intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đoàn Kết

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đoàn Kết. Đây là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn Hóa học 12 học kì 2, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đoàn Kết

  1. HƯỚNG DẪN TRỌNG TÂM ÔN TẬP HỌC KỲ I – KHỐI 11 TỔ HÓA­SINH TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT Năm học 2019 – 2020 * HÌNH THỨC RA ĐỀ   * Trong đề kiểm tra học kỳ I thời gian làm bài : 45 phút  +  Phần trắc nghiệm 5 điểm (20 câu ) +  Phần tự luận 5 điểm ( Viết pt: 1.5 → 2  điểm; bài tập 3 → 3.5 điểm).( Giống bài kiểm tra 45 phút lần 2)             *  Giới hạn chương trình : Hết chương đại cương về hóa học hữu cơ . * NỘI DUNG A/ Lí thuyết Chương I: SỰ ĐIỆN LY Chương II: NITƠ­PHỐTPHO Chương III: CACBON – SILIC Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ  B/ Vận dụng :  I Các dạng bài tập lí thuyết:  + Viết phương trình hóa học của các đơn chất N,P, C, Si và hợp chất của chúng   + Viết phản ứng hóa học giải thích các hiện tượng liên quan tới thực tiễn. II. Các dạng toán          + Bài toán trộn dung dịch axit với dung dịch kiềm + Bài toán dd H3PO4 tác dụng dd kiềm (NaOH, KOH).                                                  + Bài toán hỗn hợp tác dụng dd HNO3 . + Bài toán lập CTPT của hợp chất hữu cơ. Chương I: SỰ ĐIỆN LI I. Phần Trắc Nghiệm: Câu 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được ? A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước. Câu 2 : Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do: A. Sự chuyển dịch của các electron. B. Sự chuyển dịch của các cation. C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan. D. Sự chuyển dịch của cả cation và anion. Câu 3: Natri florua trong trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện ? A. Dung dịch NaF trong nước. B. NaF nóng chảy. C. NaF rắn, khan. D. DD được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước. Câu 4: Cho các dung dịch có nồng độ 0,1M sau: NaCl, C2H5OH, CH3COOH, Na2SO4. Sắp xếp các dung dịch theo  khả năng dẫn điện tăng dần: A. NaCl, Na2SO4, C2H5OH, CH3COOH. B. C2H5OH, CH3COOH, NaCl, Na2SO4.  C. CH3COOH, NaCl, C2H5OH, Na2SO4.  D. Na2SO4, NaCl, CH3COOH, C2H5OH.  Câu 5: Cặp dung dịch chất điện li nào trộn lẫn với nhau tạo ra hợp chất không tan?  A. BaCl2 và Na2SO4.  B. KCl và (NH4)2SO4.  C. NH4NO3 và K2SO4.  D. NaNO3 và K2SO4. Câu 6: Dung dịch KOH 0,001 M thì pH có giá trị là bao nhiêu?  A. pH = 3.  B. pH = 7.  C. pH = 14  D. pH = 11.  Câu 7: Theo thuyết A­rê­ni­ut, kết luận nào sau đây là đúng ? 1
  2. A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axít. B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit. D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử. Câu 8: Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào: A. Áp suất. B. Nhiệt độ. C. Sự có mặt của axit hòa tan. D. Sự có mặt của bazơ hòa tan. Câu 9:  Một dung dịch có nồng độ ion OH­  bằng 1 x 10 ­5 mol/l thì dung dịch này là:  A. axit, có pH = 9.  B. bazơ, có pH = 9.  C. có pH = 5.  D. axit, có pH = 5. .Câu 10: Cặp dung dịch chất nào sau đây khi trộn với nhau thì phản ứng trao đổi ion xảy ra ?  A. Na2CO3 và H2SO4. B. KCl và NaNO3. C. KNO3 và H2SO4 . D. Fe2(SO4)3 và HNO3. Câu 11. Trộn 50ml dung dịch HCl 1M với 50ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch HCl có nồng độ là: A. 2M B. 1,5M C. 4M D. 2,5M. Câu 12: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết: A. Những ion nào tồn tại trong dd. B. Nồng độ những ion nào trong dd lơn nhất. C. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li. Câu 13: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dd tạo được kết tủa Fe(OH)3 ? A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4. B. Fe2(SO4)3 + KI. C. Fe(NO3)3 + Fe. D. Fe(NO3)3 + KOH. Câu 14: Kết tủa CdS được tạo thành trong dd bằng các cặp chất nào dưới đây ? A. CdCl2 + NaOH. B. Cd(NO3)2 + H2S. C. Cd(NO3)2 + HCl. D. CdCl2 + Na2SO4. Câu 15: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 g Ba(OH)2. Sau phản ứng thu  được m g kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,7 (g). B. 39,4 (g). C. 17,1 (g). D. 15,5 (g). Câu 16: Dung dịch A có chứa đồng thời các cation: OH , CO3 , SO4  . Biết dung dịch A chỉ chứa một cation, đó  ­ 2­ 2­ là    A. K + B. Mg2+ C. Ba2+ D. H+ Câu 17: Cho dãy các chất : Ca(HCO3)2, (NH4)2CO3, ZnSO4, Zn(OH)2, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa tác dụng  với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch bazo là :   A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 18: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu , 0,03 mol K , x mol Cl , y mol SO4 . Tổng khối lượng các muối tan  2+ + ­ 2­ có  trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:   A. 0,02 và 0,05 B. 0,05 và 0,01 C. 0,03 và 0,02 D. 0,01 và 0,03 Câu 19: Nhỏ từ từ 500 ml dung dịch KOH 3M vào 500 ml dung dịch ZnSO4 1M thì thu được m gam kết tủa. Giá  trị  m là    A. 33,00 g B. 12,37 g C. 49,50 g D. 24,75 g Câu 20: Cho 10ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung  hòa vừa đủ dung dịch axít trên ?   A. 20 ml            B. 10ml           C. 25.ml         D. 15 ml 2
  3. II. Phần Tự Luận: Bài 1 :Viết các ptpt và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dd giữa các cặp chất sau: a. Fe2(SO4)3 + NaOH. b. NH4Cl + AgNO3. c. MgCl2 + KNO3. d. HClO + KOH. e. Pb(OH)2(r) + NaOH. f. CuSO4 + Na2S. Bài 2: Một dd có [H ] = 0,01M. Tính [OH ] và pH của dung dịch. Môi trường của dd này là axit, trung tính hay  + ­ kiềm ?Hãy cho biết màu của quỳ tím trong dung dịch này. Bài 3: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 250 ml dung dịch có pH = 10 ? Bài 4: Tính pH của dung dịch chứa 1,46 g HCl trong 400 ml. Bài 5: Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH  0,375M. Chương II: NITƠ­PHOTPHO I. Phần Trắc Nghiệm: Câu 1: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là: A. LiN3 và Al3N. B. Li3N và AlN. C. Li2N3 và Al2N3. D. Li3N2 và Al3N2. Câu 2: Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây ? A. Nhiệt phân NH4NO3. B. Đốt cháy NH3 trong oxi có mặt chất xúc tác. C. Nhiệt phân AgNO3. D. Nhiệt phân NH4NO2. Câu 3: Các dạng thù hình quan trọng của P là: A. P trắng và P đen. B. P trắng và P đỏ. C. P đỏ và P đen. D. P trắng, P đen, P đỏ. Câu 4: Ở điều kiện thường, P hoạt động hóa học như thế nào so với N2 ? A. P yếu hơn. B. P mạnh hơn. C. Bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 5: H3PO4 là axit có: A. Tính oxi hóa mạnh. B. Tính oxi hóa yếu. C. Không có tính oxi hóa. D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 6: Cần lấy bao nhiêu lít hỗn hợp N2 và H2 (đktc) để điều chế được 51 g NH3, biết hiệu suất phản ứng là  25%. A. 537,6 lít. B. 538,7 lít. C. 538 lít. D. 530 lít. Câu 7:  Phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, sản phẩm thu được là: A. FeO, NO2 và H2O. B. Fe2O3,NO2 và O2. C. Fe(NO3)2,NO2 và H2O. D. Fe(NO3)2, O2. Câu 8: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao  nhiêu ? A. 5. B. 7. C. 9. D. 21. Câu 9: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao  nhiêu? A. 5. B. 7. C. 9. D. 21. Câu 10: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ? A. Axit nitric và đồng (II) nitrat. B. Đồng (II) nitrat và amoniac. C. Bari hiđroxit và axit photphoric. D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit. Câu 11: Cho 44 g NaOH vào dd chứa 39,2 g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dd thu được  những muối khan nào, có khối lượng là bao nhiêu ? A. Na3PO4: 50 gam. B. NaH2PO4: 49,2 gam và Na2HPO4: 14,2 gam. C. Na2HPO4: 15 gam. D. Na2HPO4: 14,2 gam và Na3PO4 : 49,2 gam. 3
