Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 4
download
Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN GDCD 8 Năm học: 2023 - 2024 A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM. 1. Những truyền thống của dân tộc Việt Nam. 2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam. II. TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC. 1. Biểu biện sự đa dạng của các dân tộc và các nên văn hóa trên thế giới. 2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa treeb thế giới. 3. Thực biện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là như thế nào? III. LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO 1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. 2. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. 3. Thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động. IV. BẢO VỆ LẼ PHẢI 1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. 2. Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải. V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. B. BÀI TẬP I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Phẩm chất nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? A. Ích kỉ, keo kiệt. B. Thiếu trách nhiệm. C. Đoàn kết, nhân nghĩa. D. Vô kỉ luật. Câu 2: Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Đoàn kết. B. Yêu nước. C. Hiếu học D. Hiếu thảo. Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng. B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Câu 4: Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây? A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc. B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc.
- C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc. D. D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc. Câu 5: Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù. C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa. D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình. Câu 6: Theo quyết định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), Ngày Quốc tế Khoan dung sẽ được tổ chức vào A. ngày 18/7 hằng năm. B. ngày 27/7 hằng năm. C. ngày 16/11 hằng năm. D. ngày 25/6 hằng năm. Câu 7: Cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới, vì: các dân tộc A. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng. B. đều giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục. C. có phương thức sinh hoạt và ngôn ngữ giống nhau. C. đều giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống. Câu 8: Em nên đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài. B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có. C. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp,… để ta học hỏi. D. Nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài. Câu 9: Sam-pót là trang phục truyền thống của cư dân ở quốc gia nào? A. Việt Nam. B. Cam-pu-chia. C. Hàn Quốc. D. Ấn Độ. Câu 10: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện thông qua hành động nào sau đây? A. Tôn trọng tính cách, truyền thống… của các dân tộc. B. Từ chối tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc. C. Kì thị, phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. D. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu. Câu 11: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập? A. Bạn H thường lập đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy. B. Bạn V tìm nhiều cách khác nhau để giải bài toán mà cô giáo giao. C. Bạn T ỷ lại vào các bạn khi thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm. D. Bạn A thường trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp. Câu 12: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây khi bàn về vấn đề lao động cần cù, sáng tạo? A. Lao động ở lĩnh vực nào cũng phải cần cù và sáng tạo. B. Lao động chân tay thì không cần phải sáng tạo, chăm chỉ. C. Trong lao động, việc nào dễ thì làm, việc khó thì bỏ qua.
- D. Chăm chỉ là khả năng bẩm sinh, không thể rèn luyện được. Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất? A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. C. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật. D. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. Câu 14: Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ A. bị những người xung quanh xa lánh. B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. C. được mọi người yêu quý và tôn trọng. D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng. Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động? A. Chịu khó mới có mà ăn. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thua keo này, bày keo khác. D. Thắng không kiêu, bại không nản. Câu 16: Sự cần cù, chăm chỉ trong lao động được thể hiện thông qua hành vi nào sau đây? A. Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên. B. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả. C. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân. D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao hiệu quả lao động. Câu 17: Sắp tới giờ kiểm tra môn Toán, bạn Đ rất lo lắng vì Đ hôm qua mải đi đá bóng nên không ôn lại bài. Đ thổ lộ với K (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của Đ. B. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình. C. Đợi lúc bạn Đ mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên. D. Khuyên Đ nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp. Câu 18: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải? A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân. B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng. C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống. D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn. Câu 19: Câu tục ngữ “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì? A. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. B. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn. C. Nhân ái, yêu thương con người. D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Câu 20: Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. được mọi người yêu mến, quý trọng.
- C. bị mọi người xung quanh lợi dụng. D. nhận được nhiều lợi ích vật chất. Câu 21: Em đồng tình với việc làm của nhân vật nào dưới đây? A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được. B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái. C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai. D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân. Câu 22: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam? A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch. B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường. D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản. Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật. B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên? A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo. B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông. C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân Câu 25: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”. A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Biến đổi khí hậu. C. Môi trường. D. Thời tiết. Câu 26: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép. B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng. C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước. D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản. Câu 27: Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường? A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích. B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà. C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng. D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.
- Câu 28: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học. B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước. C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm. D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gi Câu 29: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá. B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê. C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm. D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản. Câu 30: Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. B. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người. C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước. D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác? Nêu các biểu hiện của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác? Câu 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác có ý nghĩa gì? Học sinh cần tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác như thế nào? Câu 3. Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo? Câu 4. Vì sao phải lao động cần cù và sáng tạo? Để rèn luyện lao động cần cù và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập. Câu 5. Thế nào là lẽ phải? Thế nào là bảo vệ lẽ phải? Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống như thế nào? Câu 6. Em hãy kể những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội Câu 7. Theo em vì sao từ khi trẻ còn nhỏ, chúng ta nên giáo dục chúng về các điều hay lẽ phải, phải biết tôn trong những điều đúng đắn? Câu 8. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người? Theo em, mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Em hãy giải thích câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” Câu 9. Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất đạo đức. Còn sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có. Em có đồng tình với quan điểm đó không? Tại sao? Câu 10. Trên đường đi học về, An hỏi Hùng: Hùng ơi! Mấy bài tập cô giáo giao làm thế nào ấy nhỉ? Hùng: Cách làm tương tự bài hôm nay cô chữa trên bảng ấy, nhưng mình đang suy nghĩ xem có cách giải nào đơn giản hơn không. An: Ôi, tớ thấy khó lắm, nghĩ cũng chẳng ra đâu, cậu làm đi rồi cho tớ chép nhé!
- Hùng: Ừ, thôi thế cũng được, chúng mình là bạn bè mà. Theo em, việc Hùng cho bạn chép bài của mình như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b. Em có nhận xét gì về thái độ học tập của An? Đóng vai Hùng, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp An học tập tốt hơn. Câu 11. N đam mê ngành công nghệ thông tin từ khi còn nhỏ, tài liệu về nghành này chủ yếu được trình bày bằng ngoại ngữ, nhận thấy bản thân còn hơi đuối về mảng ngoại ngữ, ngoài giờ học ở trường, N dựa vào phương pháp nghe mà cô giáo chỉ dạy tại lớp, N cố nghe và chép lại các từ mà mình nghe được. Chỉ sau gần 3 tháng vốn từ vựng của N được bổ sung đáng kể, hiện tại N đã có thể đọc được các cuốn sách về công nghệ thông tin một cách dễ dàng hơn. Theo em, nguyên nhân nào đã khiến N có động lực tìm tòi ra cách học ngoại ngữ hiệu quả. Câu 12. Vì không có tiền để chơi điện tử nên Đ đã lấy trộm tiền của một nhà hàng xóm và bị T bắt gặp. Đ đe dọa T nếu nói chuyện này với người khác sẽ bị ăn đòn. Nếu là T, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn