intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HKII môn Địa lí lớp 12

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

288
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Địa lí chuẩn bị cho kỳ thi học kì II và tốt nghiệp THPT mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập HKII môn Địa lí lớp 12”. Đề cương sẽ hệ thống hóa kiến thức bằng các câu hỏi tự luận về Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Một số vấn đề về phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp, ngành dịch vụ, Địa lý các vùng kinh tế sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức nhanh chóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HKII môn Địa lí lớp 12

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 I-ĐỊA LÍ DÂN CƯ (BÀI 16 → BÀI 19) A. KIẾN THỨC: 1.Phân tích đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 2.Nguyên nhân, hậu quả của dân số đông, gia tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí 3.Một số chính sách dân số của nước ta 4.Đặc điểm nguồn lao động nước ta (mặt mạnh và hạn chế) 5.Việc sử dụng nguồn lao động ở nước ta (theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn) 6.Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay và hướng giải quyết việc làm 7.Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta 8.Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội (tích cực và tiêu cực) 9.Sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta B.MỘT SỐ CÂU HỎI: Câu 1: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm và ảnh hưởng của dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta ? Nêu chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta ? Câu 2: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân số Việt Nam đông, tăng nhanh và có cơ cấu dân số trẻ.Nêu và ảnh hưởng của dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Câu 3: Dựa vào trang 15 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết. b) Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước? Câu 4: Phân tích mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta ? Câu 5:Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta. Câu 6: Trình bày thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay và hướng giải quyết ? Câu 7: Cho bảng số liệu: Lao động có việc làm của nước ta (nghìn người) Năm 2000 2009 Tổng số 37609,6 47743,6 Trong đó khu vực I 24480,6 24788,5 a) Dựa vào bảng số liệu, hãy tính tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thuỷ sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và năm 2009. b) Vì sao có sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2009 so với năm 2000? Câu 8: Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta và phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển kinh tế – xã hội. Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh ? b) Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc.
  2. Câu 10: Cho bảng số liệu: Số dân nước ta (triệu người) Năm 1995 2000 2005 2009 Tổng số dân 72,0 77,6 82,4 86,0 Trong đó số dân thành thị 14,9 18,7 22,3 25,5 a) Tính tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta theo bảng số liệu trên. b) Vì sao ở nước ta số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn? Câu 11:Dân số, lao động , việc làm là những vấn đề kinh tế- xã hội quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Chứng minh rằng nước ta có số dân đông và kết cấu dân số trẻ. b. Trình bày mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở nước ta. II.CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. Câu 1: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta . Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Tự nhiên nước ta có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ? Phân biệt nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá . Câu 2. Dựa vào bản đồ Nông nghiệp - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Trình bày cơ cấu nông nghiệp và tình hình sản xuất nông nghiệp. b) Kể tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thuộc loại cao nhất, thấp nhất. Giải thích vì sao. c) Nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 40%. Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở vùng đó. d) Kể tên vùng phân bố chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa) ở nước ta. Giải thích về sự phân bố các cây chè, cà phê, dừa. Câu 3. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp và ngư nghiệp - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Trình bày tình hình phát triển của ngành thủy sản. b) Xác định các khu vực sản xuất, khai thác lớn. Câu 4. Dựa vào bản đồ nông nghiệp chung - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta hiện nay và nêu các sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng. Câu 5. Dựa vào bản đồ nông nghiệp chung - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, tìm sự khác nhau và giải thích nguyên nhân trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa: a) Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. b) Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long Gợi ý: Tìm sự khác nhau về qui mô sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Nguyên nhân sự khác nhau là do đặc điểm về đất đai, khí hậu (đọc bản đồ Khí hậu và bản đồ Đất, thực vật và động vật). 6. Thế mạnh phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long:. 7.Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.Giải thích? 8. Việc phát triển sản xuất lương thực ở nước ta dựa trên những thế mạnh tự nhiên nào?