  4. Câu 12: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X, cô cạn dung  dịch X thu được hỗn hợp gồm các chất: A. KH2PO4 và K3PO4. B. KH2PO4 và K2HPO4. C. KH2PO4 và H3PO4. D. K3PO4 và KOH. Câu 13: Phản ứng Al + HNO3loãng → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm pứ lần lượt  là: A. 8; 30; 8; 3; 15. B. 8; 28; 8; 3; 14. C. 3; 8; 2; 3; 4. D. 4; 18; 4; 3; 9. Câu 14: Để nhận biết các dung dịch muối: NaCl, Na3PO4, NaNO3. Chọn thuốc thử là: A. Dung dịch Cu(NO3)2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch Fe(NO3)3. Câu 15: Công thức của phân urê là: A. NH2CO. B. (NH2)2CO. C. (NH2)2CO3. D. (NH4)2CO3. Câu 16: Công thức của phân supephotphat kép là: A. Ca2(H2PO4)2. B. Ca(HPO4)2. C. Ca(H2PO4)2. D. Ca(H2PO4)2 và Ca3PO4. Câu 17: Để nhận biết các mẫu phân đạm: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3. chọn thuốc thử là: A. Dung dịch AgCl.        B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH)2.        D. Dung dịch BaCl2. Câu 18:  Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có  áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là : A. 20%. B. 22,5%. C. 25%. D. 27%. Câu 19: Hòa tan hết 2,16 g FeO trong HNO 3 đặc. Sau một thời gian thấy thoát ra 0,224 lít khí X (đktc) là sản  phẩm khử duy nhất. Công thức phân tử của khí X là: A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2. Câu 20: Cho 19,2 g kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim  loại M là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 21: Cho hôn h ̃ ợp gôm 6,72 gam Mg va 0,8 gam MgO tac dung hêt v ̀ ̀ ́ ̣ ́ ới lượng dư  dung dich HNO ̣ 3. Sau khi  cac phan  ́ ̉ ưng xay ra hoan toan, thu đ ́ ̉ ̀ ̀ ược 0,896 lit môt khi X (đktc) va dung dich Y. Lam bay h ́ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ơi dung dich Y thu ̣   được 46 gam muôi khan.  ́ Khi X la: ́ ̀ A. NO2 B. N2O            C. NO                  D. N2 II. Phần Tự Luận: Bài 1: Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và ion thu gọn của phản ứng xảy ra trong dd giữa các chất  sau: a. Bari clorua và natri photphat.                       b. Axit photphoric và canxi hiđroxit (tỉ lệ 1:1). c. Axit nitric đặc nóng và sắt kim loại.            d. natri nitrat, axit sunfuric loãng và đồng kim loại. Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch: NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết  phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Bài 3: Cho dung dịch NaOH dư vào 150ml dung dịch (NH4)2SO4 1M, đun nóng nhẹ. a. Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion thu gọn. b. Tính thể tích khí (đktc) thu được. Bài 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: a) N2  → NO → NO2 → HNO3  → NH4NO3  → NH3 → NH4NO3 → N2O. b) Ca3(PO4)2 → P → P2O5 → H3PO4 → NaH2PO4 → Na2HPO4 → Na3PO4. c) NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3  → NaNO3 → NaNO2. 4
  5. Bài 5: Cho 200 ml dung dịch axit photphoric 1,5M vào 250 ml dung dịch natri hiđroxit 2M. Viết các phương trình   phản ứng xảy ra và tính nồng độ mol/l của dd tạo thành. Bài  6: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 1,9 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn  hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO 3, biết tỉ khối của hỗn hợp khí đối với H 2 bằng  19,2.  Bài 7:  Hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch axit HNO3 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít  NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính nồng độ mol của đồng (II) nitrat và dung dịch axit nitric sau phản  ứng. Biết thể tích dung dịch sau  phản ứng không thay đổi. Bài 8: Hòa tan 24,6 gam hỗn hợp Al và Cu vào 2 lít dd HNO3 0,9M loãng  thì thu được 8,96 lít khí NO  (đkc, là sản phẩm  khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch X. a) Tính % khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp.  b) Cho từ từ cho đến dư dd NH3 vào trong X. Viết  các ptpứ xảy ra và tính khối lượng tủa thu được sau phản   ứng. Bài 9: Hòa tan hết 22,064 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn trong thể  tích vừa đủ  là 500ml dung dịch HNO3  loãng, được dung dịch A và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu có khối lượng 5,18 gam; trong đó có một   khí hóa nâu trong không khí. a) Tính thành phần % mỗi khí trong hỗn hợp. b) Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan. Chương III: CACBON­SILIC I. Phần Trắc Nghiệm: Câu 1: Loại than nào sau đây không có trong tự nhiên ? A.Than chì. B. Than antraxit. C. Than nâu. D. Than cốc. Câu 2: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. C + O2 → CO2. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2. C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2. Câu 3: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. 2C + Ca → CaC2. B. C + 2H2 → CH4. C. C + CO2 → 2CO. D. 3C + 4Al → Al4C3. Câu 4: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng. B. F2, Mg, NaOH. C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH. D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl. Câu 5: Khi cho nước tác dụng với oxit axit thì axit sẽ không được tạo thành, nếu oxit axit đó là: A. Cacbon đioxit. B. Lưu huỳnh đioxit. C. Silic đioxit. D. Đinitơ pentaoxit. Câu 6: Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong  phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 7: Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ  lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 8: Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của khí CO với khí O2 ? A. Phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích. D. Phản ứng ko xảy ra ở điều kiện thường. 5
  6. Câu 9: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là : A. đồng (II) oxit và mangan oxit.                              B. đồng (II) oxit và magie oxit.    C. đồng (II) oxit và than hoạt tính.                            D. than hoạt tính. Câu 10: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong   khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép ? A. N2 và CO. B. CO2 và O2.              C. CH4 và H2O.             D. CO2 và CH4. Câu 12: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện  cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là : A. CO rắn.      B. SO2 rắn.              C. H2O rắn.                         D. CO2 rắn. Câu 13: Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng ? A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính. C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống. D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại. Câu 14: Để khắc chữ trên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào sau đây ? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HBr. C. Dung dịch HI. D. Dung dịch HF. Câu 10: Thủy tinh lỏng là: A. Silic đioxit nóng chảy B. Dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3. C. Dung dịch bão hòa của axit silixic. D. Thạch anh nóng chảy. Câu 15: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây ? A. HCl, HF. B. NaOH, KOH. C. Na2CO3, KHCO3. D. BaCl2, AgNO3. Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng. A. CO là oxit axit B. CO là oxit trung tính. C. CO là oxit bazo D. CO là oxit lưỡng tính. Câu17: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách: A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy. B. Cho SiO2 tác dụng với dd NaOH loãng. C. Cho dd K2SiO3 tác dụng với dd NaHCO3. D. Cho Si tác dụng với dd NaCl. Câu 18: Phương trình ion rút gọn: 2H  + SiO3  → H2SiO3↓ Ứng với phản ứng giữa các chất nào sau đây ? + 2­ A. Axit cacbonic và canxi silicat. B. Axit cacbonic và natri silicat. C. Axit clohiđric và canxi silicat. D. Axit clohiđric và natri siliat. Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 15, 68 lít khí CO2( đktc) vào 500 ml dd NaOH có nồng độ C mol/lít. Sau phản ứng  thu  được 65,4 gam muối.  Giá trị của C là:       A. 2M.             B. 1M.                         C. 3M.                           D. 4M. Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M,  thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là        A. 2,00.       B.0,75.                  C. 1,00.                           D. 1,25.  II. Phần Tự Luận: Bài 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: SiO2 → Si → Na2SiO3 → H2SiO3 → SiO2 → CaSiO3. Bài 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: C → CO2 → Na2CO3 → NaOH → Na2SiO3 → H2SiO3 → Na2SiO3. Bài 3: Viết các phản  ứng hóa học giải thích sự  tạo thành thạch nhũ trong các hang động và sự  xâm thực của  nước mưa lên núi đá vôi. 6
