intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI (2019 – 2020) MÔN: ĐỊA LÍ 6  Câu 1: Nêu nguyên nhân gây ra hiện tượng động đất và núi lửa? Con người đã có những  biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra? ­ Núi lửa:  là nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt, vật chất nóng chảy ở dưới sâu (mắc ma ) phun ra  ngoài mặt đất.    ­ Động đất:  là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu trong lòng đất  làm cho các lớp đất đá gần bề mặt Trái Đất bị rung chuyển, sụp đổ, tạo ra hiện tượng động  đất.    ­ Những biện pháp: Con người đã tìm cách xây nhà, dùng các vật chịu được các chấn động  lớn, lập các trạm nghiên cứu, dự báo,... để kịp thời sơ tán dân trước khi có địa chấn. Câu 2: Trong cùng một lúc Trái đất có những chuyển động nào? Nêu hệ quả của những  chuyển động đó? ­ Trái Đất cùng một lúc có 2 chuyển động đó là chuyển động tự quay quanh trục và chuyển  động quanh Mặt Trời  ­ Hệ quả của các chuyển động: +  Chuyển động tự quay quanh trục sinh ra: hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau và sự lệch  hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.  + Chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra: hiện tượng các mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày  đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ. Câu 3: Địa hình bình nguyên và cao nguyên có điểm gì giống và khác nhau?  *Giống nhau: Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi sản xuất nông nghiệp. *Khác nhau: ­Bình nguyên: + Dạng địa hình thấp, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. + Do phù sa của biển hay của các con sông bồi tụ hoặc do băng hà bào mòn. ­ Cao nguyên:  + Dạng địa hình cao, có độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên và có sườn dốc. + Do sự phong hóa của các loại đá tạo thành. Câu 4: Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? ­ Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:         + Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do 1 số  địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mặt nước biển là lục địa;  các đảo và có bộ phận trũng, thấp, bị nước biển bao phủ là đại dương. 
  2.         + Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất .  ­ Vai trò của lớp vỏ Trái Đất: Có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần  khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.  Câu 5: Thế nào là địa hình cao nguyên, bình nguyên (đồng bằng)?  ­ Cao nguyên: Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc. Độ  cao tuyệt đối trên 500m.  ­ Bình nguyên: là dạng địa hình thấp, có bề  mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.   Các bình nguyên được bồi tụ   ở  các cửa sông lớn được gọi là châu thổ. Độ  cao tuyệt đối  thường dưới 200m.  Câu 6: Ý nghĩa của hai dạng địa hình trên đối với sản xuất nông nghiệp? ­ Bình nguyên: Thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.  ­ Cao nguyên: Thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. Câu 7:   a/ Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết được gì?  b/ Bản đồ có tỉ lệ 1:2.000.000, cho biết 3cm trên bản đồ bằng bao nhiêu km trên thực  địa. ­ Tỉ lệ bản đồ: là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa   ­ Tỉ lệ bản đồ cho ta biết được: khoảng cách đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực  của chúng trên thực địa. Câu 8: Sự vận động của Trái Đất quanh trục sinh ra hệ quả gì? ­ Trái Đất tự  quay quanh trục từ Tây Sang Đông nên khắp mọi nơi trên trái đất đều lần  lượt có ngày và đêm luân phiên và kế tiếp nhau ­ Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng:       + Ở Bán cầu Bắc: vật chuyển động lệch về bên phải. + Ở Bán cầu Nam: vật chuyển động lệch về bên trái. Câu 9: Kể tên các loại, các dạng kí hiệu bản đồ? Bảng chú giải cho ta biết điều gì? ­ Có 3 loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích. ­ Có 3 dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình. ­ Bảng chú giải của bản đồ cho biết nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu được thể hiện  trên bản đồ.
  3. ­                TT duyệt                             BGH duyệt                                 Gv so ạn            Lê Thị Phượng                                                                  Hu ỳnh Th ị Di ễm H ằng                
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0