intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thăng Long

  1. TRƯỜNG THCS THĂNG LONG NĂM HỌC: 2023-2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 9 I. Địa lí dân cư: - Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Dân số và gia tăng dân số, sự phân bố dân cư. - Lao động, việc làm, chất lượng cuộc sống. II. Địa lí các ngành kinh tế: - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Địa lí ngành nông – lâm – ngư nghiệp. - Địa lí ngành công nghiệp. - Địa lí ngành dịch vụ. III. Địa lí các cùng kinh tế: -Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vùng Đồng bằng sông Hồng. - Vùng Bắc Trung Bộ. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Dân số năm 2016 của nước ta đạt 92,70 triệu người, trong đó dân số nông thôn 60,71 triệu người. Vậy tỉ lệ dân thành thị nước ta năm 2016 chiếm khoảng: A. 35,4%. B. 65,5%. C. 34,5%. D. 65,9%. Câu 2. Giải pháp cho vấn đề việc làm ở nước ta không phải là: A. nới lỏng các chính sách dân số. B. đa dạng hóa ngành nghề đào tạo. C. đa dạng hóa hoạt động kinh tế nông thôn. D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 3. Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016 (Đơn vị: triệu người) Năm 2000 2005 2012 2016 Tổng số dân 77,63 83,11 88,77 92,69 Dân số nông thôn 58,86 60,77 60,42 60,76 Dân số thành thị 18,77 22,34 28,35 31,93 Nhận xét nào dưới đây không đúng về đặc điểm dân số Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016? A. Tỉ lệ dân thành thị thấp. B. Dân số nước ta tăng liên tục. C. Dân số thành thị tăng chậm hơn nông thôn. D. Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Câu 4. Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta (Đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2016 Kinh tế Nhà nước 11,7 11,6 10,4 8,8 Kinh tế ngoài Nhà nước 87,3 85,8 86,1 84,5 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1,0 2,6 3,5 6,7 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000 - 2016, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Cột. C. Đường. D. Miền. Câu 5. Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 2009 - 2016 (đơn vị: ‰) Năm 2009 2016 Tỉ suất sinh 17,6 16,0 Tỉ suất tử 6,8 6,8
  2. Vậy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 2009 và 2016 lần lượt là: A. 10,8‰ và 0,92‰. B. 9,2‰ và 10,8‰. C. 1,08% và 0,92%. D. 0,92% và 1,08%. Câu 6. Các cây chè, hồi, mận, đào, lê … được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do: A. vùng có nhu cầu lớn. B. phù hợp với mùa đông lạnh của vùng. C. có khả năng xuất khẩu ra thế giới. D. vùng có nhiều dạng địa hình khác nhau. Câu 7. Nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ bị giảm sút là do: A. chặt phá rừng bừa bãi, thiên tai gia tăng. B. địa hình núi cao, khí hậu lạnh giá. C. sông ngòi có độ dốc lớn, lũ quét. D. khoáng sản nhiều, đang bị khai thác mạnh. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các tuyến đường 1, 2, 3, 6, 18 giúp Trung du và miền núi Bắc Bộ thông thương với các vùng, lãnh thổ nào dưới đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Trung Quốc. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Lào. Câu 9. Vùng có tài nguyên khoáng sản giàu có nhất nước ta là: A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 10. Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là do: A. nhu cầu của thị trường ngày càng tăng. B. nguồn thuỷ năng và nguồn than phong phú. C. trình độ lao động ngày càng được nâng cao. D. vùng có nhiều dạng địa hình khác nhau. Câu 11. Tỉnh duy nhất giáp biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Bắc Giang. B. Quảng Ninh. C. Thái Nguyên. D. Lạng Sơn. Câu 12. Vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng khu kinh tế mở tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung là gì? A. Thúc đẩy giao lưu hàng hoá, phát triển du lịch. B. Góp phần phân bố lại dân cư và lao động. C. Thúc đẩy công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. D. Tạo công ăn việc làm cho người dân vùng biên giới. Câu 13. Tiểu vùng Tây Bắc có trình độ phát triển kinh tế xã hội kém hơn so với tiểu vùng Đông Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải do : A. địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở. B. dân cư thưa thớt, thiếu lao động kĩ thuật. C. nhiều thiên tai: lũ quét, sạt lở, xói mòn đất. D. tác động của triều cường, biến đổi khí hậu. Câu 14. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng, lãnh thổ nào sau đây? A. Lào. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Cam-pu-chia. D. Bắc Trung Bộ. Câu 15. Việc phát triển thuỷ điện Hoà Bình không có ý nghĩa nào sau đây? A. Điều tiết lũ cho vùng Đồng bằng sông Hồng. B. Cung cấp nguồn điện lớn cho cả nước. C. Ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu. D. Tạo điều kiện nuôi trồng thuỷ sản. Câu 16. Ngành chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ: A. trồng nhiều cây hoa màu lương thực. B. có đất đai rộng lớn. C. có nhiều đồng cỏ tươi tốt. D. có khí hậu thích hợp. Câu 17. Đồng bằng sông Hồng có thể trồng một số cây ưa lạnh do: A. nhu cầu thị trường lớn. B. địa hình bằng phẳng. C. có một mùa đông lạnh. D. đất phù sa màu mỡ. Câu 18. Chăn nuôi lợn tập trung ở Đồng bằng sông Hồng là do: A. nguồn thức ăn dồi dào, nhu cầu thị trường lớn. B. có nhiều giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt. C. các dịch vụ thú y phát triển, phân bố khắp nơi. D. chăn nuôi theo hình thức công nghiệp phổ biến. Câu 19. Đời sống nhân dân ở Đồng bằng sông Hồng còn nhiều khó khăn do: A. khí hậu có mùa đông lạnh. B. có nhiều thiên tai, bão lũ.
  3. C. mật độ dân số quá cao. D. vùng biển bị ô nhiễm. Câu 20. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là: A. đất phù sa. B. đất phèn. C. đất mặn. D. đất feralit. Câu 21. Nhận xét nào sau đây không đúng về tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng bằng sông Hồng? A. Tránh nguy cơ phá hoại mùa màng do lũ lụt hàng năm gây ra. B. Khiến diện tích đất phù sa được mở rộng về phía biển. C. Tạo điều kiện đưa cây trồng vụ đông trở thành vụ chính. D. Giúp phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ. Câu 22. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước ta là do: A. thời tiết, khí hậu thuận lợi. B. phù sa màu mỡ. C. thuỷ lợi tốt. D. trình độ thâm canh cao. Câu 23. Về mặt xã hội, sức ép dân số đã làm cho Đồng bằng sông Hồng: A. có tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thuộc loại cao nhất cả nước. B. có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. C. có sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp nhất cả nước. D. có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức bình quân cả nước. Câu 24. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng, lãnh thổ nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Vịnh Bắc Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 25. Thế mạnh nổi bật về dân cư, lao động của Đồng bằng sông Hồng là: A. dân đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ. B. dân đông, nguồn lao động đông đảo nhất cả nước. C. dân đông, lao động có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. D. tỉ lệ dân đô thị cao, mạng lưới đô thị dày đặc. Câu 26. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng? A. Đà. B. Cầu. C. Thương. D. Lục Nam. Câu 27. Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao gấp nhiều lần Đồng bằng sông Cửu Long là do: A. có địa hình bằng phẳng. đất phù sa màu mỡ. B. có thủ đô Hà Nội và khí hậu thuận lợi. C. có lịch sử khai thác lâu đời, kinh tế phát triển. D. có nhiều ngành nghề phụ, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 28. Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Bắc Trung Bộ? A. Là dải đất hẹp ngang, kéo dài. B. Tất cả các tỉnh đều có biển và núi. C. Có dãy Trường Sơn cao nhất cả nước. D. Nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Câu 29. Bắc Trung Bộ là địa bàn trung chuyển khối lượng lớn hàng hoá và hành khách Bắc - Nam là do : A. vùng có hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang. B. vị trí cầu nối giữa Bắc Bộ với các tỉnh phía nam. C. tất cả các tỉnh đều tiếp giáp Lào và giáp biển. D. xu thế mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế. Câu 30. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Vinh gồm những ngành nào? A. Cơ khí, hoá chất, dệt. B. Cơ khí, điện tử tin học, chế biến thực phẩm. C. Chế biến thực phẩm, luyện kim, cơ khí. D. Chế biến thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng. Câu 31. Di sản văn hoá phi vật thể của Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là
