Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa
lượt xem 5
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I BỘ MÔN: GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: GDKT&PL - KHỐI 10 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất. - Hoạt động phân phối trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối trao đổi. - Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng. Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế - Chủ thể sản xuất - Chủ thể trung gian - Chủ thể tiêu dùng Bài 3: Thị trường - Khái niệm thị trường - Các loại thị trường - Chức năng của thị trường. Bài 4: Cơ chế thị trường - Khái niệm cơ chế thị trường. - Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường. - Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. Bài 5: Ngân sách nhà nước - Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước. - Vai trò của ngân sách nhà nước. - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách. Bài 6: Thuế - Thuế và vai trò của thuế - Một số loại thuế phổ biến. - Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế. Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh - Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh - Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình. Bài 8: Tín dụng - Tín dụng và đặc điểm của tín dụng. - Vai trò của tín dụng. Bài 9: Dịch vụ tín dụng
- B. LUYỆN TẬP Phần I – Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra A. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. B. các sản phẩm hữu hình phục vụ con người. C. các sản phẩm vô hình phục vụ con người. D. các giá trị về mặt tinh thần và vật chất. Câu 2: Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia được gọi là A. nền văn hóa. B. nền kinh tế. C. trao đổi, phân phối. D. phương thức sản xuất. Câu 3: Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây? A. Sản xuất. B. Phân phối – trao đổi. C. Tiêu dùng. D. Nghiên cứu. Câu 4: Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau? A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau. B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau. C. Tách rời, không liên quan tới nhau. D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau. Câu 5: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt) được gọi là A. phân phối. B. điều tiết. C. trao đổi. D. tiêu thụ. Câu 6: Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào với tiêu dùng? A. Chất xúc tác. B. Cầu nối, trung gian. C. Quyết định. D. Chi phối toàn bộ. Câu 7: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào dưới đây đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng? A. Hoạt động phân phối – trao đổi. B. Hoạt động sản xuất – vận chuyển. C. Hoạt động vận chuyển – tiêu dùng. D. Hoạt động sản xuất – tiêu thụ. Câu 8: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là các hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 9: Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là A. chủ thể của nền kinh tế. B. người kinh doanh. C. chủ thể sản xuất. D. người tiêu dùng.
- Câu 10: Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế? A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm. Câu 11: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể sản xuất. C. chủ thể trung gian. D. Nhà nước. Câu 12: Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà A. đầu tư. B. sản xuất. C. kinh doanh. D. tiêu dùng. Câu 13: Mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là A. thu hồi vốn. B. lợi nhuận. C. tạo uy tín. D. thâu tóm thị trường. Câu 14: Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán A. vật phẩm. B. sản phẩm nông nghiệp. C. hàng hoá. D. lương thực. Câu 15: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của A. kinh tế hàng hóa. B. kinh tế tự cấp tự túc. C. kinh tế bộ lạc. D. kinh tế thời nguyên thủy. Câu 16: Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của A. người tiêu dùng. B. các quy luật kinh tế. C. người sản xuất. C. quan hệ cung - cầu. Câu 17: Câu thành ngữ "quần ngư tranh thực" chỉ quy luật kinh tế nào? A. Quy luật tiền tệ. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật cung - cầu. D. Quy luật giá trị. Câu 18: Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và A. tăng trưởng kinh tế. B. đa dạng sinh học. C. phân hóa giai cấp. D. khai hóa văn minh. Câu 19: Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 20: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là A. sản xuất của cải vật chất. B. phân phối cho sản xuất C. phân phối cho tiêu dùng. D. tiêu dùng cho sản xuất. Câu 21: Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người
- A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 22: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp. B. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. C. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. D. là động lực kích thích người lao động. Câu 23: Thị trường không có yếu tố nào dưới đây? A. Nhạc sỹ. B. Người mua. C. Tiền tệ. D. Hàng hóa. Câu 24: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 25: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Cầu – cạnh tranh. B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu. Câu 26: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người sản xuất. Câu 27: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Cung cấp thông tin. C. Kích thích tiêu dùng. D. Phương tiện cất trữ. Câu 28: Cơ chế thị trường có ưu điểm là điều tiết sản xuất một cách tối ưu, thể hiện ở nhận định nào sau đây? A. Cơ chế thị trường làm cho chi phí sản xuất khác biệt giữa các ngành sản xuất khác nhau. B. Cơ chế thị trường phân bố lại các yếu tố của quá trình sản xuất từ ngành này sang ngành khác. C. Cơ chế thị trường làm cho thu nhập của người sản xuất khác biệt giữa ngành này với ngành khác. D. Cơ chế thị trường phân phối lại lợi nhuận giữa ngành này với ngành khác. Câu 29: Cơ chế thị trường điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện thông qua cách thức nào dưới đây? A. Hàng hóa được lưu chuyển từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp. B. Hàng hóa được lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. C. Hàng hóa được lưu chuyển từ thị trường trong nước tới thị trường nước ngoài.
