intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh khối lớp 8 tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa, hi vọng đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập, hệ thống kiến thức môn học một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Sinh học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TX HƯƠNG TRÀ TỔ NGHIỆP VỤ BÔN MÔN SINH HỌC THCS  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI ­ SINH HỌC LỚP 8 NĂM HỌC: 2020­2021  Câu  1   :  Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ. Trả lời: ­ Phản xạ là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời với các kích thích từ môi trường  bên ngoài và môi trường trong cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thần kinh ­ Ví dụ:  + Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt + Ánh sáng chiếu vào mắt nhắm lại. Câu 2: Nêu thành phần và chức năng của bộ xương Trả lời: * Bộ xương chia 3 phần: ­ Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt. ­ Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực. ­ Xương chi: gồm xương đai và xương chi *  Chức năng: ­ Nâng đỡ, tạo hình dáng cơ thể. ­ Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan. ­ Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động. Câu 3: Mỏi cơ là gì? Nguyên nhân của mỏi cơ? Biện pháp chống mỏi cơ? Trả lời: * Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu dẫn tới biên độ  co cơ  giảm=>  ngừng. * Nguyên nhân của sự mỏi cơ ­ Cung cấp oxi thiếu. ­ Năng lượng thiếu. ­ Axit lactic bị tích tụ trong cơ, đầu độc cơ. * Biện pháp chống mỏi cơ ­ Khi mỏi cơ  cần nghỉ  ngơi, thở  sâu, kết hợp xoa bóp cơ  sau khi hoạt động   (chạy...) nên đi bộ từ từ đến khi bình thường. ­ Để  lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức (khối lượng   và nhịp co cơ thích hợp) đặc biệt tinh thần vui vẻ, thoải mái. ­ Thường xuyên lao động, tập TDTT để tăng sức chịu đựng của cơ.
  2. Câu 4: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết  tương và hồng cầu. Trả lời: * Máu gồm những thành phần: ­ Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích                             ­ TB máu :   Chiếm 45% thể  tích, đặc quánh màu đỏ  thẫm . Gồm  : Bạch cầu,  hồng cầu, tiểu cầu  * Chức năng của huyết tương :                                                                                ­ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch  ­ Tham gia vận chuyển các chất   dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các  chất thải   * Chức năng của hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 Câu 5: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ  cơ thể? Trả lời: * Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: ­ Thực bào: Bạch cầu trung tính, mono hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn  vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng ­ Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn ­ Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị  nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp   xúc với chúng, rồi tiết protein đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm khuẩn  Câu 6   : Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ  khi truyền máu ? Vẽ sơ đồ  cho và nhận giữa các nhóm máu. Trả lời: * Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. ­ Cần làm xét nghiệm máu để lựa chọn nhóm máu truyền phù hợp. ­ Kiểm tra mầm bệnh trong máu trước khi truyền máu ­ Truyền máu từ từ ­  Sơ đồ cho và nhận giữa cac nhóm máu Câu 7: Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì  và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch? Trả lời:
  3. * Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có  hại   cho tim mạch: ­ Khuyết tật tim, phổi xơ. ­ Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao.. ­ Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật. ­ Do luyện tập thể thao quá sức. ­ Một số vi rut, vi khuẩn * Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch: ­ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không  mong muốn ­ Không sử dụng các chất kích thích ­ Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ. ­ Cần kiểm tra sức khỏe định kì ­ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch ­ Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật... * Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: ­ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp. ­ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chiu đựng của tim mạch và cơ  thể Câu 8: Tóm tắt quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào? Trả lời:        Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuyếch tán từ nơi có  nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. * Sự trao đổi khí ở phổi. ­ Nồng độ oxi ở phế nang cao hơn nồng dộ oxi ở mao mạch máu nên oxi từ phế  nang khuyếch tán vào mao mạch máu. ­ Nồng độ cacbôncic mao mạch máu cao hơn ở phế nang nên cacbônic khuyếch  tán từ máu vào phế nang. * Trao đổi khí ở tế bào. ­ Nồng độ oxi ở mao mạch máu cao hơn ở tế bào nên oxi khuyếch tán từ máu  vào tế bào. ­ Nồng độ cacbônic ở tế bào cao hơn ở máu nên cacbônic khuyếch tán từ tế bào  vào máu. Câu 9: Trình bày các tác nhân gây hại hô hấp? Em cần làm gì để bảo vệ hệ  hô hấp tránh những tác nhân gây hại? Trả lời: * Các tác nhân gây hại  ­ Bụi ­ Chất khí độc: NOx, SOx, CO, nicotin ­ Vi sinh vật … gây nên các bệnh: lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi … *  Biện pháp bảo vệ: ­ Xây dựng môi trường trong sạch: trồng cây xanh
  4. ­ Hạn chế sử dụng thiết bị có thải ra khí độc ­ Không hút thuốc lá. ­ Đeo khẩu trang trong khi lao động ở nơi có nhiều bụi. ­ Nơi ở và nơi làm việc có đủ ánh sáng, tránh ẩm thấp Câu 10: Ở khoang miệng diễn ra những hoạt động tiêu hóa lí học và hóa  học nào? Trả lời: Các hoạt động trong khoang miệng: * Biến đổi lí học ­ Tiết nước bọt ­ Nhai ­ Đảo trộn thức ăn để thấm đều nước bọt, làm mềm thức ăn ­ Tạo viên thức ăn * Biến đổi hóa học: ­ Hoạt động của emzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột   (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ CÂU HỎI VẬN DỤNG NÂNG CAO  Câu 1 1  : Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể: Trả lời: Cơ thể cấu tạo từ tế bào. Mà các hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các  hoạt động sống của tế bào: + Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi  trường. + Sự sính sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể + Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích  của môi trường ngoài Nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể Câu 12:   Vì sao xương người già dễ  gãy và phục hồi chậm, khong chắc   chắn ?   Trả lời:  Vì người già, xương bị  phân hủy nhanh hơn sự  tạo thành, đồng thời tỉ  lệ  cốt   giao giảm, vì vậy xương trở  nên giòn, xốp, dễ  bị  gãy và sự  phục hồi xương  diễn ra rất chậm, không chắc chắn  Câu 13: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu  thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì? Trả lời: ­ Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích  tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra  triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
  5.  ­ No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng  cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn.                        ­ Cần ăn chậm nhai kỹ, nhai đều Câu 14: Bác Hà  bị tai nạn nên cần phải truyền máu để mổ. Gia đình Hà có 3  người tình nguyện cho máu. Bác của  Hà  có nhóm máu B, bố  Hà có nhóm máu  AB, anh trai  Hà có nhóm máu O và Hà có nhóm máu B . Hỏi  người nào có thể  cho máu được bệnh nhân? Giải thích vì sao? Trả lời: Nhóm máu O (anh trai Hà) và nhóm máu B (Hà) cho được. Vì :     +Người cho: có nhóm máu O trong hồng cầu không có kháng nguyên và nhóm  máu B trong hồng cầu có kháng nguyên B +Người nhận: có nhóm máu B , huyết tương có kháng thể  mà  α   không gây kết  dính B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2