intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH MÔN: VẬT LÝ 9 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. Lý thuyết 1. Dòng điện xoay chiều: - Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. - Có hai cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều là: cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hoặc cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn 2. Máy phát điện xoay chiều: - Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto. - Có hai loại máy phát điện xoay chiều: một loại nam châm quay còn một loại cuôn dây quay. - Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto. 3. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. - Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ … - Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. - Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-).. 4. Truyền tải điện năng đi xa: - Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây. - Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn - Để giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện năng đi xa ta có 2 cách: Tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây dẫn hoặc giảm điện trở của dây dẫn. Để giảm điện trở ta phải: Tăng tiết diện dây dẫn (tốn kém) hoặc chọn dây có điện trở suất nhỏ (tốn kém) - Khi truyền tải điện năng đi xa phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng máy biến thế. 5. Máy biến thế - Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều. - Có 2 loại máy biến thế là máy tăng thế hoặc máy hạ thế. Nếu số vòng dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy tăng thế còn số vòng dây ở cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp thì gọi là máy hạ thế. 6. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Trong hình vẽ:
  2. - SI là tia tới - IK là tia khúc xạ - PQ là mặt phân cách - NN’ là pháp tuyến - = i là góc tới - = r là góc khúc xạ - Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Ngược lại, khi tia sáng truyền từ các môi trường trong suốt khác sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. - Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm). - Góc tới bằng 0o, góc khúc xạ bằng 0o (tia sáng vuông góc với mặt phân cách thì tia ló truyền thẳng). 7. Thấu kính hội tụ: a) Đặc điểm của thấu kính hội tụ: - Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa. - Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. - Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường. - Trong đó: là trục chính F, F’ là hai tiêu điểm O là quang tâm OF=OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính b) Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm. (2): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới. (3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ: - Nếu d < f cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật - Nếu d = f ảnh ở vô cùng - Nêu f < d < 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật - Nếu d = 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật - Nếu d > 2f cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. - Nếu d = ∞ cho ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Ảnh nằm tại tiêu điểm. 8. Thấu kính phân kì: a) Đặc điểm của thấu kính phân kì: - Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa - Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì. - Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường. - Trong đó: là trục chính F, F’ là hai tiêu điểm O là quang tâm OF=OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính b) Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì:
  3. (1): Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. (2): Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. c) Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì: - Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật. - Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần. B. Bài tập I. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, vành khuyên và thanh quét quay theo cuộn dây hay đứng yên? A. Cả hai đều quay theo cuộn dây. B. Thanh quét quay, vành khuyên đứng yên. C. Vành khuyên quay, thanh quét đứng yên. D. Cả hai đều đứng yên. Câu2: Bộ góp điện gồm hai vành khuyên và thanh quét trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay có tác dụng gì? A. Làm cho cuộn dây quay được. B. Đưa dòng điện ra mạch ngoài và làm cho các dây dẫn của phần ứng không bị xoắn. C. Làm thay đổi chiều dòng điện trong khung dây. D. Làm thay đổi chiều dòng điện ở mạch ngoài. Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng. Trong máy phát điện xoay chiều: A. Phần quay là stato, phần đứng yên là roto. B. Khung dây là roto, nam châm là stato. C. Tùy từng trường hợp, cuộn dây và nam châm có thể là stato hay có thể roto. D. Cả a, b, c Câu 4: Khi tải điện năng đi xa thì điện năng hao phí trên đường dây chủ yếu là do: A. Tác dụng từ của dòng điện B. Tác dụng hóa học của dòng điện C. Tác dụng nhiệt của dòng điện D. Cả a, b, c Câu 5: Với cùng một công suất điện truyền đi công suất hao phí sẽ thay đổi như thế nào, nếu dây tải điện có tiết diện giảm đi một nửa và hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tăng gấp đôi? A. Giảm 2 lần B. Giảm 4 lần C. Tăng 2 lần D. Tăng 4 lần Câu 6: Khi nhìn một vật qua ánh sáng phản chiếu vào nước, ta thấy vật không sáng bằng khi nhìn qua gương phẳng. Vì sao? A. Một phần ánh sáng bị phản xạ trở về môi trường không khí. B. Một phần sánh sáng bị khúc xạ vào nước. C. Cả a, b đều đúng D. Cả a, b đều sai. Câu 7: Phát biểu nào sau đây ứng với thấu kính hội tụ? A. Tia ló là chùm tia song song. B. Chùm tia ló lệch gần trục chính. C. Chùm tia ló lệch xa trục chính. D. Cả a, b, c đều đúng.
