intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 11 I. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Nội dung: Ôn tập từ bài 1 đến bài 12 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI - Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước - Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế - Bài 3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa - Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu - Bài 5. Đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức PHẦN II: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA Khu vực Mĩ Latinh - Bài 6. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mĩ Latinh - Bài 7. Kinh tế khu vực Mĩ Latinh Liên minh châu Âu - Bài 9. Liên minh châu Âu – một liên kết kinh tế khu vực lớn Khu vực Đông Nam Á - Bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á - Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á 2. Hình thức thi: Trắc nghiệm 100% với 40 câu hỏi 3. Cấu trúc của đề thi: 70% nhận biết và thông hiểu; 30% vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao; bao gồm: - 28 câu lí thuyết - 4 câu khai thác bản đồ - 8 câu kĩ năng: đọc hiểu biểu đồ; xử lí, nhận xét và trực quan hoá số liệu thống kê. II. GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN BÀI 1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC Câu 1. Nhóm nước phát triển có A. thu nhập bình quân đầu người cao. B. tỉ trọng của địch vụ trong GDP thấp. C. chỉ số phát triển con người còn thấp. D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất lớn. Câu 2: Nhóm nước đang phát triển có A. thu nhập bình quân đầu người rất cao. B. tỉ trọng của dịch vụ trong GDP rất cao. C. chỉ số phát triển con người chưa cao. D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất nhỏ bé. Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển? A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm. B. Công nghiệp và xây dựng giảm nhanh. C. Tỉ trọng dịch vụ có nhiều biến động. D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng. 1
  2. Câu 4: Các nước phát triển có đặc điểm là A. GNI bình quân đầu người thấp. B. Chỉ số phát triển con người thấp. C. đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhỏ. D. đang chuyển sang nền kinh tế tri thức. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là của đa số các nước đang phát triển? A. GNI/người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, tỉ lệ dân đô thị rất cao. B. GNI/người chưa cao, chỉ số HDI chưa cao, cơ cấu dân số trẻ. C. GNI/người rất cao, chỉ số HDI rất thấp, tỉ lệ gia tăng dân số cao. D. GNI/người chưa cao, chỉ số HDI ở mức cao, tỉ lệ dân đô thị thấp. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển? A. GNI bình quân đầu người chưa cao. B. Chỉ số phát triển con người đều thấp. C. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhỏ. D. Một số nước nợ nước ngoài rất lớn. Câu 7: Dựa vào các tiêu chí chủ yếu nào sau đây để phân chia thế giới thành các nhóm nước? A. Thu nhập bình quân, cơ cấu ngành kinh tế, chỉ số phát triển con người. B. Thu nhập bình quân, đầu tư ra nước ngoài, chỉ số phát triển con người. C. Cơ cấu ngành kinh tế, chỉ số phát triển con người, đầu tư ra nước ngoài. D. Chỉ số phát triển con người, cơ cấu ngành kinh tế và sức mạnh quân sự. Câu 8: Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là A. tỉ trọng khu vực III rất cao. B. tỉ trọng khu vực II rất thấp. C. tỉ trọng khu vực I còn cao. D. tỉ trọng khu vực III thấp. Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhóm nước phát triển? A. GNI bình quân đầu người cao. B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều. C. Chỉ số phát triển con người cao. D. Chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP toàn cầu. Câu 10: Giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển hiện nay là A. tăng cường lực lượng lao động. B. thu hút đầu tư nước ngoài. C. hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. D. tập trung khai thác tài nguyên. Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là A. thành phần dân tộc và tôn giáo. B. quy mô và cơ cấu dân số. C. trình độ khoa học - kĩ thuật. D. nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 12: Ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp thu hút nhiều lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP là do A. dân số đông và còn tăng nhanh. B. truyền thống sản xuất lâu đời. C. trình độ phát triển kinh tế thấp. D. kĩ thuật canh tác còn lạc hậu. BÀI 2. TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ Câu 1: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về A. kinh tế. B. văn hóa. C. khoa học. D. chính trị. Câu 2: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về A. sản xuất, thương mại, tài chính. B. thương mại, tài chính, giáo dục. C. tài chính, giáo dục và chính trị. D. giáo dục, chính trị và sản xuất. Câu 3: Tác động tích cực của của toàn cầu hóa không phải là A. tăng cường sự hợp tác về kinh tế và văn hóa giữa các nước. B. đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ. C. thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. D. thúc đẩy quá trình đô thị hóa tự phát ở nước đang phát triển. 2
  3. Câu 4: Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là A. tự do hóa thương mại được mở rộng. B. gây áp lực với tự nhiên, môi trường. C. hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi. D. các quốc gia đón đầu công nghệ mới. Câu 5: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đặc thù trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có A. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội. B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều. C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau. D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau. Câu 6: Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới. B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ. C. vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng rất lớn. D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rất rộng. Câu 7: Biểu hiện của việc tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu là A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu được mở rộng. B. các tiêu chuẩn thống nhất áp dụng trên nhiều lĩnh vực. C. vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng lớn. D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng. Câu 8: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế mở rộng là A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới. B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ. C. vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng lớn. D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng. Câu 9: Hệ quả quan trọng nhất của khu vực hóa kinh tế là A. tăng trưởng và phát triển kinh tế. B. tăng cường tự do hóa thương mại. C. đầu tư phát triển dịch vụ và du lịch. D. mở cửa thị trường các quốc gia. Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế? A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. B. Thương mại quốc tế phát triển mạnh. C. Áp dụng nhiều tiêu chuẩn toàn cầu. D. Các tổ chức liên kết khu vực ra đời. Câu 11: Vấn đề chủ yếu cần giải quyết của các quốc gia trong liên kết kinh tế khu vực là A. tự chủ về kinh tế và quyền lực quốc gia. B. hợp tác thương mại, sản xuất hàng hóa. C. trao đổi hàng hóa và mở rộng thị trường. D. đào tạo nhân lực và bảo vệ môi trường. Câu 12: Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về A. thị trường. B. lao động. C. nguyên liệu. D. vốn, khoa học kĩ thuật - công nghệ. Câu 13: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau C. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn. D. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế. Câu 14: Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh các nước đang phát triển cần phải A. bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan. B. làm chủ ngành công nghệ mũi nhọn. C. đón đầu được các công nghệ hiện đại. D. đa phương hóa trong quan hệ quốc tế. Câu 15: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là A. triệt tiêu các ngân hàng nhỏ kém hiệu quả. B. sự sát nhập của các ngân hàng lại với nhau. C. sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau. D. tăng phụ thuộc của các ngân hàng với nhau. 3
  4. BÀI 4. MỘT SỐ TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ, AN NINH TOÀN CẦU Câu 1: Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là nhiệm vụ chủ yếu của A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). C. Ngân hàng Thế giới (WB). D. Liên hợp quốc. Câu 2: Tổ chức nào sau đây có mục đích là xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi? A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). C. Liên hợp quốc. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Câu 3: Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại là chức năng chủ yếu của A. Tổ chức Thương mại Thế giới. B. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). C. Ngân hàng Thế giới (WB). D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Câu 4: Vấn đề nào sau đây chỉ được giải quyết khi có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các nước trên toàn thế giới? A. Sử dụng nước ngọt. B. An ninh toàn cầu. C. Chống mưa axit. D. Ô nhiễm không khí cục bộ. Câu 5: Nguồn nước ở sông, hồ bị ô nhiễm do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Biến đổi khí hậu. B. Chất thải. C. Cháy rừng. D. Nhiễm mặn. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiệm vụ chủ yếu của Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. B. Cung cấp viện trợ nhân đạo quốc tế. C. Giải quyết các vấn đề toàn cầu. D. Ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)? A. Tổ chức liên chính phủ lớn nhẩt thế giới. B. Là một liên minh tiền tệ quốc tế lớn nhất. C. Tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới. D. Là một diễn đàn kinh tế mở với GDP lớn. Câu 8: Đe doạ trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới không phải là A. xung đột sắc tộc. B. xung đột tôn giáo. C. thiên nhiên đa dạng. D. các vụ khủng bố. Câu 9: Vấn đề nào sau đây được xếp vào vấn đề an ninh truyền thống? A. Xâm phạm chủ quyền. B. An ninh tài chính. C. An ninh năng lượng. D. Biến đổi khí hậu. Câu 10: Mất an ninh lương thực dẫn tới hệ quả trực tiếp chủ yếu nào sau đây? A. Làm phức tạp các vấn đề xung đột. B. Gia tăng nạn khủng bố trên thế giới. C. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống. D. Đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu. Câu 11: Tại sao phải chú ý tới vấn đề an ninh toàn cầu? A. Là thách thức đặt ra đối với toàn thế giới. B. Gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo. C. Tác động mạnh mẽ bởi cuộc cách mạng 4.0. D. Nền kinh tế của thế giới bị suy thoái nhanh. Câu 12: Xung đột vũ trang có thể làm mất an ninh lương thực chủ yếu do A. làm gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thực. B. làm thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động trong nông nghiệp. C. làm suy giảm khả năng đầu tư cho sản xuất lương thực thế giới. D. hạn chế các hoạt động xuất, nhập khẩu lương thực trên thế giới. Câu 13: Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững ở các quốc gia là A. tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. B. chủ động kiểm soát tốt việc sử dụng năng lượng. C. phát huy vai trò các tổ chức năng lượng quốc tế. D. hạn chế tốt việc sử dụng các nguồn năng lượng. 4
  5. Câu 14: Giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo an ninh mạng cho các quốc gia là A. xây dựng chiến lược và luật an ninh mạng. B. tăng cường phối hợp, xử lí triệt để vi phạm. C. đầu tư đào tạo, xây dựng lực lượng chuyên trách. D. tăng cường phòng thủ, áp dụng an ninh kĩ thuật số. Câu 15: Biện pháp quan trọng nhất để sử dụng có hiệu quả và hợp lí nguồn nước các hệ thống sông lớn là A. có sự hợp tác giữa các quốc gia trên cùng lưu vực sông. B. hạn chế xây dựng công trình thủy điện ở thượng nguồn. C. tăng cường trồng rừng vùng thượng nguồn và hạ nguồn. D. tăng cường xây dựng công trình thủy lợi vùng hạ nguồn. Câu 16: Hoạt động kinh tế nào sau đây ở thượng nguồn các con sông có nguy cơ làm ảnh hưởng nhiều nhất tới nguồn cung cấp nước ở khu vực hạ nguồn? A. Phát triển lâm nghiệp. B. Phát triển nông nghiệp. C. Xây dựng thủy điện. D. Phát triển du lịch. Câu 17: Vấn đề an ninh năng lượng ngày càng phức tạp hơn do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp. B. Do các cường quốc cạnh tranh sức ảnh hưởng. C. Đa số các nước phát triển lại giàu năng lượng. D. Nguồn cung cấp năng lượng ngày càng hạn chế. BÀI 5: THỰC HÀNH - NỀN KINH TẾ TRI THỨC Câu 1: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên A. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. B. tri thức, kĩ thuật, giàu tài nguyên. C. tri thức, công nghệ cao, lao động. D. tri thức, lao động, vốn dồi dào. Câu 2: Lĩnh vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của nền kinh tế tri thức? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Câu 3: Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì A. tham gia vào quá trình sản xuất. B. trực tiếp làm ra các sản phẩm. C. tạo ra nhiều ngành công nghiệp. D. tạo ra các dịch vụ nhiều tri thức. Câu 4: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế tri thức diễn ra như thế nào? A. Tăng nhanh nông, lâm, ngư; giảm rất nhanh công nghiệp, dịch vụ. B. Giảm nông, lâm, ngư; giảm nhẹ công nghiệp; tăng nhanh dịch vụ. C. Tăng rất nhanh dịch vụ và công nghiệp; giảm nhẹ nông, lâm, ngư. D. Tăng nhanh dịch vụ và công nghiệp; giảm rất nhanh nông, lâm, ngư. Câu 5: Nguồn lực quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức là A. công nghệ thông tin. B. lao động tri thức. C. giáo dục, đào tạo. D. sở hữu trí tuệ. Câu 6: Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh nhất ở các khu vực nào sau đây? A. Bắc Mĩ và Tây Âu. B. Mĩ La-tinh và Đông Á. C. Nam Á và Đông Nam Á. D. Trung Đông và Tây Á. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nền kinh tế tri thức? A. Dịch vụ chiếm chủ yếu, nổi bật là các ngành cần nhiều tri thức. B. Ứng dụng các thành tựu về công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. C. Sở hữu trí tuệ là nguồn lực quan trọng nhất trong kinh tế tri thức. D. Sử dụng số lượng lao động lớn và không đòi hỏi có trình độ cao. Câu 8: Nền kinh tế tri thức là sản phẩm của A. quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 5
  6. B. quá trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực. C. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. D. quá trình hội nhập của các nước đang phát triển. Câu 9: Để tiếp cận với nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển lĩnh vực nào sau đây? A. Công nghiệp và thương mại. B. Giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. C. Đối ngoại và thương mại. D. Văn hóa - xã hội và kinh tế đối ngoại. Câu 10: Trở ngại lớn nhất của Việt Nam khi phát triển nền kinh tế tri thức là A. có sự đa dạng về thành phần dân tộc. B. đội ngũ công nhân tri thức còn hạn chế. C. cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều hạn chế. D. cơ cấu nền kinh tế còn chậm chuyển dịch. BÀI 6 – 7: KHU VỰC MỸ LATINH Câu 1: Dựa vào bản đồ Tự nhiên Khu vực Mỹ Latinh, em hãy cho biết lãnh thổ khu vực Mĩ Latinh gồm: A. Mê-hi-cô, Trung và Bắc Mỹ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê. B. Mê-hi-cô, Trung và Nam Mỹ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê. C. Mê-hi-cô, Trung và Nam Mỹ, quần đảo Ăng-ti, kênh đào Xuy-ê. D. Mê-hi-cô, Trung và Bắc Mỹ, kênh đào Xuy-ê và kênh Pa-na-ma. Câu 2: Dựa vào bản đồ Tự nhiên Khu vực Mỹ Latinh, em hãy cho biết phía bắc khu vực Mỹ Latinh tiếp giáp với A. Hoa Kỳ. B. Ca-na-đa. C. quần đảo Ăng-ti lớn. D. quần đảo Ăng-ti nhỏ. Câu 3: Quần đảo Ăng-ti nằm ở A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương. C. biển Ca-ri-bê. D. vịnh Ca-li-phooc-ni-a. Câu 4: Loại khoáng sản có nhiều ở dãy An-đét là A. chì kẽm, đồng. B. vàng, khí đốt. C. than, bô-xít. D. khí đốt, sắt. Câu 5: Đồng bằng nào sau đây ở Mỹ Latinh có giá trị cao nhất về đa dạng sinh học? A. Pam-pa. B. La Pla-ta. C. A-ma-dôn. D. Ô-ri-nô-cô. Câu 6: Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở khu vực Mỹ Latinh là A. bạc, đồng, ni-ken, bô-xít, mangan, dầu mỏ. B. sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, than. C. chì, kẽm, ni-ken, bô-xít, mangan, dầu mỏ. D. chì, kẽm, đồng, bô-xít, than đá, u-ra-ni-um. Câu 7: Mỹ Latinh là khu vực có tỉ lệ dân thành thị A. cao và tăng nhanh. B. rất cao và tăng chậm. C. cao và tăng chậm. D. thấp nhưng tăng nhanh. Câu 8: Tỉ lệ dân thành thị của khu vực Mỹ Latinh năm 2020 là khoảng (%) A. 61. B. 71. C. 81. D. 91. Câu 9: Dựa vào bản đồ phân bố dân cư khu vực Mỹ Latinh, em hãy cho biết những siêu đô thị nào sau đây nằm ở khu vực Mỹ Latinh? A. Bu-ê-nôt Ai-ret, Mê-hi-cô, Tô-ky-ô. B. Bu-ê-nôt Ai-ret, Đê-li, Thượng Hải. C. Bu-ê-nôt Ai-ret, Mê-hi-cô, Xao Pao-lô. D. Bu-ê-nôt Ai-ret, Bắc Kinh, xao Pao-lô. Câu 10: Khu vực Mỹ Latinh có A. dân số ít, cơ cấu dân số rất già. B. gia tăng dân số rất cao, dân trẻ. C. dân số đông và cơ cấu già hóa. D. gia tăng dân số rất nhỏ, dân già. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về kinh tế khu vực Mỹ Latinh? A. Tổng GDP của toàn khu vực ở mức thấp. B. Chênh lệch lớn về GDP giữa các nước. C. Có nhiều quốc gia nợ nước ngoài rất lớn. D. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn rất nhanh. Câu 12: Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của khu vực Mỹ Latinh là A. nông nghiệp. B. công nghiệp. C. dịch vụ. D. xây dựng. Câu 13: Các ngành kinh tế chủ đạo ở Mỹ Latinh là A. khai khoáng, chế tạo máy và du lịch. B. trồng trọt, chăn nuôi và khai khoáng. 6
  7. C. đánh cá, du lịch, nuôi trồng thủy sản. D. khai khoáng, nông nghiệp và du lịch. Câu 14: Mĩ Latinh không có kiểu khí hậu nào sau đây? A. Xích đạo. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 15: Rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của Mỹ Latinh? A. Đồng bằng A-ma-zôn. B. Đồng bằng Pam-pa. C. Vùng núi An-đét. D. Đồng bằng La Pla-ta. Câu 16: Phát biểu nào đúng về vị trí địa lí của Mỹ Latinh? A. Phía Tây tiếp giáp Đại Tây Dương. B. Phía Đông giáp Thái Bình Dương. C. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 17: Khu vực Mỹ Latinh có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế do vị trí tiếp giáp với A. EU. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Hoa Kỳ. Câu 18: Phần lớn lãnh thổ khu vực Mỹ Latinh nằm ở trong vùng A. nhiệt đới và cận xích đạo. B. ôn đới và cận nhiệt đới. C. cận nhiệt đới và nhiệt đới. D. cận xích đạo và xích đạo. Câu 19: Phía đông các đảo của quần đảo Ăng-ti do có nhiều mưa nên phát triển mạnh A. rừng thưa. B. cây bụi. C. rừng rậm. D. xavan. Câu 20: Phía tây Mỹ Latinh có thuận lợi chủ yếu cho phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Thủy điện. B. Trồng trọt. C. Khai thác thủy sản. D. Nuôi trồng thủy sản. Câu 21: Các quần đảo trong biển Ca-ri-bê có thuận lợi chủ yếu cho phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Khai khoáng. B. Thủy điện. C. Du lịch. D. Chăn nuôi. Câu 22: Thảm thực vật tiêu biểu ở khu vực Mỹ Latinh là A. rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm. B. rừng thưa, cây bụi lá cứng và xavan. C. rừng lá kim, rừng thưa, thảo nguyên. D. rừng lá rộng ôn đới, cây bụi, xavan. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh vật ở khu vực Mỹ Latinh? A. Chiếm trên 20% diện tích rừng trên Trái Đất. B. Có nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển. C. Rừng nhiệt đới ẩm A-ma-dôn lớn nhất thế giới. D. Diện tích của rừng trồng lớn hơn rừng tự nhiên. Câu 24: Hoạt động nào sau đây là chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh học của rừng ở Mỹ Latinh? A. Khai thác quá mức. B. Mở rộng trồng trọt. C. Du canh và du cư. D. Phát triển thủy điện. Câu 25: Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên rừng ở khu vực Mỹ Latinh là A. Quản lí tốt việc khai thác. B. Thường xuyên đóng cửa rừng. C. Phòng chống cháy rừng. D. Không xuất khẩu gỗ quý. Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng về sông, hồ của khu vực Mỹ Latinh? A. Có ít sông lớn nhưng có nhiều hồ lớn. B. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là mưa. C. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng. D. Sông ngòi khá dày đặc, đều ngắn và dốc. Câu 27: Vấn đề đáng chú ý trong khai thác tài nguyên vùng biển Mỹ Latinh là A. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. B. ô nhiễm môi trường, tranh chấp chủ quyền. C. tranh chấp chủ quyền và cạn kiệt tài nguyên. D. nhiều thiên tai và vấn đề ô nhiễm môi trường. Câu 28: Số dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh tăng nhanh chủ yếu do A. di cư từ nông thôn đến và gia tăng tự nhiên. B. lao động kĩ thuật gia tăng và tỉ suất sinh cao. C. nhập cư từ châu lục khác đến nhiều, di cư ít. D. lao động ở khu vực dịch vụ tăng và nhập cư. 7
  8. Câu 29: Do đô thị hóa tự phát nên dân đô thị ở khu vực Mỹ Latinh A. ổn định việc làm, không gian cư trú rộng, thu nhập rất cao. B. thất nghiệp đông, thu nhập thấp, môi trường sống không tốt. C. chủ yếu là làm thuê, mức sống thấp, điều kiện sống khó khăn. D. thiếu việc làm, dân trí thấp, thu nhập thấp và không ổn định. Câu 30: Dân cư Mỹ Latinh thuận lợi về A. cung cấp nguồn lao động và thị trường tiêu thụ rộng. B. đáp ứng lao động trình độ cao và nhiều ở các đô thị. C. lực lượng lao động nông thôn đông đảo, văn hóa cao. D. số người trong độ tuổi lao động nhiều, dân trí rất cao. Câu 31: Mỹ Latinh có nền văn hóa độc đáo, đa dạng chủ yếu do A. có nhiều thành phần dân tộc. B. có người bản địa và da đen. C. nhiều quốc gia nhập cư đến. D. nhiều lứa tuổi cùng hòa hợp. Câu 32: Vấn đề dân cư - xã hội đáng quan tâm nhất ở Mỹ Latinh là A. có nhiều siêu đô thị dân đông. B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao. C. dân nông thôn vào đô thị đông. D. chênh lệch giàu nghèo rất lớn. Câu 33: Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở khu vực Mỹ Latinh là A. hộ gia đình. B. hợp tác xã. C. trang trại. D. du canh du cư. Câu 34: Sản phẩm nông nghiệp nổi bật nhất của Mỹ Latinh là A. lương thực. B. cây công nghiệp. C. thực phẩm. D. gia súc. Câu 35: Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ Latinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới là A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. có nhiều loại đất khác nhau. C. các cao nguyên bằng phẳng. D. phần lớn có khí hậu nóng ẩm. Câu 36: Kinh tế Mỹ Latinh phát triển thiếu ổn định không phải do A. phụ thuộc nhiều vào nước khác, nợ nước ngoài lớn. B. tình hình chính trị bất ổn, ảnh hưởng của dịch bệnh. C. điều kiện tự nhiên khó khăn, ít tài nguyên thiên nhiên. D. duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài. Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình khu vực Trung Mỹ? A. Núi cao phía tây, đồng bằng hẹp phía đông. B. Nhiều núi lửa và đồng bằng phù sa sông. C. Nhiều cao nguyên và những đỉnh núi cao. D. Nhiều sơn nguyên, núi cao, đồng bằng lớn. Câu 38: Các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô có A. mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới. B. mưa ít, nhiều rừng thưa, xavan. C. nhiều khoáng sản kim loại đen. D. nguồn thủy năng rất phong phú. Câu 39: Thiên nhiên vùng núi An-đét đa dạng chủ yếu do A. dãy núi kéo dài nhiều vĩ độ, có sự phân chia hai sườn rõ rệt. B. dãy núi kéo dài, có độ cao lớn và phân chia ở hai sườn rõ rệt. C. dãy núi trẻ cao, đồ sộ, có địa hình thung lũng và cao nguyên. D. dãy núi trẻ, kéo dài theo bắc - nam, phân chia hai sườn rõ rệt. Câu 40: Phát biểu nào sau đây đúng về sơn nguyên Bra-xin? A. Nhiều núi cao xen thung lũng, có đất đỏ núi lửa, khí hậu nóng ẩm. B. Nhiều dãy núi cao, cao nguyên, có đất đỏ núi lửa, khí hậu nóng ẩm. C. Địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, có khí hậu nóng ẩm. D. Nhiều đồng bằng rộng ở giữa núi, có đất đỏ núi lửa, khí hậu ôn hòa. Câu 41: Các vấn đề xã hội tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của khu vực Mỹ Latinh là A. bất ổn chính trị, bạo lực, tỉ suất tử cao, lạm phát, thất nghiệp. B. tỉ suất sinh cao, bạo lực, tệ nạn ma túy, lạm phát, thất nghiệp. 8