  7. Bài 4: Hòa tan 11,2 lít CO2 (đktc) vào 800ml dd NaOH 1M. Nồng độ mol/l của chất tạo thành trong dd là bao  nhiêu?  Bài 5: dd A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M. Sục 2,24 lít CO2 vào 400ml dd A thu đc 1 lượng kết tủa là bao  nhiêu? Chương IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ I. Phần Trắc Nghiệm: Câu 1: Cho các chất: C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COONa, (NH2)2CO, CO, (NH4)2CO3, CaC2. Có bao  nhiêu chất hữu cơ ? A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 2: Đặc tính nào là chung cho phần lớn các chất hữu cơ ? A. Dung dịch có tính dẫn điện tốt. B. Liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion. C. Có nhiệt độ sôi thấp. D. Ít tan trong bezen. Câu 3: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là :       1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.                           2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.       3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.       4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.       5) Dễ bay hơi, khó cháy.       6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Nhóm các ý đúng là : A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3.   C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6. Câu 4: Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ ?     A. Độ tan trong nước lớn hơn. B. Độ bền nhiệt cao hơn.     C. Tốc độ phản ứng nhanh hơn. D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn. Câu 5: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là : A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định. Câu 6: Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ ? A. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.  B. Không bền ở nhiệt độ cao. C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion. D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ. Câu 7: Hai chất CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau về đặc điểm gì ? A. Công thức cấu tạo. B. Công thức phân tử. C. Số nguyên tử cacbon. D. Tổng số liên kết cộng hóa trị. Câu 8: Cho các chất: CH4, C2H6, C2H2, C12H6, C6H12, C6H6, C4H10, C6H8, C20H42, C20H36, C20H30. Có bao nhiêu chất  là đồng đẳng của nhau ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ là gì ? A. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện hiđro dưới dạng hơi nước.           7
  8. B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để phát hiện nitơ có mùi của tóc cháy.  C. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện cacbon dưới dạng muội than.     D. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản dễ nhận biết.  Câu 10: Muốn biết hợp chất hữu có có chứa hiđro hay không, ta có thể :        A. đốt chất hữu cơ xem có tạo chất bã đen hay không.        B. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua nước vôi trong.        C. cho chất hữu cơ tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc.        D. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua CuSO4 khan. Câu 11: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O  và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau : A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N. C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N. D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O. Câu 12: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ? A. CTĐGN là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố  trong phân tử. D. CTĐGN là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 13: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau đây : A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 14: Vitamin A công thưc phân t ́ ử  C20H30O, co ch ́ ưa 1 vong 6 canh va không co ch ́ ̀ ̣ ̀ ́ ứa liên kêt ba. Sô liên kêt ́ ́ ́  đôi trong phân tử vitamin A la : ̀ A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 15: Licopen, công thưc phân t ́ ử C40H56 la chât mau đo trong qua ca chua, chi ch ̀ ́ ̀ ̉ ̉ ̀ ̉ ưa liên kêt đôi va liên kêt đ ́ ́ ̀ ́ ơn   trong phân tử. Hiđro hoa hoan toan licopen đ ́ ̀ ̀ ược hiđrocacbon C40H82. Vây licopen có ̣ A. 1 vong ; 12 nôi đôi. ̀ ́ B. 1 vong ; 5 nôi đôi.   ̀ ́ C. 4 vong ; 5 nôi đôi.    ̀ ́ D. mach ḥ ở ; 13 nôi đôi. ́ Câu 16: Metol C10H20O va menton C ̀ ́ ̀ ́ ̀ ̣ 10H18O chung đêu co trong tinh dâu bac ha. Biêt phân t ̀ ́ ử  metol không co nôi ́ ́  đôi, con phân t ̀ ử menton co 1 nôi đôi. Vây kêt luân nao sau đây la đung ? ́ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ A. Metol va menton đêu co câu tao vong.              ̀ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ B. Metol co câu tao vong, menton co câu tao mach h ̀ ̣ ở. ̀ ́ ́ ̣ C. Metol va menton đêu co câu tao mach h ̀ ̣ ở.       ́ ́ ̣ D. Metol co câu tao mach ḥ ở, menton co câu tao vong. ́ ́ ̣ ̀ Câu 17: Tìm công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có thành phần 54,5% C, 9,1% H, còn lại là oxi. Biết 0,88g  hơi chất đó chiếm thể tích 224ml (đkc). A. C4H8O B. C4H8O3 C. C4H8O2 D. C4H6O. 8
  9. Câu 18: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31,0. Công thức  phân tử của Z là: A. CH3O B. C2H6O2 C. C2H6O D. C3H9O3. Câu 19: Khi đốt cháy 1 lít khí A cần 5 lít O2. Sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi nước. Xác định công  thức phân tử của A (thể tích đo cùng điều kiện). A. C2H4O2. B. C2H4. C. C3H8O. D. C3H8. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon có dạng C2xHy phải dùng hết 84 lít không khí (đo ở đktc), biết  oxi chiếm 20% thể tích không khí. Công thức phân tử của hiđrocacbon đó là: A. C4H8. B. C5H12. C. C5H10. D. C5H8. II. Phần Tự Luận: Bài 1: Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M=178g/mol) là chất dẫn dụ côn  trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H =7,86% , còn lại là oxi. Lập  CTĐGN và CTPT của metylơgenol Bài 2  : Trước kia, “phẩm đỏ” dùng để nhuộm áo choàng cho các Hồng y giáo chủ đươc tách chiết từ một loại  ốc biển. Đó là một loại hợp chất có thành phần nguyên tố gồm 45,7%C; 1,9º%H; 7,60%O, 6,70% N và 38,10%   Br. Lập CTPT của “phẩm đỏ”. ( Biết rằng bằng phương pháp phổ  khối lượng, người ta xác định được rằng   trong phân tử “phẩm đỏ: có hai nguyên tử Br) Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A (phân tử chỉ chứa C,H,O) thu được 0,44 gam khí cacbonic và 0,18 gam   nước. Thể tích hơi của 0,30 gam  chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi  (ở cùng nhiệt độ và áp suất). Xác  định CTPT của chất A. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g chất hữu cơ A, thu được 4,4 g CO2 và 1,8 g H2O. a.Xác định CTĐGN của A ? b. Xác định CTPT của A, biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 g chất A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể  tích của 0,4 g khí O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất. Bài 5: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có  CO2 và H2O theo tỉ lệ 44:15 về khối lượng. a. Xác định CTĐGN của X ? b. Xác định CTPT của X, biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,8. Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam Chất (A), thu được 1,272 gam Na 2CO3, 0,528gam CO2. Lập CTPT (A).  Biết rằng trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử Na.  CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ CÓ KẾT QUÁ HỌC KÌ I THẬT TỐT 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2