intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Phước Hưng

  1. 1 TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN TOÁN 7. NĂM HỌC 2023 - 2024 A. CÁC KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. ĐẠI SỐ 1. Tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. 2. Đại lượng tỉ lệ thuận, tính chất của các đại lượng tỉ lệ thuận, các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. II. HÌNH HỌC 1. Tổng ba góc trong một tam giác, quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. 2. Hai tam giác bằng nhau, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. III. MỘT SỐ YÊU TỐ XÁC SUẤT 1. Làm quen với biến cố ngẫu nhiên. 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên. B. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1: Thời gian làm bài: 90 phút Bài 1 (1,5 điểm). Tìm x,y biết: x y a)  và x+y = -16 3 5 b) Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau. Hãy điền các giá trị thích hợp vào ô trống trong bảng sau: x -2 -1 6 -2,6 y 6 -12 -18 Bài 2 (1,5 điểm). Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi x = 2 thì y = 6. a) Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x. b) Biểu diễn y theo x. c) Tìm giá trị của x khi y = 12. Bài 3 (1,5 điểm). Tổng số tiền điện phải trả của ba hộ sử dụng điện trong một tháng là 550 000 đồng. Biết rằng số điện năng tiêu thụ của ba hộ tỉ lệ với 5; 7; 8. Tính số tiền điện mỗi hộ phải trả trong một tháng? Bài 4 (1,5 điểm).
  2. 2 Một nhóm bạn gồm bốn bạn Thanh, Tiến, Tùng, Trâm. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn trong nhóm bạn (biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn), xét các biến cố: A: “Bạn được chọn tên là Tùng”; B: “Bạn được chọn có tên bắt đầu bằng chữ T”; C: “Bạn được chọn tên là Tuyết”. a) Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? b) Tính xác suất của biến cố ngẫu nhiên được xác định ở câu a. Bài 5 (1,0 điểm). a) Cho ba đoạn thẳng có độ dài là 5cm, 6cm, 10cm. Xét xem bộ trên có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác không? Vì sao? b) Cho tam giác ABC có BC = 9cm, AB = 1cm. Tìm độ dài cạnh AC, biết độ dài này là một số nguyên. Bài 6 (2,5 điểm). Cho ΔABC vuông tại A có 𝐶 = 30 , vẽ AH vuông góc với BC (H∈BC). Trên đoạn HC lấy điểm D sao cho HD = HB. a) Chứng minh ΔAHB =ΔAHD. b) Vẽ DK vuông góc với AC(K∈AC). Chứng minh AD = DC. c) Trên tia AD lấy điểm E sao cho DE = DH. Chứng minh CE vuông góc với AD. a c a+b c+d Bài 7: (0,5 điểm) Chứng minh rằng từ tỉ lệ thức = ta suy ra được = b d a-b c-d (các mẫu số phải khác 0). ------------------------------------------------- ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Bài 1 (1,5 điểm). a) Lập 2 tỉ lệ thức từ đẳng thức sau: 3.6= 2.9 b) Tìm x, biết: = . c) Trong trường hợp sau, hãy cho biết hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau không? x -2 -1 1 2,5 y -6 -3 3 7,5 Bài 2 (1,5 điểm).
  3. 3 Cho hai đại lượng a và b tỉ lệ thuận với nhau. Biết rằng khi a = 10 thì b = 5. a) Tìm hệ số tỉ lệ k của a đối với b. b) Biểu diễn đại lượng a theo đại lượng b. 1 c) Tính giá trị của a khi b = . 2 Bài 3 (1,5 điểm). Tính độ dài hai cạnh của hình chữ nhật, biết rằng tỉ số giữa hai 3 cạnh của nó là và chu vi là 40 cm. 7 Bài 4 (1,5 điểm). Gieo ngẫu nhiên con xúc xắc 6 mặt cân đối một lần. Xét các biến cố: A: “Gieo được mặt có số chấm lớn hơn 5”; B: “Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 7”; C: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 7”. a) Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? b) Tính xác suất của các biến cố ở câu a. Bài 5 (1,0 điểm). a) Cho bộ ba độ dài các đoạn thẳng là 5cm; 9cm; 3cm. Xét xem bộ ba trên có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác không? Vì sao? b) Tìm số đo góc chưa biết của tam giác ABC trong hình vẽ dưới đây. Bài 6 (2,5 điểm): Cho DEF vuông tại D. Trên tia đối của tia DE lấy điểm M sao cho DE = DM. a) Chứng minh: DEF  DMF ; b) Gọi I là trung điểm của EF. Trên tia đối của ID lấy điểm N sao cho IN = ID. Chứng minh: NF = DM. a c a+b c+d Bài 7 (0,5 điểm) :Chứng minh rằng từ tỉ lệ thức = ta suy ra được = b d b d (các mẫu số phải khác 0). ----------------------------------------------
