực công  nghệ tế bào? A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. B. Công nghệ enzim, protein để sản xuất axit amin. C. Nhân bản vô tính ở động vật. D. Nuôi cấy tế bào và mô ở thực vật. Câu 40: Tự thụ phấn ở thực vật thường dẫn đến thoái hóa  giống là do: A. giảm dị hợp, tăng đồng hợp.     B. giảm thích nghi của giống  trước môi trường. C. bị phân li về kiểu gen.                   D. tăng dị hợp, giảm đồng hợp. Câu 41: Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là:  A. điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn.  B. trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn.  C. thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện.  D. nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn. Câu 42: Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do:    A. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong    B. Số người sinh ra và số người tử vong bằng nhau    C. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong    D. Chỉ có sinh ra, không có tử vong Câu 43: Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có  ở quần thể sinh vật khác là: A. giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá. B. sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế.
  11. C. pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân. D. tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản. Câu 44: Quần thể người có những đặc trưng khác với các  quần thể sinh vật khác vì con người có  A. bộ naõ phát triển mạnh.                                         B. văn hóa và  giáo dục  C. tay chân khéo léo.                                                  D. lao động và  tư duy. Câu 45: Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế  bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm:    A. Có khả năng đề kháng mạnh    B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh    C. Cơ thể chỉ có một tế bào    D. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau Câu 46: Chất kháng sinh được sản xuất phần lớn có nguồn  gốc từ:    A. Thực vật              B. Động vật                  C. Xạ khuẩn       D.  Thực vật và động vật Câu 47: Để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc  sống của người dân, điều cần làm là: A. xây dựng gia đình với qui mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1  đến 2 con. B. tăng cường và tận dụng khai thác nguồn tài nguyên. C. chặt, phá cây rừng nhiều hơn. D. tăng tỉ lệ sinh trong cả nước.
  12. Câu 48: Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về  trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn:  A. sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ.  B. sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải.  C. sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải.  D. sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ. Câu 49: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là:  A. thành phần không sống và sinh vật.  B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. Câu 50: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã  sinh vật là:  A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật.  B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật.  C. gồm các sinh vật trong cùng một loài.  D. gồm các sinh vật khác loài. Câu 51: Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể  sinh vật tự nhiên:    A. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông    B. Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi    C. Các con sói trong một khu rừng    D. Các con ong mật trong một vườn hoa Câu 52: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
  13. A. Các cây xanh trong một khu rừng. B. Các động vật cùng sống trên một đồng cỏ. C. Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa. D. Các con cá sống trong Hồ Tây. Câu 53:Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng  tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị  quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh, số lượng sâu giảm nên số  lượng chim ăn sâu cũng lại giảm mạnh. Đây là hiện tượng  A. điều hòa mật độ cá thể.                                           B. cân bằng  sinh học.  C. trạng thái cân bằng.                                                D. khống chế  sinh học.    D. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải Câu 54: Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:    A. Sinh vật phân giải    B. Sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ    C. Sinh vật sản xuất    D. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất Câu 55: Sinh vật tiêu thụ bao gồm:    A. Vi khuẩn, nấm và động vật ăn cỏ    B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt    C. Động vật ăn thịt và cây xanh    D. Vi khuẩn và cây xanh Câu 56: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:  A. xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
  14.  B. nguồn thức dồi dào và nơi ở rộng rãi. C. xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống. D. dich bệnh lan tràn. Câu 57: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất? A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.  B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.  C. Phân giải xác động vật và thực vật.  D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ. Câu 58: Điều đúng khi nói về thành phần của quần xã sinh vật  là:  A. tập hợp các sinh vật cùng loài.  B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.  C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài  D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên. Câu 59: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải  qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế  hệ con lai thứ hai( F2) là:    A. 12,5%              B. 25%                     C. 50%                      D. 75% Câu 60: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:    A. Vô sinh           B. Hữu sinh      C. Vô cơ            D. Chất hữu cơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1