- D. Hàng hóa được lưu chuyển từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước. Câu 30: Em hãy cho biết, nhận định nào sau đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường? A. Làm cho môi trường bị suy thoái. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. C. Thúc đẩy phát triển kinh tế. D. Kích thích đổi mới công nghệ. Câu 31: Ý kiến nào dưới đây của ông T là đúng khi nói về đặc điểm của ngân sách nhà nước? A. Ngân sách nhà nước là các khoản thu chi không được dự toán. B. Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi vì lợi ích chung C. Ngân sách nhà nước phải do Quốc hội thông qua và quyết định. D. Ngân sách nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện. Câu 32: Căn cứ vào phương thức thu thuế, thuế được phân loại thành: A. Thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân B. Thuế tiêu dùng và thuế thu nhập. C. Thuế tiêu dùng và thuế tài sản. D. thuế trực thu và thuế gian thu. Câu 33: Công ty X nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ nguyên chiếc không phải chịu loại thuế nào dưới đây với mặt hàng ô tô? A. Thuế nhập khẩu. B. Thuế tiêu thụ đặc biệt. C. Thuế thu nhập cá nhân. D. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Câu 34: Loại hàng hóa nào dưới đây phải chịu thuế bảo vệ môi trường? A. Bao bì nhựa mỏng đựng hàng hóa B. Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa. C. Bao bì cá nhân nhập khẩu để đóng gói sản phẩm. D. Bao bì mua trực tiếp của người sản xuất để đóng gói hàng hóa. Câu 35: Công ty X ủy thác cho công ty Z nhập khẩu một lô hàng từ nhà sản xuất B qua cửa khẩu biên giới. Chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế nhập khẩu? A. Công ty X. B. Công ty Z. C. Nhà sản xuất B. D. Công ty X và nhà sản xuất B. Chủ đề 5: TÍN DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ TÍN DỤNG Bài 8: TÍN DỤNG (7 câu) a) Nhận biết (3 câu) Câu 1. Một trong những đặc điểm của hoạt động tín dụng được biểu hiện như thế nào? A. Có tính hoàn trả cả gốc và lãi. B. Được sử dụng vốn vay vô thời hạn. C. Sử dụng vốn vay sai mục đích. D. Chỉ phải hoàn trả tiền vốn vay. Câu 2. Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi A. đến hạn thanh toán. B. bên cho vay đòi nợ.