  9. C. bất ổn chính trị, bạo lực, tệ nạn ma túy, lạm phát, thất nghiệp. D. dân đô thị đông, bạo lực, tệ nạn ma túy, lạm phát, thất nghiệp. Câu 42: Vùng biển Mỹ Latinh thuận lợi cho phát triển nghề cá do đặc điểm chủ yếu nào sau đây? A. Vùng biển rộng, phần lớn có khí hậu nhiệt đới. B. Vùng biển rộng, có nhiều ngư trường rộng lớn. C. Vùng biển nông, có nhiều vũng vịnh và hải đảo. D. Có nhiều vũng vịnh, hải đảo và nóng quanh năm. Câu 43: Khu vực Mỹ Latinh có kinh tế còn chậm phát triển chủ yếu do A. chính trị thiếu ổn định, dịch bệnh, nợ nước ngoài nhiều. B. bạo lực và tệ nạn ma tuý, dân trí chưa cao, tham nhũng. C. lạm phát, nạn tham nhũng, tỉ lệ thất nghiệp còn khá lớn. D. quản lí yếu, gắn kết trong khu vực yếu, nạn tham nhũng. Câu 44: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU KINH TẾ BRA-XIN NĂM 2000 VÀ NĂM 2019 (Đơn vị: %) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Thuế sản phẩm 2000 4,8 23,0 58,3 13,9 2019 5,9 17,7 62,9 13,5 (Nguồn: WB, 2022) Theo bảng số liệu, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu kinh tế của Bra-xin năm 2000 và năm 2019? A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Miền. Câu 45: Cho bảng số liệu: QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA BRA-XIN, GIAI ĐOẠN 2000 - 2021 Năm 2000 2005 2010 2015 2021 Quy mô (tỉ USD) 655,4 891,6 2209,0 1802,0 1609,0 Tốc độ tăng trưởng (%) 4,39 3,20 7,53 -3,5 4,6 (Nguồn: WB, 2022) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Bra-xin giai đoạn 2000 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Tròn. D. Kết hợp. Câu 46: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP CỦA BRA-XIN PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2000 - 2021 (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2015 2021 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 4,8 4,7 4,1 4,3 6,9 Công nghiệp, xây dựng 23,0 24,2 23,3 19,4 18,9 Dịch vụ 58,3 56,1 57,6 62,3 59,4 Thuế sản phẩn trừ trợ cấp sản phẩm 13,9 15,0 15,0 14,0 14,8 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Bra-xin giai đoạn 2000 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp. BÀI 9 - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Câu 1: Tổng số các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay (2020) là A. 25. B. 26. C. 27. D. 28. Câu 2: Các nước nào sau đây tham gia thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (năm 1957)? A. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Áo, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. 9
  10. B. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. C. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Ba Lan, Lúc-xăm-bua. D. Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Na Uy, Lúc-xăm-bua. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng tiền chung châu Âu (đồng ơ-rô)? A. Có vị trí cao trong giao dịch quốc tế. B. Đồng tiền dự trữ chính thức quốc tế. C. Tác động đến tiền tệ các nước khác. D. Tất cả thành viên EU đã dùng chung. Câu 4: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tác dụng của việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu đối với EU? 1) Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. 2) Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ giữa các nước. 3) Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao nguồn vốn trong EU. 4) Đơn giản công tác kế toán các doanh nghiệp đa quốc gia. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Đối với thị trường nội địa, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã A. kí kết các hiệp định thương mại tự do. B. tăng thuế quan và kiểm soát biên giới. C. áp dụng cùng một mức thuế hàng hóa. D. dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại. Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về Liên minh châu Âu (EU)? 1) Tạo ra thị trường chung lưu thông nhiều mặt. 2) Sử dụng cùng một đồng tiền chung (ơ-rô). 3) Là một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. 4) Trình độ phát triển giữa các nước chênh lệch. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về A. con người, hàng hóa, cư trú, dịch vụ. B. dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người. C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D. tiền vốn, con người, dịch vụ, cư trú. Câu 8: Trụ sở hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) được đặt ở thành phố nào sau đây? A. Brúc-xen (Bỉ). B. Béc- lin (Đức). C. Pa-ri (Pháp). D. Mat-xcơ-va (Nga). Câu 9: Quá trình mở rộng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chủ yếu hướng về phía A. Tây. B. Đông. C. Bắc. D. Nam. Câu 10: Mục đích chủ yếu của Liên minh châu Âu (EU) là A. cùng nhau thúc đẩy phát triển sự thống nhất châu Âu. B. ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo. C. cùng nhau hạn chế các dòng nhập cư trái phép xảy ra. D. bảo vệ an ninh, phòng chống nguy cơ biến đổi khí hậu. Câu 11: Cơ quan đặt ra các định hướng chung ở Liên minh châu Âu (EU) là A. Hội đồng bộ trưởng châu Âu. B. Ủy ban châu Âu. C. Nghị viện châu Âu. D. Hội đồng châu Âu. Câu 12: Cơ quan đưa ra các định hướng trong từng lĩnh vực cụ thể ở Liên minh châu Âu (EU) là A. Hội đồng bộ trưởng EU. B. Ủy ban châu Âu. C. Nghị viện châu Âu. D. Hội đồng châu Âu. Câu 13: Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục tiêu hợp tác chính trong Liên minh châu Âu (EU)? A. Kinh tế. B. Luật pháp. C. Nội vụ. D. Quân sự. Câu 14: Cơ quan có quyền quyết định cao nhất ở Liên minh châu Âu (EU) là A. Hội đồng bộ trường châu Âu. B. Ủy ban châu Âu. C. Nghị viện châu Âu. D. Hội đồng châu Âu. Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu? A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo. B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường. 10
  11. C. Các nước có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối. D. Sản phẩm mỗi nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung. Câu 16: Tự do lưu thông hàng hóa trong Liên minh châu Âu (EU) là A. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. B. tự do đối với các dịch vụ vận tải, du lịch. C. bãi bỏ các hạn chế trong giao dịch thanh toán. D. hàng hóa các nước không thuế giá trị gia tăng. Câu 17: Tự do lưu thông tiền vốn trong Liên minh châu Âu (EU) không phải là việc A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán. B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư lợi nhất. C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác. D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước. Câu 18: Tự do lưu thông dịch vụ trong Liên minh châu Âu (EU) không bao gồm A. giao thông vận tải. B. thông tin liên lạc. C. chọn nơi làm việc. D. ngân hàng, du lịch. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng về Liên minh châu Âu (EU)? A. Tổng sản phẩm trong EU (GDP) lớn hơn Hoa Kỳ. B. Quy mô dân số lớn nhất so với các tổ chức khu vực. C. Số nước thành viên ít nhất so với các tổ chức khu vực. D. Là tổ chức khu vực kinh tế dùng đồng tiền chung. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu (EU)? A. Là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. B. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới. C. Là liên kết có sự phát triển đồng đều giữa các nước. D. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng về thương mại của Liên minh châu Âu (EU)? A. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. B. Nhập khẩu chủ yếu máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản. C. Xuất khẩu chủ yếu mặt hàng dầu, khí đốt tự nhiên, uranium. D. Hầu hết buôn bán với các nước Đông Nam Á và ở châu Phi. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu (EU)? A. Là một trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. B. Có sự phát triển kinh tế chênh lệch giữa các nước. C. Là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển. D. Tất cả các nước ở châu Âu đều tham gia liên minh. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng với thương mại của Liên minh châu Âu (EU)? A. Kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất, nhập khẩu. B. EU là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển. C. Hạn chế thực hiện hoạt động tự do buôn bán thế giới. D. Các nước đã bỏ hàng rào thuế quan buôn bán với nhau. Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng về Liên minh châu Âu (EU)? A. Là một tổ chức liên kết quốc tế hoạt động rất hiệu quả. B. Là tổ chức liên kết khu vực có thể chế hoạt động riêng. C. Đã có thị trường chung với sự di chuyển tự do hàng hóa. D. Đã có nhiều nước trong khu vực dùng đồng tiền chung. Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng về mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU)? A. Thúc đẩy sự tự do lưu thông. B. Tăng cường hợp tác, liên kết. C. Duy trì nền hòa bình, an ninh. D. Xây dựng liên minh quân sự. 11
  12. Câu 26: Ý nghĩa chủ yếu của thị trường chung châu Âu không phải là A. kích thích cạnh tranh và thương mại. B. nâng cao chất lượng và hạ giá thành. C. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. tạo mức sống đồng đều cho người dân. Câu 27: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu (EU) là A. giảm thiểu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. B. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. C. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. D. đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp. Câu 28: Mục tiêu khái quát của EU là A. tạo ra môi trường cho sự tự do lưu thông con người, dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ. B. xây dựng, phát triển một khu vực có sự hòa hợp về kinh tế, chính trị và xã hội. C. cùng liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại, môi trường, giáo dục. D. góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chống biến đổi khí hậu. Câu 29: Giá nông sản của Liên minh châu Âu (EU) thấp hơn so với giá thị trường thế giới vì A. EU đã hạn chế nhập khẩu nông sản. B. giá lao động nông nghiệp rẻ. C. đầu tư nguồn vốn lớn cho nông nghiệp. D. EU trợ cấp cho hàng nông sản Câu 30: Cho bảng số liệu: QUY MÔ VÀ TỈ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CHLB ĐỨC, GIAI ĐOẠN 2000 - 2021 Năm 2000 2005 2010 2015 2021 Quy mô (tỉ USD) 539,8 750,2 912,8 910,2 1123,8 Tỉ lệ trong GDP CHLB Đức (%) 27,7 26,3 26,8 27,1 26,6 (Nguồn: WB, 2022) Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô và tỉ lệ đóng góp của giá trị sản xuất công nghiệp CHLB Đức trong GDP, giai đoạn 2000 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp. Bài 11 – 12: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Câu 1: Khu vực Đông Nam Á nằm ở A. phía đông nam châu Á. B. giáp với Đại Tây Dương. C. giáp lục địa Ô-xtrây-li-a. D. phía bắc nước Nhật Bản. Câu 2: Hầu hết lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á nằm trong vùng A. khu vực xích đạo. B. nội chí tuyến. C. ngoại chí tuyến. D. bán cầu Bắc. Câu 3: Về tự nhiên, Đông Nam Á gồm hai bộ phận là A. lục địa và hải đảo. B. đảo và quần đảo. C. lục địa và biển. D. biển và các đảo. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á? A. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn. B. Là nơi các cường quốc muốn gây ảnh hưởng. C. Vị trí cầu nối lục địa Á - Âu và Ô-xtrây-li-a. D. Nằm ở sâu trong lục địa châu Á rộng lớn. Câu 5: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có A. nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam. B. nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng. C. đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. D. khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á hải đảo? A. Nhiều dãy núi hướng tây bắc - đông nam. B. Nhiều đồi, núi và núi lửa; ít đồng bằng. C. Đồng bằng với đất từ dung nham núi lửa. D. Có khí hậu cận xích đạo và xích đạo. Câu 7: Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á hải đảo là có A. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi lớn. 12
  13. B. nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, đảo nhỏ. C. hướng các dãy núi chủ yếu tây bắc - đông nam. D. các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp nên. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên Đông Nam Á hải đảo? A. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi. B. Có nhiều địa điểm núi ăn lan ra sát biển. C. Có các đồng bằng do sông lớn bồi đắp. D. Có đảo và quần đảo nhiều nhất thế giới. Câu 9: Phần lớn diện tích Đông Nam Á lục địa có khí hậu A. nhiệt đới gió mùa. B. cận xích đạo. C. xích đạo. D. ôn đới. Câu 10: Đông Nam Á lục địa có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ là do A. các sông lớn bồi đắp nhiều phù sa. B. trầm tích biển tạo bồi lấp các đứt gãy. C. dung nham núi lửa từ nơi cao xuống. D. xâm thực vùng núi, bồi đắp vùng trũng. Câu 11: Do vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Duơng, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra A. bão. B. lũ lụt. C. hạn hán. D. động đất. Câu 12: Do nằm trong khu vực hoạt động nhiều của áp thấp nhiệt đới nên ở Đông Nam Á thường xảy ra A. bão. B. động đất. C. núi lửa. D. sóng thần. Câu 13: Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng ở vùng thềm lục địa nhiều nước Đông Nam Á là A. dầu khí. B. bôxit. C. than đá. D. quặng sắt. Câu 14: Đông Nam Á có A. số dân đông, mật độ dân số cao. B. mật độ dân số cao, nhập cư đông. C. nhập cư ít, cơ cấu dân số già. D. xuất cư nhiều, tuổi thọ rất thấp. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư Đông Nam Á hiện nay? A. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm. B. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử tăng. C. Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử tăng. D. Tỉ suất sinh tăng, tỉ suất tử giảm. Câu 16: Dân số Đông Nam Á hiện nay có đặc điểm là A. quy mô lớn, tốc độ gia tăng dân số giảm. B. tỉ suất gia tăng tự nhiên ngày càng tăng. C. dân số đông, người già trong dân số nhiều. D. tỉ lệ người di cư đến hàng năm rất lớn. Câu 17: Trở ngại về dân cư đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước Đông Nam Á là A. dân số đông, gia tăng còn nhanh. B. dân số đông, gia tăng rất chậm. C. dân số không đông, gia tăng nhanh. D. dân số không đông, gia tăng chậm. Câu 18: Khu vực nào sau đây ở Đông Nam Á có mật độ dân số thấp nhất? A. Đồng bằng châu thổ. B. Các vùng ven biển. C. Vùng đất đỏ badan. D. Các vùng núi cao. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á? A. Dân đông, mật độ dân số cao. B. Có nguồn lao động dồi dào. C. Phân bố dân cư không đều. D. Các nước đều có dân số già. Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với xã hội của Đông Nam Á? A. Các quốc gia đều có nhiều dân tộc. B. Một số dân tộc ít người phân bố rộng. C. Có nhiều tôn giáo cùng hoạt động. D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn. Câu 21: Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất A. ôn đới. B. cận nhiệt đới. C. nhiệt đới. D. xích đạo. Câu 22: Ngành chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều các nước Đông Nam Á là A. trồng trọt. B. chăn nuôi. C. dịch vụ. D. thủy sản. Câu 23: Lúa nước được trồng nhiều ở đâu của khu vực Đông Nam Á? A. Các đồng bằng phù sa do sông lớn bồi đắp. B. Các sườn đồi có độ dốc nhỏ ở đồi núi. C. Các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ. D. Các đồng bằng thấp giữa các miền núi. Câu 24: Các nước ở Đông Nam Á xuất khẩu gạo nhiều nhất là A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a. B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. 13
  14. C. Thái Lan, Việt Nam. D. Việt Nam, Cam-pu-chia. Câu 25: Những vùng đồng bằng trồng lúa nước ở Đông Nam Á không phải là nơi nuôi nhiều A. lợn. B. trâu. C. bò. D. dê. Câu 26: Đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở Đông Nam Á là A. In-đô-nê-xi-a. B. Thái Lan. C. Phi-lip-pin. D. Việt Nam. Câu 27: Hoạt động khai thác dầu khí phát triển mạnh ở các nước nào sau đây ở Đông Nam Á? A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma. B. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào. C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. D. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-lip-pin, Lào. Câu 28: Công nghiệp của các nước Đông Nam Á trong những thập niên gần đây phát triển tương đối nhanh là do tác động của A. quá trình công nghiệp hóa. B. quá trình đô thị hóa. C. bối cảnh toàn cầu hóa. D. xu hướng khu vực hóa. Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á? A. Khí hậu nóng ẩm. B. Khoáng sản nhiều loại. C. Đất trồng đa dạng. D. Rừng ôn đới phổ biến. Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa? A. Địa hình bị chia cắt mạnh. B. Có rất nhiều núi lửa và đảo. C. Nhiều nơi núi lan ra sát biển. D. Nhiều đồng bằng châu thổ. Câu 31: Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất Đông Nam Á là A. Phi-lip-pin. B. In-đô-nê-xi-a. C. Thái Lan. D. Việt Nam. Câu 32: Đông Nam Á biển đảo chủ yếu nằm trong các đới khí hậu nào sau đây? A. Nhiệt đới và cận xích đạo. B. Cận xích đạo và xích đạo. C. Cận xích đạo và ôn đới. D. Cận nhiệt và cận xích đạo. Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên khu vực Đông Nam Á? A. Sinh vật biển đa dạng. B. Khí hậu ôn hoà. C. Thực vật phong phú. D. Khoáng sản giàu có. Câu 33: Điểm giống nhau về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo là đều có A. khí hậu nhiệt đới gió mùa. B. nhiều đồng bằng phù sa lớn. C. các sông lớn hướng bắc nam. D. các dãy núi và thung lũng rộng. Câu 34: Điểm tương đồng của tất cả các nước Đông Nam Á về mặt vị trí địa lí là A. tiếp giáp biển. B. có tính chất bán đảo. C. thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. nằm chủ yếu trong vùng nội chí tuyến. Câu 35: Đông Nam Á có nền văn hóa phong phú đa dạng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Có dân số đông, nhiều quốc gia. B. Tiếp giáp giữa các đại dương lớn. C. Cầu nối giữa lục địa Á - Âu và Ô-xtrây-li-a. D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Câu 36: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều của động đất là do A. nằm ở nơi gặp gỡ giữa các luồng sinh vật. B. nơi giao thoa giữa các vành đai sinh khoáng. C. liền kề với vành đai lửa Thái Bình Dương. D. nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 37: Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế là A. phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới. B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai. C. chưa chú trọng phát triển ngành kinh tế biển. D. môi trường biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Câu 38: Biểu hiện chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là 14
  15. A. dịch vụ đóng góp cho GDP là chủ yếu. B. kinh tế nông nghiệp ngày càng thu hẹp. C. kinh tế công nghiệp chuyển sang nền kinh tế tri thức. D. kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp. Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư của Đông Nam Á? A. Dân cư đông và tăng nhanh. B. Nguồn lao động rất dồi dào. C. Mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều. D. Dân cư phân bố đồng đều giữa các quốc gia. Câu 40: Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Á? A. khí hậu nóng ẩm. B. đất trồng đa dạng, C. sông ngòi dày đặc. D. địa hình nhiều núi. Câu 41: Đông Nam Á có diện tích rừng nhiệt đới ẩm lớn chủ yếu do A. nằm trong vành đai sinh khoáng. B. hầu hết các nước đều giáp biển. C. có nhiệt lượng dồi dào, độ ẩm lớn. D. nhiệt độ trung bình cao quanh năm. Câu 42: Điều kiện thuận lợi để nhiều nước ở Đông Nam Á lục địa phát triển mạnh thủy điện là có A. nhiều hệ thống sông lớn, nhiều nước. B. nhiều sông lớn chảy ở miền núi dốc. C. sông chảy qua nhiều miền địa hình. D. sông theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư và xã hội Đông Nam Á hiện nay? A. Nguồn lao động dồi dào và tăng hàng năm. B. Lao động có tay nghề với số lượng hạn chế. C. Tỉ lệ người lao động có trình độ cao còn ít. D. Vấn đề thiếu việc làm đã được giải quyết tốt. Câu 44: Dân số đông giúp Đông Nam Á có thuận lợi chủ yếu nào sau đây? A. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng. B. Thị trường tiêu thụ rộng, dễ xuất khẩu lao động. C. Dễ xuất khẩu lao động, phát triển việc đào tạo. D. Phát triển đào tạo, tạo ra được nhiều việc làm. Câu 45: Điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển một số cây trồng cận nhiệt và ôn đới là A. nguồn nước sông hồ phong phú. B. đồng bằng phù sa đất màu mỡ. C. địa hình núi cao và có gió mùa. D. đất đỏ badan phổ biến nhiều nơi. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng về chăn nuôi của Đông Nam Á? A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính. B. Đông Nam Á nuôi nhiều gia cầm. C. Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng. D. Trâu có nhiều ở nơi trồng lúa nước. Câu 32: Nhiều nước ở Đông Nam Á phát triển mạnh đánh bắt hải sản, chủ yếu do có A. nhu cầu thực phẩm lớn. B. vùng biển xung quanh. C. nhiều ngư trường lớn. D. dân nhiều kinh nghiệm. Câu 33: Nhiều nước ở Đông Nam Á phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản trong thời gian gần đây, chủ yếu là do A. có nhiều mặt nước ao, hồ. B. có nhiều bãi triều, đầm phá. C. thị trường thế giới mở rộng. D. nhu cầu dân cư tăng cao. Câu 34: Điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nhiều nước Đông Nam Á là có nhiều A. sông, hồ; bãi triều, đầm phá, vũng, vịnh. B. sông, hồ, diện tích mặt nước ruộng sâu. C. sông, hồ, kênh rạch, bãi triều, vũng, vịnh. D. sông, hồ, kênh rạch, bãi triều, đầm phá. Câu 35: Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong đánh bắt hải sản ở các nước Đông Nam Á là A. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi sinh vật. B. tăng cường đánh bắt nhiều loài sinh vật biển. 15
  16. C. gắn đánh bắt với công nghiệp chế biến hải sản. D. mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đánh bắt. Câu 36: Các đồng bằng ở Đông Nam Á hải đảo màu mỡ là do A. có lớp phủ thực vật. B. được phù sa của các con sông bồi lấp. C. được con người cải tạo hợp lí. D. sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa. Câu 37: Nhiều nước ở Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Tăng sản lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. B. Tăng sản lượng và bảo vệ tài nguyên ở thềm lục địa. C. Tăng sản lượng cá, tôm và mở rộng thêm vùng biển. D. Tăng sản lượng cá và bảo vệ sinh vật biển ở các đảo. Câu 38: Một số nước Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là do A. mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài. B. tăng cường khai thác khoáng sản. C. phát triển mạnh các hàng xuất khẩu. D. nâng cao trình độ người lao động. Câu 39: Đánh bắt hải sản là ngành truyền thống ở nhiều nước Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Các nước này có vùng biển rộng; nhiều tôm, cá. B. Dân số đông, nguồn lao động giàu kinh nghiệm. C. Hải sản là nguồn thực phẩm chủ yếu của dân cư. D. Các nước này có đường bờ biển dài, nhiều đảo. Câu 40: Hầu hết các nước Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển giao thông vận tải đường biển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Có vị trí thuận lợi, xu hướng hội nhập. B. Phát triên nội thưomg, có đầu tư lớn. C. Đường bộ hạn chế, hàng xuất khẩu lớn. D. Có nhiều vũng, vịnh, hàng hóa đa dạng. Câu 41: Việc xây dựng các tuyến đường giao thông trong khu vực Đông Nam Á theo hướng đông - tây hết sức cần thiết đối với các nước có A. hướng núi Bắc- Nam. B. hướng núi Tây Bắc - Đông Nam. C. lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc - nam. D. lãnh thổ kéo dài theo chiều Đông- Tây. Câu 42: Dịch vụ là ngành được các nước Đông nam Á ưu tiên phát triển nhằm mục đích A. khai thác tiềm năng du lịch. B. khai thác lợi thế về vị trí địa lí. C. tạo cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. D. thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Câu 43: Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu nào sau đây? A. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. B. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại. C. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng. D. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 44: Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. B. Đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. C. Đất đai đa dạng, nhiều loại tốt; khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông. D. đất đai có nhiều loại, diện tích rộng; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. Câu 45: Cây ăn quả nhiệt đới được phát triển ở nhiều nơi của Đông Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. B. Đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo. 16
  17. C. Đất đai đa dạng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới. D. Đất đai có nhiều loại, diện tích rộng; khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. Câu 46: Việc phát triển giao thông vận tải của Đông Nam Á lục địa theo hướng Đông - Tây gặp khó khăn do A. Đông Nam Á lục địa ít giao lưu theo hướng Đông - Tây. B. các dãy núi có hướng Tây Bắc - Đông Nam hoặc Bắc - Nam. C. việc giao lưu theo hướng Đông - Tây ít đem lại lợi ích hơn. D. các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Câu 47: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn? A. Trình độ lao động thấp, phân bố lao động chưa đồng đều. B. Quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao. C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao. D. Dân số tăng nhanh, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế. Câu 48: Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao sản lượng khai thác thủy hải sản ở khu vực Đông Nam Á là A. đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. B. giải quyết những vấn đề tranh chấp trên biển Đông. C. trang bị các tàu lớn, phương tiện đánh bắt hiện đại. D. đẩy mạnh công nghiệp chế biến, ổn định thị trường. ---------------------------HẾT---------------------------- 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2