  3. - Thế mạnh về đất đai (diễn giải về diện tích, chất lượng). - Thế mạnh về khí hậu (tóm tắt ý nghĩa của tính chất nhiệt đới ẩm). - Thế mạnh về nguồn nước (tóm tắt ý nghĩa của mạng lưới thuỷ văn, chế độ nước...). - Các thế mạnh tự nhiên khác (nêu ít nhất 1 thế mạnh ngoài các thế mạnh trên). 9.Ở nước ta hiện nay, việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng? - Khai thác nguồn lợi hải sản xa bờ, tăng sản lượng thuỷ sản. - Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng thềm lục địa và vùng trời của nước ta. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP 1: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta khá đa dạng, đang chuyển dịch rõ rệt. Trình bày hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. 2. Dựa vào bản đồ Công nghiệp chung - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Trình bày sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta và giải thích. b) So sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 3. Dựa vào bản đồ Công nghiệp chung - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: trình bày điều kiện, tình hình phát triển và sự phân bố ngành CN năng lượng. Tại sao ngành CN năng lượng là ngành CN trọng điểm ở nước ta? 4. Dựa vào bản đồ Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm - Atlat Địa lý Việt Nam, hãy làm rõ đặc điểm phân bố của các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm (cho ví dụ minh họa đối với từng đặc điểm). 5. Dựa vào bản đồ Công nghiệp chung - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên 10 điểm công nghiệp và tên ngành công nghiệp của từng điểm. Các điểm công nghiệp phân bố nhiều ở vùng công nghiệp nào? b) Kể tên 5 trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm. c) Giải thích tại sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. d) So sánh điểm công nghiệp và trung tâm công nghiệp. 6. Dựa vào bản đồ Hành chính - Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên các tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc từng vùng công nghiệp. 7. Kể tên các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long 8. Tại sao CN chế biến lương thực, thực phẩm là ngành CN trọng điểm? 9. Dựa vào bản đồ Công nghiệp năng lượng của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có công suất trên 1000 MW. Nhận xét sự phân bố các nhà máy nhiệt điện đã kể trên. - Tập trung ở miền Bắc và miền Nam. - Gần nguồn nhiên liệu (dẫn chứng)... V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH DỊCH VỤ. 1. Dựa vào bản đồ Giao thông - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Hãy liệt kê các tỉnh, thành phố có quốc lộ 1 chạy qua. b) Xác định 6 tuyến đường sắt ở nước ta. c) Kể tên 10 cảng biển của nước ta d) Kể tên 10 sân bay đang hoạt động của nước ta. e) Xác định 5 tuyến đường biển nội địa và 5 tuyến đường biển quốc tế.
  4. g) Xác định 5 tuyến bay nội địa và 5 tuyến bay quốc tế. 2. Căn cứ vào bản đồ Giao thông - Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, điền tiếp nội dung vào bảng dưới đây: Đầu mối Các tuyến đường chính đi qua Ý nghĩa Hà Nội Đà nẵng TP. Hồ Chí Minh Ý nghĩa của các đầu mối giao thông: - Hà Nội: Là đầu mối giao thông quan trọng nhất miền Bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch tỏa đi khắp các vùng trong cả nước và với quốc tế. - Đà nẵng: Góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và của Hạ Lào. - Thành phố Hồ chí Minh: là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ với Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với phía Nam bán đảo Đông Dương. 3. Dựa vào bản đồ Giao thông - Atlat Địa lý Việt Nam, xác định vị trí của các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến. Gợi ý:Ý nghĩa của các tuyến giao thông: - Quốc lộ 1: Là tuyến đường huyết mạch, nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất; có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước. - Quốc lộ 6: Nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Là trục kinh tế duy nhất của các tỉnh Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc. - Đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14: Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của vùng núi phía Tây đất nước. - Quốc lộ 51: Là tuyến đường huyết mạch liên kết tam giác kinh tế Biên Hòa – Vũng Tàu – TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch Đông Nam bộ, là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông – Tây phía Nam. 4.Dựa vào trang 24 Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình hình hoạt động ngoại thương của nước ta và những tồn tại từ sau đổi mới. 5. Dựa vào bản đồ Du lịch - Atlat Địa lý Việt Nam: a.Chứng minh tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú, đa dạng. Kể tên một số di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới. b.Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch.Để nguồn lực du lịch phát huy có hiệu quả, Chính phủ cần có những chính sách gì? c. Kể tên các tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch thuộc vùng du lịch Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 6.Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi mới. VI. ĐỊA LÝ CÁC VÙNG KINH TẾ I. TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ 1,Thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ .
  5. - Thuận lợi: + Khí hậu : • Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao • Đặc điểm đó tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cơ cấu nông nghiệp + Đất đai : • Chủ yếu là đất feralit thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả... • Đất đai khu vực trung du, cao nguyên thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh, đồng cỏ chăn nuôi gia súc. - Khó khăn : + Khí hậu : khô hạn, rét đậm, rét hại về mùa đông + Các khó khăn khác (nêu ít nhất 1 khó khăn ngoài khó khăn về khí hậu). 2. Trình bày thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Thế mạnh: + Đất: *Có nhiều loại đất thuận lợi cho cây chè phát triển. *Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng có thể tổ chức sản xuất với quy mô khác nhau. + Khí hậu: *Mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh phù hợp với sinh thái cây chè. *Sự phân hoá khí hậu tạo điều kiện trồng nhiều giống chè khác nhau. - Hiện trạng phát triển: + Quy mô: vùng trồng chè lớn nhất cả nước. + Các ý khác (nêu được ít nhất 1 ý khác như: phân bố, kĩ thuật, giống...). 3. Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh việc sản xuất các loại cây cận nhiệt và ôn đới? - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh là cơ sở để vùng phát triển các loại cây cận nhiệt, ôn đới. - Khí hậu phân hoá theo địa hình tạo sự đa dạng cho các sản phẩm cây trồng. - Có thuận lợi về đất đai để trồng các loại cây cận nhiệt, ôn đới (diện tích, chất lượng). - Có các yếu tố khác: dân cư, thị trường 4. Dựa vào Át lát và kiến thức đã học hãy xác định các mỏ khoáng sản lớn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. + Thuận lợi: Tập trung nhiều khoáng sản nhất cả nước, khoáng sản đa dạng => phát triển được nhiều ngành CN. + Khó khăn: Khoáng sản phân bố không tập trung, quy mô nhỏ, phân bố ở nơi khó khai thác cần có phương tiện hiện đại và chi phí cao. 5.Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc? + Ý nghĩa kinh tế - Sử dụng hợp lí tài nguyên. - Tăng nguồn lực của vùng và cả nước.
  6. - Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Ý nghĩa chính trị xã hội - Củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc, bảo vệ an ninh biên giới. - Nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi 6. Dựa vào trang 22 Atlat Đia lý Việt Nam và kiến thức đã học: a) Kể tên các nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện ở TDMN Bắc Bộ b) Giải thích vì sao có sự phân bố đó? - TDMN Bắc Bộ nằm trên hệ thống sông Hồng, có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước (chiếm 11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước (trong đó sông Đà chiếm gần 6 triệu kW) - TDMN Bắc Bộ có nhiều than đá, than nâu; than đá ở Quảng Ninh lớn nhất và tốt nhất Đông Nam Á 7.Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Có nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò... - Nguồn thức ăn (hoa màu) dành nhiều hơn cho chăn nuôi lợn. - Trâu, bò được nuôi nhiều; đàn lợn tăng nhanh. - Vận chuyển sản phẩm chăn nuôi khó khăn, đồng cỏ năng suất thấp. II. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng. + Nguồn lao động dồi dào, chất lượng đứng hàng đầu trong các vùng + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật vào loại tốt nhất nước. + Có những lợi thế về thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ. + Có những lợi thế xuất phát từ các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dễ giao lưu với các vùng khác và thế giới. + Các nhân tố khác (nêu được ít nhất 1 nhân tố ngoài các nhân tố trên). + Các nhân tố khác (nêu được ít nhất 1 nhân tố ngoài các nhân tố trên). 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng 3. Trình bày các hạn chế chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng. - Sức ép dân số đối với phát triển kinh tế - xã hội (diễn giải). - Nhiều thiên tai, tài nguyên không thật phong phú… - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm. III. BẮC TRUNG BỘ 1. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ. 2. Cơ cấu nông-lâm- ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ được hình thành như thế nào? 3. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 27 – vùng Bắc Trung Bộ và kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên các khoáng sản chính của Bắc Trung Bộ.Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của vùng. b) Trình bày sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng. Vì sao vùng có đàn bò lớn nhất nước ta?