- C. có khả năng trả nợ. D. không còn độ tin cậy. Câu 3. Đặc điểm của tín dụng là người cho vay nhường quyền sử dụng nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định mà không. A. giao quyền sở hữu. B. giao quyền thế chấp. C. giao định mức tiền gửi. D. giao người bảo lãnh. b) Thông hiểu (2 câu) Câu 1. Một trong những đặc điểm của hoạt động tín dụng được thể hiện qua nội dung nào dưới đây? A. Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Duy trì sự cân bằng của tiền tệ. C. Tạo ra lượng tiền nhàn rỗi cho xã hội. D. Xây dựng nền tài chính minh bạch. Câu 2. Một trong những điều kiện để được vay tín dụng là người vay A. có khả năng trả nợ đúng hạn. B. tạo được thu nhập ban đầu. C. thay đổi được thời gian trả nợ. D. mượn được tài sản thế chấp. c) vận dụng (2 câu) Câu 1. Dành dụm được 300 triệu đồng từ sản xuất chăn nuôi, chị B có ý định gửi ngân hàng để nhận được tiền lãi 6,8%/ năm. Biết chuyện này, chị K chủ một dây hụi đến thuyết phục chị B tham gia chơi hụi để nhận được tiền lời cao hơn lãi suất của ngân hàng. Tình cờ biết chị C cũng đang cần tiền và có ý định vay ngân hàng 300 triệu đồng với lãi suất 10%/ năm. Còn chồng chị B lại muốn giữ lại số tiền này và vay thêm tiền để mua xe hơi. Theo em chi B nên chọn phương án nào để đảm bảo sự an toàn mà vẫn phát huy hiệu quả của đồng tiền? A. Gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. B. Cho chị C vay theo lãi suất ngân hàng. C. Nghe theo sự thuyết phục của chị K. D. Làm theo mong muốn của chồng. Câu 2. H là học sinh giỏi con nhà nghèo, sau khi Tốt nghiệp THPT vì hoàn cảnh khó khan nên mẹ H muốn con ở nhà đi làm công nhân. Mặc dù vậy H rất muốn học Đại học để sau này có cơ hội phát triển bản thân. Biết được hoàn cản của gia đình H chị G cán bộ ngân hàng đã tư vấn cho H nên tiếp tục đi học bằng nguồn tiền vay của ngân hàng chính sách vì được hưởng lãi suất thấp, thời gian hoàn trả dài. Theo em, Ngân hàng chính sách hoạt động nhằm mục đích gì? A. Hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp. B. Hỗ trợ tất cả các đối tượng có nhu cầu. C. Giải quyết nguồn vốn nhàn rỗi của Nhà nước. D. Xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi. Bài 9: DỊCH VỤ TÍN DỤNG (16 câu) a) Nhận biết (6 câu) Câu 1. Dịch vụ tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn của ngân hàng A. trong một thời gian nhất định. B. trong thời gian vô điều kiện. C. theo chỉ định của nhà đầu tư. D. theo đối tượng khách hàng. Câu 2. Khi tham gia dịch vụ tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc và tiền lãi A. vô điều kiện. B. bằng khả năng. C. bằng tiềm lực. D. vô thời hạn. Câu 3. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào uy tín của người vay do đó không cần A. tài sản đảm bảo. B. thời gian trả nợ. C. ngân hàng bảo lãnh. D. trả lãi suất tiền vay. Câu 4. Vay thế chấp đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo, thủ tục vay phức tạp nhưng có thể vay được số tiền tương đối lớn thời gian cho vay dài với lãi suất A. phù hợp. B. thỏa thuận. C. giảm dần. D. tăng dần.