  4. Câu 8. Một người đeo kính cận nhìn chữ A trên tờ giấy. Hỏi tia sáng truyền từ chữ A đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín khi: A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều. B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi. C. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi. D. từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh. Câu 10. Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để: A. biến đổi điện năng thành cơ năng. B. biến đổi cơ năng thành điện năng. C. biến đổi nhiệt năng thành điện năng. D. biến đổi quang năng thành điện năng. Câu 11.Hiệu điện thế giữa hai đầu dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là 220V và 12V. Nếu số vòng dây cuộn sơ cấp là 440 vòng, thì số vòng dây cuộn thứ cấp là: A. 240 vòng B. 60 vòng C. 24 vòng D. 6 vòng Câu 12. Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dạy tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng 10 lần B. Tăng 100 lần C Giảm 100 lần D.Giảm 10 lần Câu 13. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì? A. Làm cho nam châm được chắc chắn. B. Làm tăng từ trường của ống dây. C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn. D. Không có tác dụng gì Câu 14. Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa. B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa. C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 15.Một tia sáng truyền từ không khí vào nước thì có góc khúc xạ: A. lớn hơn góc tới. B. nhỏ hơn góc tới. C. bằng góc tới. D. không xác định. Câu 16. Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên dây dẫn sẽ: A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần. Câu 17. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló: A. đi qua tiêu điểm. B. cắt trục chính tại một điểm nào đó. C. song song với trục chính. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 18.Một tia sáng truyền từ nước vào không khí thì có góc khúc xạ: A. lớn hơn góc tới. B. nhỏ hơn góc tới. C. bằng góc tới. D. không xác định. Câu 19. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm FF ' là: A. 15 cm B. 20 cm C. 30 cm D. 45 cm
  5. Câu 20.Vật thật đặt trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d với d = 2f thì cho: A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và bằng vật. C. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 21: Một người có điểm cực viễn cách mắt 40cm. Người này phải đeo kính như thế nào? A. Đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm B. Đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm C. Đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự 20cm D. Đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm Câu 22. Thấu kính phân kỳ có đặc điểm: A. phần giữa mỏng hơn phần rìa. B. phần giữa dày hơn phần rìa. C. phần giữa bằng phần rìa. D. phần giữa có khi mỏng hơn, dày hơn phần rìa II. Phần tự luận: Câu 1 . Tìm cách nhận biết thấu kính hội tụ trong phòng thí nghiệm? Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ? Câu 2. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Vẽ hình và mô tả hiện tượng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước? b) Muốn truyền tải một công suất 2kW trên dây dẫn có điện trở 20Ω , thì công suất hao phí trên đường dây là bao nhiêu? Cho biết hiệu điện thế trên hai đầu dây dẫn là 200V? Câu 3. Một vật sáng AB có chiều cao 1cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 4cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính 2cm. a) Dựng ảnh của vật AB. b) Dựa vào kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính? Và chiều cao của ảnh? Câu 4. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm (A nằm trên trục chính), vật cách thấu kính 30cm. a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? b) Bằng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính? Câu 5: Đặt một vật sáng AB có chiều cao 2cm có dạng đoạn thẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ ( điểm A nằm trên trục chính ) và cách thấu kính một khoảng 12cm, thấu kính có tiêu cự f = 8cm. a/ Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ.
  6. b/ Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2