  7. Gợi ý: Trình bày sự phân bố: Cây lương thực; cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; gia súc lớn. Giải thích dựa vào điều kiện đồng cỏ, diện tích chăn thả. c) Kể tên các cửa khẩu, cảng biển của vùng. 4. Kể tên các tuyến đường sắt, đường bộ, các cảng biển, các sân bay, các cửa khẩu nằm trong vùng Bắc Trung Bộ. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng như thế nào? Gợi ý:Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: - Dự án đường Hồ Chí Minh hoàn thành  Ý nghĩa. - Cùng với việc phát triển giao thông Đông – Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra  Ý nghĩa. - Quốc lộ 1A được nâng cấp, hiện đại hóa, làm đường hầm xuyên đèo  Ý nghĩa. - Một số cảng nước sâu được xây dựng  Ý nghĩa. - Các sân bay được nâng cấp  Ý nghĩa. IV. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ 1. Nêu điều kiện và hiện trạng Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì: - Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải Nam Trung Bộ mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh của vùng với thành phố Đà Nẵng và Đông Nam Bộ. - Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục, hiện đại hoá. - Các dự án phát triển các tuyến đường ngang như 19,26... nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu. Vùng sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên và khu vực Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. 3. Kể tên 2 vườn quốc gia ở Bắc Trung Bộ, 2 thắng cảnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Khó khăn về tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ - Khó khăn từ đặc điểm khí hậu - Khó khăn từ đặc điểm địa hình, đất đai. 4.Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của vùng. 5.Dựa vào trang bản đồ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp có cảng biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 6.Phân tích ý nghĩa của hệ thống cảng biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế của vùng. - Tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới - Tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế. - Nâng cao vai trò của vùng trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan. V.TÂY NGUYÊN 1.Chứng minh thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và điều này sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
  8. - Các hệ thống sông Xê Xan, Đồng Nai, Xrêpôk đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. - Vùng đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim, Drây H’ling (12 MW) trên sông Xrêpôk, Yaly trên sông Xê Xan. Bốn nhà máy khác cũng đang được xây dựng khi hoàn thành sẽ cho tổng công suất khoảng 1500 MW. - Trên sông Xrê pôk , 6 bậc thang thuỷ điện đang được quy hoạch, với tổng công suất 600 MW. - Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thuỷ điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW) và Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xây dựng. * Ý nghĩa: - Phát triển các ngành công nghiệp của vùng - Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm - Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa - Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. 2. Chứng minh Tây Nguyên là vùng có thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm. 3. Trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. - Cây cà phê: Cây quan trọng số 1. + Diện tích 450 nghìn ha (2006) chiếm 4/5 dt cây cà phê của cả nước. + Cà phê chè: trồng ở các cao nguyên tương đối cao, có khí hậu mát (Gia Lai, Kon Tum…) + Cà phê vối được trồng ở các vùng đất thấp, có khí hậu nóng hơn (Đắc Lắc). + Đắc Lắc: trồng cà phê lớn nhất nước (259 nghìn ha).Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng.. - Cây chè: trồng trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng, ở Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất nước. - Cao su: là vùng trồng lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Gia Lai và Đắk Lắk là hai tỉnh trồng nhiều cao su. 4. Tại sao khai thác tài nguyên rừng cần chú trọng khai thác đi đôi tu bổ và bảo vệ vốn rừng? - Tây Nguyên là “khu vàng xanh” của cả nước. Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng, 52% sản lượng gỗ cả nước, có nhiều gỗ, chim, thú quý - Gần đây nạn phá rừng gia tăng, sản lượng gỗ hàng năm giảm hơn ½, đe doạ môi trường sống của các loài động vật => bảo vệ rừng, vì:Rừng là loại tài nguyên có thể phục hồi. Rừng cân bằng môi trường sinh thái, giữ mực nước ngầm, giữ nguồn thực phầm, dược liệu. Rừng cung cấp nguyên liệu cho CN (xây dựng, chế biến lâm sản), phát triển du lịch sinh thái. VI. ĐÔNG NAM BỘ 1. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu. b) Cho biết tại sao trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường? - Môi trường Đông Nam Bộ bị suy thoái ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy thoái môi trường là các hoạt động kinh tế. - Phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường để: + Ngăn chặn sự suy giảm của môi trường tự nhiên. + Ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế – xã hội, đảm bảo phát triển bền vững 2. Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ. 3.Trình bày vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.
