intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3” giúp các em học sinh ôn tập kiến thức môn học, rèn luyện nâng cao kiến thức môn GDCD, nâng cao khả năng ghi nhớ để các em nắm được toàn bộ kiến thức học kì 1. Mời các em cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NHÓM CÔNG NGHỆ  Môn: CÔNG NGHỆ  12 Năm học: 2022 – 2023 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan 100% II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1. Lý thuyết Bài 2: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm Bài 4. Linh kiện bán dẫn và ic Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử ­ mạch chỉnh lưu ­ nguồn một chiều Bài 8: Mạch khuếch đại – mạch tạo xung Bài 9. Thiết kế mạch điện tử đơn giản Bài 13. Khái niệm về mạch điện tử điều khiển Bài 14. Mạch điều khiển tín hiệu Bài 15. Mạch điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha Bài 17. Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông Bài 18. Máy tăng âm Bài 20. Máy thu hình Bài 22. Hệ thống điện quốc gia 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý ­ Nêu khái niệm, cấu tạo, kí hiều của Điện trở, tụ điện, cuộn cảm ­ Cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC. ­ Khái niệm, phân loại mạch điện tử. ­ vẽ sơ đồ các mạch.  3. Một số bài tập minh họa: Câu 1: Ý nghĩa của trị số điện trở là: A. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện. B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở. C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở. D. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở. Câu 2: Cuộn cảm được phân thành những loại nào? 1
  2. A. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần. C. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần. D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần. Câu 3: Trong các nhận định dưới đây về tụ điện, nhận định nào không chính xác? A. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều đi qua tụ điện. B. Dung kháng cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều đi qua tụ điện. C. Dòng điện xoay chiều có tần số càng cao thì đi qua tụ điện càng dễ. D. Tụ điện cũng có khả năng phân chia điện áp ở mạch điện xoay chiều. Câu 4: Điốt bán dẫn có A. 7 lớp tiếp giáp p – n. B. 5 lớp tiếp giáp p – n. C. 1 lớp tiếp giáp p – n. D. 3 lớp tiếp giáp p – n. Câu 5: Sóng điện ở tần số nào mới có khả năng bức xạ và truyền đi xa? A.  10 kHz. D. ≥ 10 kHz. Câu 6: Linh kiện điện tử nào có 2 điện cực A1, A2: A. Triac. B. Điac. C. Tirixto. D. Tranzito. Câu 7: Một Tirixto sẽ có số lớp tiếp giáp bán dẫn là: A. 1 lớp. B. 2 lớp. C. 3 lớp. D. 4 lớp. Câu 8: Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P­ N: A. 1 lớp tiếp giáp P­ N. B. 2 lớp tiếp giáp P­ N. C. 3 lớp tiếp giáp P­ N. D. 4 lớp tiếp giáp P­ N. Câu 9: Điôt tiếp điểm có chức năng: A. Dùng để tách sóng và trộn tần. B. Dùng để chỉnh lưu. C. Dùng để ổn định điện áp một chiều. D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Câu 10: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt? A. Một điôt. B. Hai điôt. C. Ba điôt. D. Bốn điôt. Câu 11: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối? A. 3 khối. B. 4 khối. C. 5 khối. D. 6 khối. Câu 12: Theo phương thức gia công và xử lý tín hiệu mạch điện tử có những loại nào? A. Mạch điện tử tương tự, mạch điện tử số. B. Mạch điện tử tương tự, mạch khuếch đại. 2
  3. C. Mạch điện tử số, mạch khếch đại. D. Mạch điện tử số, mạch tạo xung. Câu 13: Trong mạch nguồn một chiều thực t ế, n ếu t ụ C 1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn. B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều. C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ. D. Điện áp ra sẽ ngược pha v ới điện áp vào. Câu 14: Chức năng của mạch tạo xung là: A. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. B. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu. C. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số. D. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có sóng và tần số theo yêu cầu. Câu 15: IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra? A. Hai đầu vào và một đầu ra. B. Một đầu vào và hai đầu ra. C. Một đầu vào và một đầu ra. D. Hai đầu vào và hai đầu ra. Câu 16: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA? A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha. B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1. C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất). D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào. Câu 17: Trong mạch tạo xung đa hài tự  kích dùng tranzito, người ta đã sử  dụng những loại linh kiện điện tử  nào? A. Tranzito, điện trở và tụ điện. B. Tirixto, điện trở và tụ điện. C. Tranzito, đèn LED và tụ điện. D. Tranzito, điôt và tụ điện. Câu 18: Thiết kế mạch điện tử đơn giản thực hiện theo mấy nguyên tắc: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 19: Thiết kế mạch điện tử được tiến hành theo mấy bước: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20: Trong thiết kế mạch nguồn một chiều, người ta thường chọn mạch chỉnh lưu: A. Mạch chỉnh lưu dùng 1 điôt. B. Mạch chỉnh lưu dùng 2 điôt. C. Mạch chỉnh lưu cầu. D. Mạch chỉnh lưu bất kì. Câu 21: Yếu tố nào sau đây không thuộc nguyên tắc thiết kế mạch điện tử: A. Hoạt động ổn định và chính xác. B. Linh kiện có sẵn trên thị trường. 3
  4. C. Mạch thiết kế phức tạp. D. Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng: A. Mạch điện tử điều khiển chỉ có công suất lớn. B. Mạch điện tử điều khiển chỉ có công suất nhỏ. C. Mạch điện tử điều khiển chỉ có công suất vừa. D. Mạch điện tử điều khiển có loại có công suất lớn và có loại có công suất nhỏ. Câu 23: Đáp án nào sau đây không thuộc phân loại mạch điện tử điều khiển? A. Điều khiển tín hiệu. B. Điều khiển cứng bằng mạch điện tử. C. Điều khiển không có lập trình. D. Điều khiển tốc độ. Câu 24: Chọn đáp án sai: Thiết bị nào sau đây không thuộc ứng dụng mạch điện tử điều khiển A. Điều khiển tín hiệu. B. Điều khiển thiết bị điện dân dụng. C. Điều khiển trò chơi, giải trí. D. Nồi cơm điện. Câu 25: Mạch điều khiển tín hiệu: A. Điều khiển sự thay đổi tốc độ của tín hiệu. B. Điều khiển sự thay đổi công suất của mạch. C. Điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu. D. Điều khiển sự thay đổi trạng thái và tốc độ của tín hiệu. Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai: A. Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu. B. Mạch điều khiển tín hiệu giúp thông báo về tình trạng hoạt động của máy móc. C. Đối với đèn tín hiệu giao thông, khối chấp hành phát lệnh báo hiệu bằng chuông. D. Công dụng thông báo thông tin cần thiết cho con người thực hiện theo lệnh  ở mạch điều khiển tín hiệu   như: biển hiệu, hình ảnh quảng cáo. Câu 27: Mạch báo hiệu và bảo vệ có nhiệm vụ thông báo và cắt điện khi điện áp: A. 20V. B. 200V. C. 220V. D. 230V. Câu 28: Trong các động cơ sau, đâu là động cơ một pha không thay đổi tốc độ: A. Quạt trần. B. Quạt bàn. C. Quạt treo tường. D. Máy bơm nước. Câu 29: Đối với mạch điều khiển tốc độ bằng cách thay đổi điện áp, người ta: A. Thay đổi điện áp, giữ nguyên tần số. B. Thay đổi điện áp, thay đổi tần số. C. Thay đổi tần số, giữ nguyên điện áp. D. Giữ nguyên tần số, giữ nguyên điện áp. Câu 30: Một hệ thống thông tin và viễn thông gồm: A. Phần phát thông tin. B. Phát và truyền thông tin. 4
  5. C. Phần thu thông tin. D. Phát và thu thông tin. Câu 31: Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở: A. Môi trường truyền tin. B. Mã hoá tin. C. Xử lý tin. D. Nhận thông tin. Câu 32: Các khối cơ bản của máy tăng âm gồm: A. 6 khối. B. 5 khối. C. 4 khối. D. 7 khối. Câu 33: Mức độ trầm bổng của âm thanh trong máy tăng âm do khối nào quyết định ? A. Mạch âm sắc. B. Mạch khuếch đại trung gian. C. Mạch khuếch đại công suất. D. Mạch tiền khuếch đại. Câu 34: Máy tăng âm thường được dùng: A. Khuếch đại tín hiệu âm thanh. B. Biến đổi tần số. C. Biến đổi điện áp. D. Biến đổi dòng điện. Câu 35: Khối nào của máy tăng âm thực hiện nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa? A. Khối mạch khuếch đại công suất. B. Khối mạch tiền khuếch đại. C. Khối mạch âm sắc. D. Khối mạch khuếch đại trung gian. Câu 36: Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất ở máy tăng âm là: A. Tín hiệu âm tần. B. Tín hiệu cao tần. C. Tín hiệu trung tần. D. Tín hiệu ngoại sai. Câu 37: Ở máy thu thanh tín hiệu vào khối chọn sóng thường là: A. Tín hiệu cao tần. B. Tín hiệu âm tần. C. Tín hiệu trung tần. D. Tín hiệu âm tần, trung tần. Câu 38: Các khối cơ bản của máy thu thanh AM gồm: A. 8 khối. B. 6 khối. C. 5 khối. D. 4 khối. Câu 39: Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng: A. 465 Hz. B. 565 kHz. C. 565 Hz. D. 465 kHz. Câu 40: Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM: A. Xử lý tín hiệu. B. Mã hóa tín hiệu. C. Truyền tín hiệu. D. Điều chế tín hiệu. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2