  4. A. Ca trù. B. Nhã nhạc cung đình Huế. C. Hát xoan. D. Đờn ca tài tử. Câu 32. Di sản thiên nhiên thế giới ở Bắc Trung Bộ đã được UNESCO công nhận là A. vườn quốc gia Bến En. B. khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An. C. Phong Nha - Kẻ Bàng. D. vườn quốc gia Vũ Quang. Câu 33. Mô hình nông - lâm kết hợp ở Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng trong việc: A. phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường. B. đẩy mạnh nông nghiệp hàng hoá, hướng ra xuất khẩu. C. tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo. D. thúc đẩy sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Đà Nẵng. B. Thanh Hoá. C. Vinh. D. Huế. Câu 35. Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có vai trò cực kì quan trọng vì: A. là vùng giàu tài nguyên rừng thứ hai của nước ta. B. sông ngòi ngắn, dốc, dễ xảy ra lũ quét. C. công nghiệp chế biến lâm sản rất phát triển. D. vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của gió Tây khô nóng. Câu 36. Tác động lớn nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía tây. B. tạo điều kiện để thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài. C. tạo ra sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn. D. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên bán đảo Đông Dương. Câu 37. Vai trò chính của rừng phi lao ven biển của Bắc Trung Bộ là A. ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát. B. chắn gió bão, ngăn sạt lở đất. C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. D. điều hoà dòng chảy sông ngòi. Câu 38. Tuyến đường bộ nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 39. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết ngành khai thác, chế biến lâm sản có ở trung tâm công nghiệp nào sau đây của Bắc Trung Bộ? A. Bỉm Sơn. B. Thanh Hoá. C. Vinh. D. Huế. Câu 40. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ? A. Là cầu nối giữa các vùng kinh tế phía bắc và phía nam nước ta. B. Là cửa ngõ của Lào và Đông Bắc Thái Lan ra biển. C. Thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển nhất cả nước. D. Nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Tây khô nóng. Câu 41. Dựa vào Atlat địa lí trang 15, hãy cho biết dân số thành thị ở nước ta năm 2007 tăng bao nhiêu triệu người so với năm 1960? A. 18,54. B. 18,44. C. 18,74. D. 18,64. Câu 42. Dân tộc nào sau đây có nhiều kinh nghiệm nhất trong thâm canh lúa nước? A. Kinh. B. Mông. C. Dao. D. Tày. Câu 43. Cho bảng số liệu: sự biến đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta năm 1999 và năm 2005 (% ) Độ tuổi Năm 1999 Năm 2005 Từ 0 đến 14 tuổi 33.5 27 Từ 15 đến 59 tuổi 58.4 64 Trên 60 tuổi 8.1 9 Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2005 lần lượt là:
  5. A. 63,5 và 52,3. B. 81,2 và 51,3. C. 71,2 và 56,3. D. 71,2 và 50,3. Câu 44. Dựa vào Atlat địa lí trang 15, hãy tính tỉ lệ dân số thành thị năm 2007 và cho biết số liệu nào sau đây là đúng? A. 27,51%. B. 27,44%. C. 27,40%. D. 27,45%. Câu 45. Cho bảng số liệu: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 2009 - 2016 (đơn vị: ‰) Năm 2009 2016 Tỉ suất sinh 17,6 16,0 Tỉ suất tử 6,8 6,8 Vậy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 2009 và 2016 lần lượt là: A. 10,8‰ và 0,92‰. B. 9,2‰ và 10,8‰. C. 1,08% và 0,92%. D. 0,92% và 1,08%. Câu 46. Loại cây được trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. cà phê. B. Chè. C. cao su. D. lúa gạo. Câu 47. Đâu là đặc điểm chung của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Giàu khoáng sản nhất cả nước. B. Có mật độ dân số cao nhất cả nước. C. Khí hậu có mùa đông lạnh. D. Có đồng bằng phù sa rộng lớn. Câu 48. Số lượng trâu của Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị: nghìn con) Năm 2010 2012 2013 2014 Bắc Trung Bộ 710,9 661,3 641,1 629,9 Duyên hải Nam Trung Bộ 178,9 177,7 175,3 133,6 Đồng bằng sông Cửu Long 44,4 40,7 37,1 35,5 Nhận xét bào sau đây đúng về số lượng trâu của các vùng trên? A. Trâu của Bắc Trung Bộ ít hơn Đồng bằng sông Cửu Long. B. Trâu của Duyên hải Nam Trung Bộ nhiều hơn Bắc trung Bộ. C. Trâu của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng, Bắc Trung Bộ giảm. D. Trâu của Đồng bằng sông Cửu Long ít hơn Bắc Trung Bộ. Câu 49. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du miền núi Bắc Bộ là: A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình. B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn. C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí. Câu 50. Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là: A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm, .. B. Thái, Mường, Dao, Mông,… C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,… D. Mông, Dao, Cơ ho, Hoa,… Câu 51. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. Bắc Giang. B. Hải Phòng. C. Thái Nguyên. D. Lạng Sơn. Câu 52. Cho bảng số liệu sau: SỐ LƯỢNG TRÂU VÀ BÒ CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013 (Đơn vị: nghìn con) Cả nước Trung du miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Trâu 2559,5 1470,7 92,0 Bò 5156,7 914,2 662,8 Tỉ trọng đàn bò của Trung du miền núi Bắc Bộ trong tổng đàn bò của cả nước là: A.12,9%. B. 56,5%. C. 17,7%. D. 70,8%.
  6. Câu 53. Nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nhất trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản là do: A. Vị trí gần vùng Đồng bằng sông Hồng. B. Nhu cầu thị trường gia tăng. C. Khoa học kĩ thuật phát triển. D. Có nhiều khoáng sản trữ lượng lớn. Câu 54. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng, lãnh thổ nào sau đây? A. Lào. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 55. Thế mạnh kinh tế lớn nhất của tiểu vùng Tây Bắc là: A. phát triển thủy điện. B. trồng cây công nghiệp. C. chăn nuôi gia súc. D. du lịch sinh thái. Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết tỉnh Quảng Ninh có khu kinh tế cửa khẩu nào? A. Vân Đồn. B. Tây Trang. C. Thanh Thuỷ. D. Móng Cái. Câu 57. Tài nguyên khoáng sản ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là: A. đa dạng, điều kiện khai thác dễ dàng. B. ít loại, đáng kể là khoáng sản dùng sản xuất vật liệu xây dựng. C. trữ lượng lớn, phân bố tập trung. D. nhiều chủng loại, trữ lượng nhỏ. Câu 58. Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng sông Hồng là: A. chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động. B. Núi Lang Biang, mũi Né. C. Côn Sơn, Cúc Phương. D. Đồ Sơn, Cát Bà. Câu 59. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Mật độ dân số cao nhất cả nước. B. Số dân đông nhất cả nước. C. Giàu kinh nghiệm thâm canh lúa nước. D. Vùng nhập cư lớn nhất cả nước. Câu 60. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là: A. đất phù sa. B. đất phèn. C. đất mặn. D. đất feralit. Câu 61. Tỉnh nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Bắc Giang. B. Quảng Ninh. C. Lạng Sơn. D. Hải Dương. Câu 62. Việc đưa vụ đông trở thành vụ chính ở Đồng bằng sông Hồng không nhằm lợi ích kinh tế nào sau đây? A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. Góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng. C. Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. D. Chống xói mòn, hạn chế lũ lụt. Câu 63. Về mặt xã hội, sức ép dân số đã làm cho Đồng bằng sông Hồng: A. có tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thuộc loại cao nhất cả nước. B. có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. C. có sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp nhất cả nước. D. có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức bình quân cả nước. Câu 64. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào trong các vùng sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Vịnh Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 65. Thế mạnh nổi bật về dân cư, lao động của Đồng bằng sông Hồng là: A. dân đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ. B. dân đông, nguồn lao động đông đảo nhất cả nước. C. dân đông, lao động có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. D. tỉ lệ dân đô thị cao, mạng lưới đô thị dày đặc. Câu 66. Ngành chăn nuôi nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước? A. Chăn nuôi gia cầm. B. Chăn nuôi bò. C. Chăn nuôi lợn. D. Chăn nuôi trâu. Câu 67. Khó khăn nổi bật trong việc sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng là: A. nhiều nơi đất đai bị thoái hoá, bạc màu.