  4. 4 ĐỀ 3 Thời gian làm bài: 90 phút Bài 1 (1,5 điểm). x y a) Tìm x,y biết:  và x – y = 6 5 2 b) Cho biết hai đại lượng a và b tỉ lệ thuận với nhau. Hãy điền các giá trị thích hợp vào ô trống trong bảng sau: a -6 -3 3,6 b -12,5 -5 Bài 2 (1,5 điểm). Cho đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k. Biết rằng khi y = 15 thì x = 3. a) Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x. b) Biểu diễn đại lượng y theo đại lượng x. c) Cho x = - 2 tính giá trị của y. Bài 3 (1,5 điểm). Trong một hộp có bốn tấm thẻ được ghi số 1000; 2000; 5000; 10000. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong hộp. Xét các biến cố sau: A: “Rút được tấm thẻ ghi số 2000”; B: “Rút được tấm thẻ ghi số 3000”; C: “Rút được tấm thẻ ghi số tròn nghìn”. a) Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? b) Tính xác suất của các biến cố trên. Bài 4 (1,5 điểm). Nhân dịp năm mới, gia đình ba bạn An, Bình, Hoa tổ chức gói bánh chưng. Tổng số bánh chưng mà cả ba gia đình gói được là 120 cái. Tính số bánh chưng mà mỗi gia đình gói được. Biết rằng số bánh chưng của gia đình ba bạn An, Bình, Hoa gói được tỉ lệ với các số 3; 5; 7. Bài 5 (1,0 điểm). a) Cho độ dài 3 đoạn thẳng lần lượt là: 5 cm, 7 cm, 9 cm. Xét xem bộ ba trên có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác không? Vì sao?   b) Tam giác DEF có DEF  730 , EDF  47 0 . Tính số đo góc DFE. Bài 6 (2,5 điểm). Cho ∆𝐴𝐵𝐶 có AB = AC. Gọi D là trung điểm cạnh BC. a) Chứng minh: ∆𝐴𝐵𝐷 = ∆𝐴𝐶𝐷. b) Trên tia đối của tia DA lấy điểm E sao cho DA = DE.
  5. 5 Chứng minh: 𝐴𝐵 ∥ 𝐶𝐸. c) Qua C kẻ đường thẳng 𝑑 ∥ 𝐴𝐷. Chứng minh: 𝑑 ⊥ 𝐵𝐶. 5x  2 y 3 x Bài 7 (0,5 điểm).Cho tỉ lệ thức  . Tính tỉ số . 3x  4 y 4 y ---------------------------------------------- ĐỀ 4 Thời gian làm bài: 90 phút Bài 1. (1,5 điểm): a) Tìm x,y biết 5x = 2y và x + y = -21 b) Theo bảng giá trị dưới đây, hãy cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau không ? x 4 10 -5 1 y -5 -2 4 -20 Bài 2. (1,5 điểm): Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau, biết khi x = - 4 thì y = 16. a) Xác định hệ số tỉ lệ k của y đối với x. b) Biểu diễn y theo x. c) Tính giá trị của y khi x = -5. Bài 3. (1,5 điểm): Học sinh của ba lớp 7 cần phải trồng và chăm sóc 120 cây xanh. Lớp 7A có 32 học sinh, lớp 7B có 28 học sinh. Hỏi mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao nhiêu cây xanh biết số cây xanh tỉ lệ với số học sinh? Bài 4. (1,5 điểm): Trong hộp có 5 quả bóng được in số lần lượt là 3, 5, 7, 9, 11. Lấy ra ngẫu nhiên 1 bóng từ hộp. Xét các biến cố sau: A: “Lấy được quả bóng in số chẵn”; B: “Lấy được quả bóng in số lẻ”; C: “Lấy được cả quả bóng in số chia hết cho 3”. a) Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên? b) Tính xác suất của biến cố C. c) Tính xác suất của biến cố “Lấy được quả bóng in số nguyên tố”. Bài 5. (1,0 điểm): a) Cho độ dài ba đoạn thẳng là 3 cm, 4 cm, 5 cm. Xét xem bộ ba này có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác không? Vì sao? b) Cho tam giác ABC với độ dài ba cạnh là ba số nguyên. Nếu biết AB = 2 cm, AC = 10 cm thì cạnh BC có thể có độ dài là bao nhiêu xăngtimet?
  6. 6 Bài 6. (2,5 điểm): Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), tia phân giác góc B cắt AC tại D. Qua D vẽ DE vuông góc BC (E thuộc BC). a) Chứng minh: BDA  BDE b) Tia ED cắt AB tại K. Chứng minh:BK = BC.  c) Tính số đo góc BKC, biết KBC  680 . Bài 7(0,5 điểm).Cho a, b, c, d  0 từ tỉ lệ thức a  c . Chứng minh: a  b  c  d . b d a c -HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0