- Câu 5. Khi vay thế chấp người vay phải có tài sản đảm bảo. Trường hợp người vay không thể trả nợ cho ngân hàng thì người vay phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng A. xử lí tài sản thế chấp. B. phát mãi toàn bộ tài sản. C. chuyển đổi mục đích sử dụng. D. đáo hạn hợp đồng cho vay. Câu 6. Thẻ tín dụng ngân hàng là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau do ngân hàng phát hành. Số tiền ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ sử dụng để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào lịch sử tín dụng và A. khả năng tài chính của chủ thẻ. B. khả năng tài chính của ngân hàng. C. nhu cầu mua sắm của chủ thẻ. D. thời gian, địa điểm giao dịch. b) thông hiểu (4 câu) Câu 1. Hoạt động tín dụng nhà nước ở nước ta hiện nay việc huy động vốn được thực hiện bởi Bộ tài chính dưới ba hình thức: phát hành công trái xây dựng Tổ quốc; trái phiếu kho bạc và A. tín phiếu kho bạc. B. cổ phiếu chứng khoán. C. sổ tiết kiệm cá nhân. D. đóng góp cổ phần. Câu 2. Khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng bằng hình thức vay thế chấp được ngân hàng chấp nhận khi nào? A. Người vay phải có tài sản thế chấp. B. Được ngân hàng bảo lãnh bằng tài sản cố định. C. Đã có tài sản thế chấp ở ngân hàng khác. D. Cam kết trả nợ bằng lợi nhuận kinh doanh. Câu 3. Lợi ích của việc thanh toán một lần so với mua trả góp là người mua được A. đáp ứng dù chưa đủ điều kiện. B. trả lại hàng hóa sau khi sử dụng. C. nhận sự ưu đãi của ngân hàng. D. vay nhiều hơn ở những lần sau. Câu 4. Ngân hàng tín dụng không cho phép khách hàng thực hiện điều gì dưới đây khi sử dụng dịch vụ vay tín chấp? A. Trả nợ lãi và gốc không đúng kì hạn. B. Dùng uy tín của đơn vị công tác để vay. C. Trả tiền gốc và tiền lãi trước kỳ hạn. D. Dùng vốn vay để cho người khác vay. b) Vận dụng (6 câu) Câu 1. Anh M là nhân viên công chức nhà nước. Anh có nhu cầu mua xe ô tô để phục vụ cho công việc và sinh hoạt của gia đình, đồng thời có thể chạy dịch vụ vào những ngày nghỉ cuối tuần. Tuy nhiên số tiền tích lũy chỉ đủ 50% giá trị của chiếc xe cần mua. Theo em anh M nên sử dụng dịch vụ nào dưới đây để có lợi ích kinh tế tốt nhất? A. Mua theo hình thức trả góp và thế chấp. B. Mua theo hình thức trả góp và tín chấp. C. Vay từ các tổ chức tín dụng bên ngoài. D. Huy động người thân góp vốn cổ phần. Câu 2. Chị T để dành được 500 triệu đồng, chị đem gửi ngân hàng kỳ hạn một năm và được hưởng lãi suất 6,8%. Nhưng sau đó, chị nhận thấy dùng số tiền này để đầu tư mua xe ô tô cho thuê chạy dịch vụ thì sẽ kiếm được số tiền nhiều hơn gửi ngân hàng. Khi rút tiền, do thời gian gửi chưa đủ một năm nên chị không được nhận số tiền lãi theo thỏa thuận. Theo em chị T nên chọn phương án nào dưới đây để vừa có thể mua được ô tô đồng thời vẫn được hưởng lãi suất từ ngân hàng? A. Sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. B. Đợi đến kỳ hạn để nhận tiền và mua xe. C. Rút hết tiền gửi trong ngân hàng để mua xe. D. Bán tài sản của gia đình để đủ tiền mua xe. Câu 3. Ngân hàng A huy động vốn với lãi suất tiền gửi 6,8%. Ngân hàng B có lãi suất tiền gửi là 7,0%. Ngân hàng C có lãi suất tiền gửi là 7.2%. Mặc dù vậy ngân hàng A vẫn thu hút được đông đảo khách hàng, Theo em, điều gì đã giúp ngân hàng có lãi suất huy động thấp vẫn thu hút được khách hàng? A. Nhờ vào uy tín và thủ tục tiện lợi. B. Người gửi không nắm bắt được thông tin. C. Do người gửi tiền bị phụ thuộc. D. Điều chỉnh lãi suất theo yêu cầu khách hàng. Câu 4. Mặc dù có đủ khả năng trả số tiền 2 tỉ đồng để mua nhà nhưng anh T vẫn chọn hình thức mua nhà trả góp và dành 1 tỉ đồng gửi ngân hàng để được nhận lãi suất và khi cần có thể rút tiền để kinh doanh. Chị K vợ anh lại muốn dùng 1 tỉ để chơi hụi vì được hưởng lãi suất cao. Bà M mẹ anh T lại khuyên con nên trả hết 2 tỉ
