intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. UBND TP. VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 NĂM HỌC :2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM BÀI 1: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC Câu 1. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam? A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu. D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa. Câu 2. Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Đoàn kết. B. Yêu nước. C. Hiếu học. D. Hiếu thảo. Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam? A. Thất bại là mẹ thành công. B. Thua keo này bày keo khác. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Thương người như thể thương thân. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng. B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Câu 5. Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây? A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc. B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc. C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc. D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc. Câu 6. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc? A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.
  2. B. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người. C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng. D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa. Câu 7. Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù. C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa. D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình. Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn. B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ. C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào. D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực. BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO Câu 1. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập? A. Bạn H thường lập đề cương ôn tập các môn học bằng sơ đồ tư duy. B. Bạn V tìm nhiều cách khác nhau để giải bài toán mà cô giáo giao. C. Bạn T ỷ lại vào các bạn khi thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm. D. Bạn A thường trao đổi kinh nghiệm học tập với các bạn trong lớp. Câu 2. Sự cần cù, chăm chỉ trong lao động được thể hiện thông qua hành vi nào sau đây? A. Chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên. B. Tìm tòi, cải tiến phương pháp để lao động có hiệu quả. C. Sửa chữa sai lầm, rút bài học kinh nghiệm cho bản thân. D. Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao hiệu quả lao động. Câu 3. Câu ca dao dưới đây phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của nhân dân Việt Nam? “Của đời cha mẹ để cho, Làm không, ăn có, của kho cũng rồi. Muốn no thì phải chăm làm, Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi” A. Tinh thần hiếu học. B. Lao động cần cù. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lao động sáng tạo. Câu 4. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về sự sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất?
  3. A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. C. Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật. D. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. Câu 5. Người có đức tính lao động cần cù, sáng tạo sẽ A. bị những người xung quanh xa lánh. B. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. C. được mọi người yêu quý và tôn trọng. D. bị những người khác lừa gạt, lợi dụng. Câu 6. “Sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Lao động cần cù. B. Lao động sáng tạo. C. Làm việc hăng say. D. Làm việc hiệu quả. Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về đức tính cần cù, chăm chỉ trong lao động? A. Chịu khó mới có mà ăn. B. Thất bại là mẹ thành công. C. Thua keo này, bày keo khác. D. Thắng không kiêu, bại không nản. Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. Chị M và C đều là công nhân may trong dây chuyền sản xuất áo sơ mi của xí nghiệp X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên quan sát, suy nghĩ và phát hiện ra điểm hạn chế trong dây chuyền. Chị M đã đề xuất ý tưởng cải tiến quy trình làm việc với Tổ trưởng (anh P) và được anh P hưởng ứng, khen ngợi và bổ sung thêm để hoàn thiện ý tưởng. Trái lại, chị C cho rằng: công nhân chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được phân công, không nên đề xuất gì thêm để khỏi ảnh hưởng kết quả chung của cả dây chuyền. Câu hỏi: Nhân vật nào trong tình huống trên đã có ý thức sáng tạo trong lao động? A. Chị M. B. Anh C. C. Chị M và chị C. D. Chị M và anh P. Câu 9. Câu ca dao nào dưới đây muốn phê phán thái độ lười biếng trong lao động? A. “Rủ nhau đi cấy đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”. B. “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. C. “Ăn no rồi lại nằm khoèo/ Nghe tiếng trống chèo bế bụng ra xem”. D. “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”. BÀI 4 : BẢO VỆ LẼ PHẢI Câu 1. Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?
  4. A. Anh B gửi đơn tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc của ông X. B. Chị H che dấu hành vi sử dụng chất ma túy của người thân. C. Bạn V dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm. D. Thấy anh K làm sai, anh H góp ý và khuyên anh K sửa đổi. Câu 2. Sắp tới giờ kiểm tra môn Toán, bạn Đ rất lo lắng vì Đ hôm qua mải đi đá bóng nên không ôn lại bài. Đ thổ lộ với K (bạn cùng bàn) về việc sẽ quay cóp, mở tài liệu. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Ngay lập tức hưởng ứng và làm theo hành động của Đ. B. Không quan tâm vì việc đó không liên quan tới mình. C. Đợi lúc bạn Đ mở tài liệu sẽ đứng lên tố cáo với giáo viên. D. Khuyên Đ nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp. Câu 3. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải? A. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân. B. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng. C. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống. D. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn. Câu 4. Câu tục ngữ “phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn” phản ánh về vấn đề gì? A. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. B. Kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn. C. Nhân ái, yêu thương con người. D. Tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm lẽ phải? A. Lẽ phải là những điều đúng đắn. B. Vi phạm chuẩn mực đạo đức và lợi ích chung của xã hội. C. Được xác định dựa trên những quy tắc chung của con người. D. Phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội. Câu 6. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. được mọi người yêu mến, quý trọng. C. bị mọi người xung quanh lợi dụng. D. nhận được nhiều lợi ích vật chất. Câu 7. Trong tình huống sau đây, bạn học sinh nào đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? Tình huống. Bạn M là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, M đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được M góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “M đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”. A. Bạn K. B. Bạn M. C. Hai bạn K và Đ.
