NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ 5 ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN<br />
Năm học 2017 – 2018<br />
A/NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
Phần đọc – hiểu: Thành thạo kĩ năng đọc – hiểu các loại văn bản<br />
Phần văn hoc:<br />
-<br />
<br />
Vội vàng – Xuân Diệu<br />
Tràng giang – Huy Cận<br />
Từ ấy – Tố Hữu<br />
Chiều tối – Hồ Chí Minh<br />
<br />
Phàn làm văn: Vạn dụng kiến thức văn học và các thao tác lập luận để viêt bài văn Nghị luận<br />
văn học<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:<br />
<br />
Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình<br />
không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không?<br />
Chúng ta đã từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công<br />
dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong khía cạnh nào<br />
đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế<br />
gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất<br />
lực: Ta chỉ là một sinh linh nhỏ bé làm sao ta có thể yêu thương và che chở cho cả một thế<br />
gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước<br />
mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên<br />
lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa<br />
hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì<br />
bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn đang<br />
yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù nhỏ bé đến đâu yêu thương người bên<br />
cạnh thì tình yêu thương ấy sẽ ngập tràn thế gian này.<br />
... Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những<br />
hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trong thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn<br />
thiết và đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trong thế<br />
gian này.<br />
<br />
(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương, dẫn theo http://www.tuanvietnamnet,<br />
ngày 7/9/2010)<br />
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? ( 0, 5 điểm)<br />
Câu 2. Theo văn bản, phẩm chất nào là cốt lõi của một công dân toàn cầu? (0, 5 điểm)<br />
Câu 3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. ( 1,0 điểm)<br />
Câu 4. Anh/chị hiểu thế nào là một công dân toàn cầu? Hãy bổ sung thêm những định<br />
nghĩa khác về công dân toàn cầu mà anh chị cho là đúng. ( 1, 0 điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).<br />
Trong bài Bác ơi, nhà thơ Tố Hữu viết:<br />
Bác vui như ánh buổi bình minh<br />
Vui mỗi mầm non, trái chín cành<br />
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển<br />
Nâng nui tất cả chỉ quên mình.<br />
Anh / Chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được vẻ<br />
đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh với phẩm chất “nâng nui tất cả chỉ quên mình”.<br />
ĐỀ SỐ 2<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:<br />
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có<br />
người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian<br />
ấy vào cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình.<br />
Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một<br />
vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã<br />
tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng,<br />
thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi...là những cái không<br />
thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì những phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và<br />
càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài,<br />
chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn. Thời gian nhàn rỗi chính là<br />
thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn<br />
rỗi của mỗi người.<br />
(Theo Hữu Thọ, Ngữ văn 11 nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2011, trang 94)<br />
Câu 1. Văn bản trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?<br />
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?<br />
Câu 3. Tại sao tác giả lại khẳng định: "Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy<br />
nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ"?<br />
Câu 4. Anh/ chị hãy nêu 3 biện pháp sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân để phát triển<br />
chính mình? ( Trình bày đoạn văn khoảng 7 câu).<br />
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về 13 câu đầu trong bài thơ "Vội Vàng" của Xuân Diệu.<br />
<br />
Tôi muốn tắt nắng đi<br />
........................<br />
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.<br />
(Sgk Ngữ văn lớp 11 cơ bản, tập 2, NXB Giáo Dục VN)<br />
ĐỀ SỐ 3:<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu<br />
không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em<br />
có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để<br />
tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào<br />
danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập<br />
luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn<br />
cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các<br />
em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang<br />
lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân<br />
mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em<br />
chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế.<br />
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu<br />
trưởng David McCullough – Theo http://ehapu.edu.vn, ngày 5/6/2012)<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.<br />
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà<br />
là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn<br />
xung quanh.”?<br />
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra<br />
lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?<br />
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị<br />
II.LÀM VĂN ( 7.0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ Chiều tối (Hồ<br />
Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).<br />
ĐỀ SỐ 4<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)<br />
<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn<br />
Để một lần Tổ quốc được sinh ra<br />
Họ đã lấy thân mình làm cột mốc<br />
Chặn quân thù trên biển đảo quê hương.<br />
Có nơi nào như Đất nước chúng ta<br />
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ<br />
<br />
Khi giặc đến vạn người con quyết tử<br />
Cho một lần Tổ quốc được sinh ra<br />
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa<br />
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển.<br />
(Tổ quốc ở Trường Sa - Nguyễn Việt Chiến)<br />
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)<br />
Câu 2. Hình tượng người người chiến sĩ được hiện lên qua những từ ngữ, chi tiết nào? (0,5<br />
điểm)<br />
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó. (1,0 điểm)<br />
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của anh/chị khi<br />
đọc văn bản trên. (1,0 điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)<br />
Nhận xét về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng:<br />
Đó là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lí tưởng Cộng sản.<br />
Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ sau của bài thơ Từ ấy để làm sáng tỏ nhận xét trên.<br />
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ<br />
Mặt trời chân lí chói qua tim<br />
Hồn tôi là một vườn hoa lá<br />
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.<br />
Tôi buộc lòng tôi với mọi người<br />
Để tình trang trải với trăm nơi<br />
Để hồn tôi với bao hồn khổ<br />
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.<br />
(Trích Từ ấy - Tố Hữu, Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2, NXB GD)<br />
ĐỀ SỐ 5:<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:<br />
Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu tú của<br />
đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ quên<br />
mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang<br />
trọng của thành phố Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him<br />
Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ "chưa biết tên". Nhưng<br />
lòng yêu nước của người Điện Biên năm xưa vẫn còn đó, để thế hệ tiếp sau không bao giờ<br />
quên những chiến công phải đổi bằng xương máu và tuổi thanh xuân. Các anh hy sinh để<br />
đất nước còn mãi, còn gì cao quý hơn sự hy sinh ấy!<br />
(Trích Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên - Hữu Nghị; dantri.com.vn ngày 04 tháng 05<br />
năm 2014)<br />
Câu 1:Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?<br />
Câu 2:Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?<br />
Câu 3:Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn<br />
<br />
Câu 4:Từ nội dung của đoan văn bản hãy viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 7 dòng) bày tỏ suy<br />
nghĩ của anh (chị) về sự hy sinh của những chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:<br />
Tôi muốn tắt nắng đi<br />
Cho màu đừng nhạt mất;<br />
Tôi muốn buộc gió lại<br />
Cho hương đừng bay đi.<br />
(Trích Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr 22)<br />
Tôi buộc lòng tôi với mọi người<br />
Để tình trang trải với trăm nơi<br />
Để hồn tôi với bao hồn khổ<br />
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.<br />
(Trích Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, Tr 44)<br />
<br />