  7. B. khả năng mở rộng diện tích còn khá lớn. C. đất phù sa được bồi đắp hàng năm chiếm diện tích lớn. D. diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người cao. Câu 68. Thiên tai nào dưới đây xảy ra mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ? A. Bão. B. Hạn hán. C. Ngập lụt. D. Lũ quét. Câu 69. Thế mạnh trong phát triển ngành trồng trọt ở vùng gò đồi phía tây của vùng Bắc Trung Bộ là: A. cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. B. cây công nghiệp hàng năm, lúa. C. cây công nghiệp lâu năm và hoa màu. D. cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm. Câu 70. Ở Bắc Trung Bộ, các dạng địa hình từ tây sang đông lần lượt là : A. núi, đồng bằng, đồi, biển đảo. B. đồi, núi, đồng bằng, biển đảo. C. đồng bằng, núi, đồi, biển đảo. D. núi, đồi, đồng bằng, biển đảo. Câu 71. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là? A. khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Lào khô nóng, bão lũ thường xuyên. B. lãnh thổ hẹp ngang, diện tích đất canh tác ít. C. người dân không thích ứng với sản xuất nông nghiệp. D. chính sách phát triển nông nghiệp chưa tích cực. Câu 72. Quốc lộ 7, 8, 9 đi qua vùng Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng là A. cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Cam-pu-chia. B. nối liền các cửa khẩu ở biên giới Việt - Lào với các cảng biển miền Trung. C. cầu nối vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. D. cửa ngõ của Tây Nguyên ra biển Đông. Câu 73. Vùng đất cát pha duyên hải Bắc Trung Bộ thích hợp trồng loại cây nào sau đây? A. Cây ăn quả. B. Cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng). C. Cây công nghiệp lâu năm. D. Trồng rừng. Câu 74. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Thanh Hoá. C. Vinh. D. Huế. Câu 75. Tỉnh nào sau đây không thuộc vung Bắc Trung Bộ? A. Quảng Bình. B. Thừa Thiên - Huế. C. Quảng Ngãi. D. Quảng Trị. Câu 76. Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét chủ yếu nhờ vào việc phát triển: A. công nghiệp khai khoáng. B. đánh bắt thuỷ sản. C. nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn. D. nghề thủ công truyền thống. Câu 77. Vai trò chính của rừng phi lao ven biển của Bắc Trung Bộ là : A. ngăn chặn sự di chuyển của các cồn cát. B. chắn gió bão, ngăn sạt lở đất. C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn. D. điều hoà dòng chảy sông ngòi. Câu 78. Đảo nào dưới đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Cát Bà. B. Cồn Cỏ. C. Thổ Chu. D. Côn Đảo. Câu 79. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết dọc biên giới Việt - Lào từ bắc vào nam lần lượt gặp những cửa khẩu quốc tế nào? A. A Đớt, Lao Bảo, Cha Lo, Cầu Treo, Nậm Cắn, Na Mèo. B. Na Mèo, Cầu Treo, A Đớt, Lao Bảo, Cha Lo, Nậm Cắn. C. Nậm Cắn, A Đớt, Lao Bảo, Cha Lo, Cầu Treo, Na Mèo. D. Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt. Câu 80. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn tây nam thổi mạnh ở Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của: A. dải đồng bằng hẹp ven biển. B. dãy núi Trường Sơn Bắc. C. dãy núi Hoành Sơn. D. dãy núi Bạch Mã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2