  5. D. Không có bạn học sinh nào. Câu 8. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. Bà V là chủ một của hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu được nhiều lợi nhuận, bà V đã lén lút nhập hoa quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ về bán. Không những vậy, bà còn thường xuyên ngâm hoa quả trong các loại hóa chất để bảo quản được lâu hơn. Câu hỏi: Nếu vô tình phát hiện hành vi của bà V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan đến mình. B. Không mua hàng nhưng cũng không tố cáo hành vi của bà V. C. Mặc kệ người ngoài, chỉ cảnh báo người thân không mua hàng. D. Bí mật thu thập chứng cứ và báo cáo với lực lượng chức năng. Câu 9. Em đồng tình với việc làm của nhân vật nào dưới đây? A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng làm cho bằng được. B. Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái. C. Chị M kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai. D. Bạn B chê bai người khác nhưng che dấu khuyết điểm của bản thân. Câu 10. Việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp. B. Góp phần làm lành mạnh mối quan hệ xã hội. C. Suy giảm niềm tin của con người vào cộng đồng. D. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. Câu 11. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? A. Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm. B. Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời. C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. D. Đố ai chừa được rượu tăm/ Khôi chơi cờ bạc, không nằm ngủ trưa. Câu 12. Trong tình huống dưới đây, bạn học sinh nào biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? Tình huống. Bị nhóm bạn xấu rủ rê, nên bạn V đã sa vào tệ nạn chơi điện tử ăn tiền. Để có tiền nạp vào tài khoản ảo trên mạng, V đã nhiều lần ăn cắp tiền của bố mẹ. Biết chuyện, bạn K (bạn thân của V) đã khuyên V không nên chơi điện tử nữa đồng thời tâm sự, trao đổi và thông báo tình hình cho bố mẹ của V. A. Bạn K. B. Bạn V. C. Cả hai bạn V và K. D. Không có bạn học sinh nào. Câu 13. Thái độ và hành động của bạn M trong tình huống sau đây đã cho thấy điều gì? Tình huống. H và M là bạn thân. Dạo gần đây, H bỏ bê học tập, có lần còn trốn học đi chơi. M biết sự việc nhưng im lặng, coi như không biết gì. Khi bố mẹ H hỏi han về tình hình học tập của H, bạn M đã trả lời: “Bạn H rất chăm chỉ, luôn đi học đúng giờ và hoàn thành tốt nhiệm vụ thầy cô giao. Hai bác cứ yên tâm ạ!”
  6. A. Bạn M có tấm lòng yêu thương, giúp đỡ H. B. Bạn M chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. C. Bạn M là người biết giữ chữ tín và tốt bụng. D. Bạn M quan tâm, chia sẻ khó khăn với bạn H. Câu 14. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải? A. Không chấp nhận và làm những việc sai trái. B. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực. C. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân. D. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải. Câu 15. Thấy B được bố mẹ cho nhiều tiền tiêu vặt, C bàn với T: sau giờ học sẽ chặn đường để trấn lột tiền của B, sau đó sẽ dùng số tiền ấy để đi chơi điện tử. Nếu là bạn cùng lớp với B, C, T và vô tình biết được ý định của C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan gì đến mình. B. Rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng đi xem, cổ vũ C và T. C. Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời xử lí. D. Không cổ vũ C và T nhưng cũng không can ngăn hai bạn. BÀI 5 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Câu 1. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam? A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch. B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường. D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật. B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Câu 3. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường? Tình huống. Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã. A. Không có bạn học sinh nào. B. Cả hai bạn M và V. C. Bạn V. D. Bạn M.
  7. Câu 4. Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên? A. Nhà nước. B. Cá nhân công dân. C. Các tổ chức xã hội. D. Các cơ sở giáo dục. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên? A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo. B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông. C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân. Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “.. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, …) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”. A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Biến đổi khí hậu. C. Môi trường. D. Thời tiết. Câu 7. Công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây? A. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm. B. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch. C. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước. D. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,… Câu 8. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép. B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng. C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước. D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản. Câu 9. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường? A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích. B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà. C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng. D. Sử dụng các loại túi vải, giấy, … thay cho túi ni-lông. Câu 10. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của A. các cơ sở giáo dục. B. các cơ quan nhà nước. C. cán bộ quản lí môi trường. D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.
  8. Câu 11. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học. B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước. C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm. D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia. Câu 12. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá. B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê. C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm. D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản. Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống. P và K sinh ra và lớn lên tại xóm X, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trêm địa bàn xã Tam Lãnh có mỏ vàng Bồng Miêu. Dạo gần đây, thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia. Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an. B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình. C. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui. D. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P. Câu 14. “Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Tài nguyên du lịch. B. Môi trường tự nhiên. C. Môi trường sinh thái. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 15. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân. B. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người. C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước. D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên. II. TỰ LUẬN Câu 1: Vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? Câu 2: Dự kiến những việc làm góp phần bảo vệ lẽ phải Câu 3: Sự cần thiết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Câu 4: Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Câu 5: Những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
  9. Vũng Tàu, ngày 05 tháng 12 năm 2023 Duyệt của Tổ chuyên môn Người soạn đề cương TTCM Lê Thị T. Kim Huệ Đào Thị Tứ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2