- vào việc mua nhà, sau này có vốn thì tiếp tục kinh doanh. Em gái anh T là chị L lại khuyên anh trai nên dùng toàn bộ số tiền để góp vốn cùng mình chơi chứng khoán. Theo em những ai dưới đây đã hiểu và vận dụng đúng dịch vụ tín dụng? A. Bà M. B. Anh T. C. Chị L. D. Chị K. Câu 5. Các anh Y, M, V và anh K đều là công nhân. Để có phương tiện đi làm các anh phải mua cho mình mỗi người một chiếc xe máy trị giá khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, do mới đi làm điều kiện khó khăn nên các anh đều chưa có tiền mặt để mua xe. Anh Y quyết định mua xe bằng hình thức trả góp bằng việc vay tín dụng của ngân hàng do đó giấy tờ xe chính là tài sản đảm bảo, hàng tháng anh phải trả nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi. Anh M thì quyết định tích lũy tiền lương của mình để khi nào đủ tiền thì mới mua xe. Anh K do nóng vội nên đã vay từ quỹ tín dụng đen số tiền bằng giá trị của xe và phải trả tiền gốc và lãi suất theo ngày khá cao. Anh V lại tìm cách mượn của người thân một khoản tiền bằng 50% giá trị của xe, số còn lại được thanh toán bằng hình thức trả góp. Theo em, trong trường hợp này những ai là người chịu áp lực trả nợ nhiều nhất? A. Anh V và anh Y. B. Anh Y và anh K. C. Anh M và anh V. D. Anh V và anh K. Câu 6. Chị M là nhân viên công chức nhà nước, anh T là chủ hộ sản xuất kinh doanh, anh K là nhân viên kinh doanh. Cả ba người đều sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng bằng hình thức mua hàng trước, trả tiền vào tài khoản sau (thời gian 40 ngày). Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của anh K và anh T lớn hơn chị M rất nhiều nhưng số tiền mà ngân hàng cấp cho hai anh lại thấp hơn chị M. Theo em, căn cứ vào điều kiện nào dưới đây để ngân hàng chấp nhận cấp thẻ tín dụng cho khách hàng? A. Mức thu nhập và uy tín của khách hàng. B. Năng lực công tác và tài chính của khách hàng. C. Nhu cầu mua sắm hàng năm của khách hàng. D. Khả năng góp vốn hoặc tiền gửi của khách hàng. Chủ đề 6: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân (19 câu) a) nhận biết (8 câu) Câu 1: Những vấn đề nói về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm… của mỗi người là đề cập đến A. tài chính cá nhân. B. tài chính tập thể. C. giá trị xã hội. D. tài sản vợ chồng. Câu 2: Việc mỗi cá nhân lập bản kế hoạch thu chi giúp họ quản lý tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… là đề cập đến khái niệm nào sau đây ? A. Kế hoạch tài chính cá nhân. B. Kế hoạch tài chính tập thể. C. Thu nhập tài sản gia đình. D. Cân đối chi tiêu cá nhân. Câu 3: Việc lập bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng là đề cập đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. nhiều hạn. Câu 4: Việc lập bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong một thời gian từ 6 tháng trở lên là đề cập đến việc lập kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô hạn. Câu 5: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp mỗi người quản lý tiền bạc của A. cá nhân. B. tập thể. C. nhiều người. D. mọi người. Câu 6: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu tài chính trong khoảng thời gian A. dưới 3 tháng. B. trên 3 tháng. C. trên 6 tháng. D. dưới 6 tháng. Câu 7: Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu tài chính trong một khoảng thời gian A. từ 9 đến 12 tháng. B. từ 3 đến 6 tháng. C. từ 1 đến 2 tháng. D. từ 7 đến 11 tháng.