  9. 4.. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ ? - Xuất phát từ đặc điểm khí hậu: + Khí hậu Đông Nam Bộ có sự phân hóa theo mùa sâu sắc gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. • Mùa khô kéo dài tới 4 – 5 tháng nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. • Mùa mưa, lượng mưa tập trung có thể gây ngập úng một số khu vực. - Phát triển thủy lợi là giải pháp quan trọng để: + Tăng diện tích đất trồng trọt. + Tăng hệ số sử dụng đất. + Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về nông phẩm. 5.Cho bảng số liệu: Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên theo giá so sánh 1994 (đơn vị: nghìn đồng) Năm 1999 2002 2004 2006 Đông Nam Bộ 366 390 452 515 Tây Nguyên 221 143 198 234 Hãy so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích. - So sánh + Giống nhau: thu nhập của cả Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đều có xu hướng tăng. + Khác nhau: • Đông Nam Bộ: tăng liên tục. • Tây Nguyên: 1999 – 2002 giảm, 2002 – 2006 tăng. • Thu nhập của Đông Nam Bộ luôn cao hơn. - Giải thích + Kinh tế ngày càng phát triển nên thu nhập bình quân đầu người của cả hai vùng có xu hướng tăng. + Thu nhập bình quân đầu người của Tây Nguyên có thời gian giảm chủ yếu do những biến động về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp. + Đông Nam Bộ có thu nhập bình quân cao hơn do trình độ phát triển kinh tế cao hơn 6. Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế vùng.Gợi ý: - Khai thác tài nguyên sinh vật biển kéo theo sự ra đời ngành: - Khai thác tài nguyên khoáng sản trên thềm lục địa kéo theo sự ra đời ngành: - Khai thác tiềm năng du lịch biển – đảo kéo thúc đẩy sự phát triển ngành: - Phát triển giao thông vân tải biển kéo theo sự ra đời ngành:  Thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. VII. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 1. Chứng minh rằng thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều tiềm năng và không ít trở ngại. a. Tiềm năng - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. - Đất có 3 nhóm đất chính : đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn, Có giá trị là đất phù sa ngọt
  10. ven sông Tiền, sông Hậu với diện tích 1,2 triệu ha, => cây LT-TP, cây ăn quả. - Khí hậu : cận xích đạo, giàu nhiệt , lượng mưa lớn =>SX nông nghiệp quanh năm. - Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, sông Tiền và sông Hậu => giao thông , sản xuất và sinh hoạt. - Tài nguyên SV : rừng tràm và rừng ngập mặn , động vật có cá và chim.. - Khoáng sản : than bùn (Cà Mau, Kiên Giang), đá vôi (Hà Tiên). b. Trở ngại - Mùa khô kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm tăng độ chua và mặn trong đất. - Tài nguyên khoáng sản hạn chế - Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. 2. Dựa vào bản đồ Khí hậu và bản đồ Đất, thực vật và động vật - Atlat Địa lý Việt Nam: a) Trình bày cấu tạo đất và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. b) Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của vùng đối với việc sản xuất lương thực. Gợi ý: Phân tích các thế mạnh về: - Đất (qui mô đất, tính chất đất, khả năng mở rộng diện tích). - Khí hậu. - Nguồn nước. VIII. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM. 1.Kể tên các tỉnh, thành phố của 3 vùng kinh tế trọng điểm. Cho biết thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc. 2. Nêu thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 3.Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam (trang các vùng kinh tế trọng điểm), hãy so sánh về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế và GDP bình quân đầu người giữa 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? IX. BIỂN -ĐẢO 1. a -Dựa vào Át lát trang hành chính, cho biết các huyện đảo sau thuộc tỉnh nào? - Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô - Huyện đảo Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ - Huyện đảo Cồn Cỏ - Huyện đảo Hoàng Sa - Huyện đảo Lý Sơn - Huyện đảo Trường Sa 1.b- Hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? 2. Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ , lại có ý nghĩa rất lớn? - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo. - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo 3. Tại sao phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo? BÀI TẬP 1. .Cho bảng số liệu : Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005 Năm Số dân thành thị( triệu người ) Tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước (%) 1990 12,9 19,5
