intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Kim Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Kim Đồng" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng làm bài thi hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt điểm số tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Kim Đồng

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I –NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: CÔNG NGHỆ 8. I/ Trắc nghiệm: Câu 1. Vật nào sau đây là chất dẻo nhiệt? A. Áo mưa B. Vỏ bút bi C. Ổ đỡ máy D. Ống dẫn nước. Câu 2. Thép là kim loại gì? A. Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% B. Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%. C. Là kim loại màu có tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% D. Là kim loại màu có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%. Câu 3. Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay Câu 4. Để đưa điện từ nhà máy đến các khu công nghiệp, người ta dùng: A. Đường dây truyền tải điện áp cao B. Đường dây truyền tải điện áp thấp C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình D. Đường dây có điện áp 220V Câu 5. Quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy điện nguyên tử là: A. Năng lượng nguyên tử→ Tuabin hơi → Hơi nước → Máy phát điện → Điện năng. B. Năng lượng nguyên tử → Hơi nước → Tuabin hơi→ Điện năng → Máy phát điện. C. Năng lượng nguyên tử → Hơi nước → Tuabin hơi → Máy phát điện → Điện năng. D. Năng lượng nguyên tử → Tuabin hơi → Máy phát điện → Điện năng.
  2. Câu 6. Vật liệu cơ khí gồm những tính chất cơ bản sau: A. Cơ tính và lí tính B. Hóa tính và tính công nghệ C. Cơ tính, lí tính, hóa tính D. Cơ tính, lí tính, hóa tính và tính công nghệ Câu 7. Mối ghép cố định là mối ghép có: A. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau. B. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau C. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau. D. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt với nhau. Câu 8. Mối ghép nào sau đây là mối ghép động? A. Mối ghép đinh tán. B. Mối ghép then. C. Mối ghép bản lề. D. Mối ghép hàn. Câu 9. Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm: A. Khung xe đạp, bulông, đai ốc B. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng C. Kim khâu, bánh răng, lò xo D. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp Câu 10. Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng gồm: A. Khung xe đạp, bulông, đai ốc B. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng C. Kim khâu, bánh răng, lò xo D. Khung xe đạp, kim máy khâu. Câu 11. Vật nào sau đây là chất dẻo nhiệt rắn? A. Áo mưa B. Dép nhựa C. Bìa đựng hồ sơ D. Ống dẫn nước. Câu 12. Gang là kim loại gi? A. Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% B. Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%. C. Là kim loại màu có tỷ lệ cácbon trong vật liệu ≤ 2,14% D. Là kim loại màu có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%.
  3. Câu 13. Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu: A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay Câu 14. Để đưa điện từ nhà máy đến các khu dân cư, người ta dùng: A. Đường dây truyền tải điện áp cao B. Đường dây truyền tải điện áp thấp C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình D. Đường dây có điện áp 500kV Câu 15. Quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện là: A. Nhiệt năng của than, khí đốt → Tuabin → Máy phát điện → Điện năng. B. Nhiệt năng của than, khí đốt → Hơi nước → Tuabin → Điện năng → Máy phát điện C. Nhiệt năng của than, khí đốt → Hơi nước → Tuabin hơi → Máy phát điện → Điện năng. D. Nhiệt năng của than, khí đốt → Hơi nước → Tuabin → Máy phát điện → Điện năng. Câu 16. Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí ? A. Tính cứng B. Tính dẫn điện C. Tính dẫn nhiệt D. Tính chịu axít. Câu 17. Phần tử nào sau đây không phải là chi tiết máy? A. Bulông. B. Lò xo C. Mảnh vỡ máy của ổ trục D. Khung xe đạp Câu 18. Mối ghép nào sau đây là mối ghép cố định? A. Mối ghép ổ trục. B. Mối ghép pít tông- xi lanh.
  4. C. Mối ghép bản lề. D. Mối ghép hàn. Câu 19. Dụng cụ tháo lắp gồm: A. Mỏ lết, dũa, cờ lê B. Tua vít, cờ lê, mỏ lết C. Tua vít, êtô, đục D. Kìm, êtô, dũa Câu 20. Dụng cụ kẹp chặt gồm: A. Mỏ lết, dũa B. Tua vít, kìm C. Tua vít, êtô D. Kìm, êtô II/Tự luận: Câu 1. Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? Ổ bi và xích có phải là chi tiết máy? => - Chi tiết máy là các phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. - Ổ bi và xích là chi tiết máy vì nó không thể tháo rời. Câu 2. a) Nêu vai trò của điện năng? Lấy 2 ví dụ minh họa về lợi ích của điện năng trong gia đình và ở địa phương em đang sống. => - Vai trò của điện năng: điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy thiết bị trong sản xuất và trong đời sống xã hội. Nhờ có điện năng quá trình sản xuất được tự động hoá và cuộc sống vốn người có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. - Ví dụ : Hs tự làm b) Điện năng là gì ? Điện năng được sản xuất từ đâu? => - Điện năng: năng lượng của dòng điện gọi là điện năng - Cách sản xuất điện năng:Tất cả các dạng năng lượng như nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, ánh sáng mặt trời con người đó khai thác và biến nó thành điện năng. Câu 3. a) Nêu chức năng của dây dẫn điện? => - Điện năng được truyền tải bằng hệ thống dây dẫn điện. - Truyền tải điện năng đi xa: từ nhà máy điện đến các khu công nghiệp người ta dùng đường dây truyền tải điện cao áp. Để đưa điện đến các khu dân cư, lớp học người ta dùng các đường dây truyền tải điện áp thấp.
  5. b) Điện năng có phải là vô tận? Hãy nêu ý kiến của bản thân khi sử dung điện năng? => Hs tự làm Câu 4. Cho bộ truyền động xích: Đĩa xích có 45 răng, đĩa líp có 20 răng. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động xích? b) Hãy xác định tốc độ quay của đĩa líp , biết rằng đĩa xích quay với tốc độ 50 vòng/phút. => Hs tự làm Câu 5. Cho bộ truyền động xích: Tốc độ quay của đĩa xích có 60 vòng / phút, đĩa líp quay 150 vòng/ phút. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động xích? b) Hãy xác định số răng của đĩa líp , biết rằng đĩa xích có 50 răng. => Hs tự làm Câu 6. Cho bộ truyền động đai sau: Bánh dẫn có đường kính 60cm, bánh bị dẫn có đường kính là 30cm. a) Tính tỉ số truyền i của bộ truyền động đai? b) Hãy xác định tốc độ quay của bánh bị dẫn, biết rằng bánh dẫn quay với tốc độ 240 vòng/phút. => Tóm tắt : Giải D1 = 60cm D2 = 30cm Tỉ số truyền của bánh dẫn: n2 = 240 vòng/phúti i = D1/D2 = 60/30 = 2 Tốc độ quay của bánh dẫn: n1 = ? n1 =n2 /2=240/2=120(vòng/phút) ---Hết--- “ CHÚC CÁC EM HỌC TỐT => ĐẠT KẾT QUẢ TỐT”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1