- Câu 8: Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn là bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong một khoảng thời gian A. từ 1 đến 2 tháng. B. từ 3 đến 6 tháng. C. từ 6 tháng trở lên. D. từ 4 đến 6 tháng. b) Thông hiểu (8 câu) Câu 1: Việc làm nào sau đây đúng với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Tiến hành chi tiêu theo kế hoạch đề ra. B. Tự do tiêu sài không có chừng mực. C. Thực hiện đầu tư tiền mất kiểm soát. D. Ngẫu hứng tiêu sài không theo kế hoạch. Câu 2: Việc làm nào sau đây không đúng với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân? A. Duy trì chi tiêu tài chính lành mạnh. B. Tiêu sài lãng phí vượt mức cần thiết. C. Thực hành tiết kiệm theo kế hoạch. D. Cân đối chi tiêu theo tài chính cá nhân. Câu 3. Việc bạn H vạch ra kế hoạch thực hiện tiết kiệm tiền trong 8 tuần để mua vợt cầu lông làm quà tặng em trai là thuộc loại kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô hạn. Câu 4. Để có tiền mua điện thoại, bạn H đã vạch ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoảng tiền trong vòng 5 tháng là thuộc loại kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. vô hạn. Câu 5: Trong suốt năm học lớp 10, bạn M đã tiết kiệm được 1.5 triệu đồng để tham gia khóa bồi dưỡng tiếng Anh trong dịp hè. Việc tiết kiệm trên của bạn H là loại kế hoạch tài chính cá nhân A. ngắn hạn. B. trung hạn. C. dài hạn. D. ít hạn. Câu 6: Việc làm nào sau đây là thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn? A. Tiết kiệm tiền trong vòng 6 tháng để mua sách vở. B. Trong 9 tháng đã để dành đủ tiền để mua điện thoại. C. Sử dụng tiền tiết kiệm tháng 3 đến tháng 5 để tiêu sài. D. Để dành được một khoản tiền đồng trong vòng 2 tháng. Câu 7: Việc làm nào sau đây là thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn của B? A. B tiết kiệm tiền trong vòng 1 tháng để mua quần áo. B. Trong 4 tháng B đã để dành đủ tiền để mua điện thoại. C. B sử dụng tiền tiết kiệm từ rất lâu để mua máy tính. D. B để dành 3 triệu đồng trong vòng 2 tháng để đi du lịch. Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng với việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn? A. Tiết kiệm tiền trong vòng 12 tháng để mua quần áo. B. Trong 4 tháng đã để dành đủ tiền để mua điện thoại. C. Sử dụng tiền tiết kiệm từ rất lâu để tiêu sài. D. Trong vòng 10 tháng đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn. c) Vận dụng (3 câu) Câu 1: Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến sinh nhật của mẹ. Bạn A tất bật cân đối chi tiêu hằng ngày để dành tiền mua một chiếc bánh kem tặng mẹ. Bạn A đã đặt ra kế hoạch mỗi ngày khi nhận được 20 nghìn đồng ăn sáng, A chỉ dùng 10 nghìn đồng và tiết kiệm 10 nghìn. Một tháng sau, A tiết kiệm được 300 nghìn đồng để mua tặng mẹ một chiếc bánh kem rất đẹp. Đồng thời A còn dư khoản 80 nghìn đồng vì thứ 7, chủ nhật A không đi học và ăn sáng cùng gia đình. Việc làm của A đã thực hiện tốt kế hoạch nào sau đây? A. Tài chính cá nhân. B. Gây quỷ từ thiện. C. Tài chính ngân hàng. D. Thu chi gia đình. Câu 2: Bạn B lập kế hoạch tiết kiệm để mua một chiếc điện thoại thông minh. Mỗi tuần B nhận được 200 nghìn đồng. Với số tiền này, B chia ra các khoản chi tiêu cần thiết nhất trong một tuần gồm: 50 nghìn đồng mua thức ăn sáng cho 5 ngày đến trường, 50 nghìn đồng dùng cho việc khẩn cấp, 100 nghìn còn lại sẽ bỏ ống tiết kiệm. Nếu kế hoạch diễn ra thuận lợi, số tiền 50 nghìn đồng dùng cho việc khẩn cấp không dùng đến sẽ gộp chung