  11. 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2005 22,3 26,9 a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 -2005 b. Qua biểu đồ nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ số dân thành thị trong dân số cả nước giai đoạn 1990 -2005. 2. Cho bảng số liệu về : Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta Năm 1991 1995 1997 1998 2000 2005 Khách nội địa (triệu lượt khách) 1,5 5,5 8,5 9,6 11,2 16,0 Khách quốc tế (triệu lượt khách) 0,3 1,4 1,7 1,5 2,1 3,5 Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng) 0,8 8,0 10 14 17 30,3 a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện Số lượt khách và doanh thu từ du lịch của nước ta, giai đoạn 1990 -2005 b.Hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta giai đọan 1991 – 2005. 3. Cho bảng số liệu : Sản lượng than và dầu mỏ của nước ta từ 1990 – 2005 ( Đơn vị : triệu tấn) Năm 1990 1995 2000 2005 Sản lượng than 4,6 8,4 11,6 34,1 Sản lượng dầu 2,7 7,6 16,3 18,5 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng than và dầu mỏ của nước ta từ 1990 đến 2005. b. Qua biểu đồ nhận xét về diễn biến sản lượng than và dầu mỏ của nước ta thời kì 1990 – 2005. 4. Cho bảng số liệu về : Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2005 (tỉ USD) Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 Xuất khẩu 2,4 2,6 4,1 7,3 9,4 14,5 32,4 Nhập khẩu 2,8 2,5 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8 a. Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ 2 đường biểu diễn thể hiện diễn biến về giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của nước ta thời kì 1990 – 2005. b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét về sự thay đổi về giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta từ 1990 - 2005. 5.Cho bảng số liệu về : Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta ( đơn vị : tỉ đồng) Ngành 2000 2005 Tổng số 163313,3 256387,8 Nông nghiệp 129140,5 183342,4 Lâm nghiệp 7673,9 9496,2 Thủy sản 26498,9 63549,2 a. Tính tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản nước ta qua năm 2000 và 2005. b. Vẽ biểu đồ TRÒN thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản nước ta năm 2000 và 2005. c. Qua biểu đồ nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – thủy sản nước ta 6.Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2005 (%) Năm 1990 1991 1995 1997 1998 2002 2005 Nông- lâm - thủy sản 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Công nghiệp - xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0 Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38,0 a. Vẽ biểu đồ MIỀN thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta từ 1995đến 2005. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 – 2005. 7. Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006 Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Dân số (nghìn người) 18208 4869 12068 Diện tích (km2) 14863 54660 23608 a) Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên. b) Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp ?
  12. 9. Cho bảng số liệu về : Số dân và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn 1990 -2007 Năm 1990 1999 2000 2005 2007 Số dân (nghìn người ) 65410 76600 77630 83110 85170 Sản lượng (nghìn tấn ) 19225 31393 32530 35832 35942 a.Tính sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên b.Nhận xét sự thay đổi về sản lượng lúa bình quân đầu người ở lúa nước ta và giải thích nguyên nhân. ----HẾT----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2