- với số tiền tiết kiệm của tuần đó. Sau khi cân nhắc kế hoạch, không đến 6 tháng B sẽ tiết kiệm đủ tiền để mau điện thoại mới. Việc làm của B đã thực hiện tốt loại kế hoạch nào sau đây? A. Tài chính cá nhân ngắn hạn. B. Tài chính cá nhân trung hạn. C. Tài chính cá nhân dài hạn. D. Tài chính cá nhân vô hạn. Câu 3: Bạn M đang là học sinh lớp 10A. Vốn có tính tự lập từ nhỏ, M đã xây dựng cho mình kế hoạch thu, chi một cách hợp lí. Trước tiên, M đã tính được số tiền mình có, số tiền này chủ yếu là từ người thân cho, tiền lì xì vào dịp tết. Số tiền tuy nhỏ nhưng M luôn phân chia thành các khoản chi tiêu cần thiết và tiết kiệm. M còn sử dụng các biện pháp như giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập để có thể sử dụng lâu dài, ghi chép lại nhật kí chi tiêu hằng tháng để xem mình có hoàn thành mục tiêu đề ra hay không. Việc làm của M đã thực hiện tốt kế hoạch nào sau đây? A. Tài chính cá nhân. B. Thu chi nhà nước. C. Dịch vụ tín dụng. D. Tài chính tập thể. Phần II – Tự luận Câu 1: Hoạt động kinh tế của con người bao gồm những hoạt động nào? Cho ví dụ và phân tích vai trò của từng hoạt động. Câu 2: Khái niệm hoạt động tiêu dùng? Vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất. Câu 3: Em hãy kể tên một số thực phẩm được dùng trong mỗi dịp Tết cổ truyền ở nước ta? Câu 4: Chủ thể nhà nước là gì? Em hãy nêu ví dụ từ đó làm rõ vai trò của chủ thể nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Câu 5: Khái niệm thị trường. Thị trường đươc phân loại theo những cách nào? Câu 6: Phân tích các chức năng của thị trường. Hãy lấy 1 ví dụ về tác động của thị trường trong nền sản xuất hàng hóa hiện nay. Câu 7: Bạn A cho rằng, thị trường có chức năng cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng sao cho có lợi nhất. Em có đồng ý với nhận định của bạn A không? Vì sao? Câu 8: Khái niệm cơ chế thị trường. Trình bày ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường. Cho ví dụ. Câu 9: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường? Thông qua sự biến động của giá cả thị trường, các chủ thể kinh tế đã có những điều chỉnh như thế nào? Câu 10: Trình bày khai niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước. Là công dân, em có những nghĩa vụ gì trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước? Câu 11: Thế nào là sản xuất kinh doanh? Theo em, mục đích của sản xuất kinh doanh là gì?
- Câu 12: Mô hình kinh tế hộ gia đinh là gì? Em có ý kiến như thế nào về nhận định: Mô hình kinh tế hộ gia đinh thường có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn đầu tư thấp? Câu 13: Mô hình kinh tế hợp tác xã được hình thanh như thế nào? Mục đích tham gia hợp tác xã của các thanh viên là gì? Là công dân – học sinh, em dự định sẽ tham gia và mô hình kinh tế nào sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông? Câu 14: Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ồn đính sẽ được hường đầy đủ mức lương. Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động? Câu 15: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công ty X đã vận dụng tốt chức năng nào của thị trường? Những chủ thể nào trong nền kinh tế cần vận dụng chức năng đó? Câu 16: Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thề cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thông đề quảng cáo các sản phẩm của mình. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi. Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? Hình thức bán hàng này có tác động tích cực, tiêu cực gì đến đời sống xã hội? Câu 17: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Nhận thấy nhu cầu nhà ở của công nhân ở các khu công nghiệp rất lớn, Công ty Thương mại xây dựng DT đã triển khai dự án cung cấp các công trình nhà ở với diện tích nhỏ nhưng nhiều tiện ích, giá cả phù hợp với khả năng thanh toán của công nhân. Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn bộ các căn hộ đã được bán hết, mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Công ty DT đã vận dụng những chức năng nào của thị trường như thế nào để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 76 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 46 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn