![](images/graphics/blank.gif)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
- TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ TỔ XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 NĂM HỌC 2024 – 2025 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi ích tối đa. 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên phải cạnh tranh, tìm cho mình lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường. - Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. 3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển: Tạo môi trường để các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng ứng dụng kĩ thuật công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, phân bổ linh hoạt các nguồn lực, hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế thị trường, thúc đẩy năng lực thoả mãn nhu cầu cùa xã hội. 4. Cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,... có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. BÀI 2. CUNG - CẦU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung. - Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định. - Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố 2. Cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu - Cầu là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định. - Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố 3. Mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu a. Mối quan hệ cung cầu. - Cung - cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau: - Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. b. Vai trò của quan hệ cung cầu. - Thứ nhất, đối với chủ thể sản xuất kinh doanh:
- + Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giá cả thường xuyên biến động trên thị trường: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp. + Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất. - Thứ hai, vai trò đối với chủ thể tiêu dùng - Thứ ba, vai trò đối với chủ thể Nhà nước BÀI 3. LẠM PHÁT 1. Khái niệm và các loại hình lạm phát. a. Khái niệm lạm phát Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định. b. Các loại hình lạm phát - Lạm phát vừa phải - Lạm phát phi mã - Siêu lạm phát 2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát - Chi phí sản xuất tăng cao - Cầu tăng cao - Phát hành thừa tiền trong lưu thông 3. Hậu quả của lạm phát - Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Giá cả các hàng hoá không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hoá, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trường. - Giá cả hàng hoá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bấp bênh, gặp nhiều khỏ khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,... Mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sxkd phát triển. 4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát - Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường, duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép. - Đưa ra chính sách, biện pháp, sử dụng các công cụ điều tiết đề kiềm chế, đẩy lùi lạm phát BÀI 4. THẤT NGHIỆP 1. Khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp. a. Khái niệm thất nghiệp. Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn cỏ việc làm nhưng chưa tìm được việc làm. b. Các loại hình thất nghiệp. - Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: * Thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu * Thất nghiệp chu kì - Phân loại theo tính chất:
- + Thất nghiệp tự nguyện + Thất nghiệp không tự nguyện 2. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp - Nguyên nhân chủ quan - Nguyên nhân khách quan 3. Hậu quả của thất nghiệp. - Đối với người bị thất nghiệp - Đối với doanh nghiệp - Đối với nền kinh tế - Đối với chính trị - xã hội 4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. - Thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. - Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp đề kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp như - Ngoài ra, Nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm. BÀI 5. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Khái niệm lao động. a. Khái niệm lao động Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội b. Khái niệm thị trường lao động - Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác. - Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. 2. Việc làm và thị trường việc làm - Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, - Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hoá việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định. 3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm. Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau 4. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường. - Thị trường lao động ở Việt Nam đang nôi lên 4 xu hướng: Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kĩ năng mềm; Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; Xu hướng lao động "phi chính thức" gia tăng. - Học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản BÀI 6. Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH 1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh a. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh. b. Nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh. - Lợi thế nội tại
- - Cơ hội bên ngoài 2. Khái niệm cơ hội kinh doanh và tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh - Cơ hội kinh doanh là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài nhưng cũng cỏ khi do chính chủ thể kinh doanh chủ động tạo ra. - Ý tưởng kinh doanh được xác định là cơ hội kinh doanh khi - Chủ kinh doanh cần dựa trên 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để xác định cơ hội kinh doanh 3. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh - Năng lực lãnh đạo - Năng lực quản lí - Năng lực chuyên môn - Năng lực học tập BÀI 7. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1. Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh. a. Quan niệm về đạo đức kinh doanh Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh. b. Biểu hiện của đạo đức kinh doanh -Trách nhiệm - Trung thực - Nguyên tắc - Tôn trọng - Gắn kết các lợi ích 2. Vai trò của đạo đức kinh doanh Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chình hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế. BÀI 8. VĂN HÓA TIÊU DÙNG 1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. - Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. - Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. 2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng. a. Khái niệm văn hóa tiêu dùng Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng. b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng - Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội - Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp - Là cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc. - Không chỉ tác động đến hoạt động kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc
- 3. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng a. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam - Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại vừa trân trọng kế thừa nét đẹp truyền thống vừa không ngừng đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để có thể hội nhập sâu hơn với văn hoá tiêu dùng toàn cầu. - Văn hoá tiêu dùng Việt Nam gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. - Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam có tính di động cao - Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hoá trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt. b. Những biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng. - Nhà nước cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp - Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam - Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hướng tới những giá trị cốt lõi, bền vững. 4. Thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hóa. - Để thực hiện văn hoá tiêu dùng, người tiêu dùng cần có kế hoạch chi tiêu, thực hiện tiêu dùng hợp li, phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội. - Thực hiện tiêu dùng thông minh, tiêu dùng xanh và sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng có trách nhiệm, định hướng các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và bảo vệ được sức khoè của con người, bảo vệ được môi trường sống. - Mỗi người tiêu dùng Việt Nam cần có trách nhiệm trong quá trình xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu, quảng bá và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. B. CÂU HỎI ÔN TẬP: I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1: Trong nền kinh tế thị trường, nếu giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền công, giá nguyên vật liệu, tiền thuê đất,... tăng giá thì sẽ tác động như thế nào đến cung hàng hóa? A. Cung giảm xuống. B. Cung tăng lên. C. Cung không đổi. D. Cung bằng cầu. Câu 2: Đối với nền kinh tế, khi lạm phát xảy ra sẽ khiến chi phí và các yếu tố đầu vào tăng cao từ đó các doanh nghiệp sẽ A. mở rộng quy mô sản xuất. B. thu hẹp quy mô sản xuất. C. tăng cường tiềm lực tài chính. D. đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Câu 3: Trong nền kinh tế, khi lạm phát ở mức độ vừa phải thì giá cả hàng hóa, dịch vụ thường tăng ở mức độ A. một con số. B. hai con số trở lên. C. không đáng kể. D. không xác định Câu 4: Loại hình thất nghiệp gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi của công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải là hình thức A. thất nghiệm cơ cấu. B. thất nghiệm tạm thời. C. thất nghiệp tự nguyện. D. thất nghiệm chu kỳ. Câu 5: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động thỏa thuận nội dung nào dưới đây? A. Tiền công, tiền lương. B. Điều kiện đi nước ngoài.
- C. Điều kiện xuất khẩu lao động. D. Tiền môi giới lao động. Câu 6: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có A. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo. C. tính nhân đạo. D. tính xã hội. Câu 7: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Ủy quyền. D. Đại diện. Câu 8: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi, trong đó lao động có đặc trưng nào dưới đây chiếm ưu thế trong tuyển dụng? A. Lao động được đào tạo. B. Lao động không qua đào tạo. C. Lao động giản đơn. D. lao động có trình độ thấp. Câu 9: Trong nền kinh tế thị trường, khi các chủ thể sản xuất dự báo được nhu cầu của người tiêu dùng trong thời gian tới sẽ giảm điều này sẽ tác động tới cung hàng hóa như thế nào? A. Cung bằng cầu. B. Cung tăng lên. C. Cung không đổi. D. Cung giảm xuống. Câu 10: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân khách quan khiến người lao động có nguy cơ lâm vào tình trạng thất nghiệp? A. Cơ chế tinh giảm lao động. B. Thiếu kỹ năng làm việc. C. Không hài lòng với công việc. D. Do vi phạm hợp đồng lao động. Câu 11: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài D. Khó khăn của chủ thể sản xuất. Câu 12: Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp? A. Hợp tác và cạnh tranh. B. Thực hiện tốt chế độ. C. Trung thực và trách nhiệm. D. Thưởng phạt rõ ràng. Câu 13: Đối với các doanh nghiệp, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát việc làm nào dưới đây sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khủng hoảng? A. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Tăng thuế thu nhập doanh nghiệp. C. Tạm đình chỉ hoạt động nhà máy. D. Giảm hạn ngạch xuất khẩu hàng hóa. Câu 14: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam? A. Tính kế thừa. B. Tính giá trị. C. Tính thời đại D. Tính hợp lí. Câu 15: Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa tiêu dùng sẽ tác động đến yếu tố nào của doanh nghiệp? A. Dây chuyền sản xuất. B. Cách thức phân phối. C. Chiến lược kinh doanh. D. Đối thủ kinh doanh. Câu 16: Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp? A. Đối xử công bằng với nhân viên. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng. C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Thực hiện trách nhiệm xã hội. Câu 17. Việc xây dựng phương án phân bổ đúng nguồn lực, đúng thời điểm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và giải quyết mối quan hệ nội tại của doanh nghiệp là biểu hiện của năng lực nào sau đây của lãnh đạo doanh? A. Năng lực tổ chức, lãnh đạo. B. Năng lực giải quyết mối quan hệ. C. Năng lực tìm kiếm thị trường. D. Năng lực phân phối sản phẩm.
- Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 18,19 Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn. Câu 18: Nội dung nào dưới đây là sự ghi nhận, đánh giá cao của xã hội đối với những giá trị đạo đức trong kinh doanh mà công ty V đã xây dựng? A. Chất lượng sản phẩm được nâng cao. B. Nhận giải thưởng từ người tiêu dùng. C. Kết quả kinh doanh hiệu quả. D. Sản phẩm làm ra có giá trị cao. Câu 19: Nội dung nào dưới đây thể hiện được phẩm chất đạo đức kinh doanh của công ty V đối với khách hàng? A. Trang bị công nghệ hiện đại. B. Được người tiêu dùng tin tưởng. C. Nâng cao chất lượng sản phẩm. D. Tự động hóa quy trình chế biến. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 20,21,22 Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá vàng tháng 3/2024 tăng 4,59% so tháng trước; tăng 9,41% so tháng 12/2023 và tăng 22,71% so cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2024, chỉ số giá vàng tăng 18,23%. Tại cuộc họp mới nhất ngày 11/4 về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu các cơ quan liên quan khẩn trương quản lý, điều hành chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời nguồn cung cho sản xuất vàng miếng, vàng trang sức mỹ nghệ, phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm hoạt động, giao dịch trên thị trường được quản lý, kiểm soát chặt chẽ bằng các công cụ đã có, Câu 20: Yếu tố nào dưới đây không tác động đến cầu về thị trường vàng trong nước? A. Tâm lý mua vàng an toàn. B. Lợi nhuận từ vàng mang lại. C. Lãi suất ngân hàng giảm mạnh. D. Tình trạng thất nghiệp gia tăng. Câu 21: Thông tin trên phản ánh nội dung nào dưới đây của quan hệ cung cầu? A. Cung tăng, cầu giảm, giá giảm. B. Cung giảm, cầu tăng, giá tăng. C. Cầu tăng, cung tăng, giá tăng. D. Cầu giảm, cung tăng, giá giảm. Câu 22: Giải pháp nào dưới đây của Nhà nước không góp phần vào việc bình ổn cung cầu về thị trường vàng? A. Tăng lượng cung vàng ra thị trường. B. Nhập khẩu vàng để tăng nguồn cung. C. Đánh thuế cao đối với người mua vàng. D. Đánh thuế cao khi nhập khẩu vàng. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 23,24 Tại Thành phố H, nhu cầu tuyển dụng lao động cuối năm ở một số ngành nghề đang sôi động. Nhiều doanh nghiệp trên địa bản cho biết họ gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động. Công ty cổ phần Sản xuất Container đang cần tuyển 650 lao động, trong đó có 100 lao động phổ thông, 500 thợ hàn, thợ cơ khí,... với mức lương cơ bản từ 6 đến 18 triệu đồng. Tuy nhiên, sau ba tháng nhiều hồ sơ ứng tuyển không đạt yêu cầu. Công ty N cũng đang thông báo tuyển 127 lao động cho các vị trí kĩ thuật viên: thuỷ lực, cơ khí, sơn dầu, máy lạnh, cửa cuốn, lao động phổ thông,... với nhiều chế độ ưu đãi vượt trội nhưng vẫn tìm không đủ người. Câu 23: Thông tin trên cho thấy, người sử dụng lao động có xu hướng tuyển dụng các lao động có đặc điểm nào dưới đây? A. Lao động phổ thông không có tay nghề. B. Lao động là các chuyên gia cao cấp. C. Lao động có kỹ năng và được đào tạo. D. Lao động là các nhà quản lý tài năng. Câu 24: Xét về mặt quan hệ lao động, những doanh nghiệp tại thành phố H đóng vai trò là A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động.
- C. nhà phân phối sức lao động. D. nhà quản lý sức lao động. II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau: Trong tháng 02/2024 đàn gia cầm trên cả nước phát triển tốt; các cơ sở chăn nuôi giữ ổn định quy mô, giá thức ăn chăn nuôi đã giảm đáng đáng kể, giúp giảm bớt khó khăn cho hoạt động chăn nuôi nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguồn cung thịt và trứng gia cầm đáp ứng đầy đủ cho thị trường. Tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 2/2024 tăng 2,1% so với cùng thời điểm năm 2023. a. Giá nguyên liệu là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng cơ sở chăn nuôi gia cầm. b. Cung là khối lượng gia cầm cung ứng trong thời gian nhất định. c. Trong thông tin trên, nguồn cung gia cầm tăng là do cơ sở gia cầm tăng cường chiến dịch quảng cáo. d.Trong thông tin trên, nguồn cung gia cầm tăng là do giá thịt gia cầm tăng cao. Câu 2: Đọc đoạn thông tin sau: Theo xu thế nâng cao chất lượng của thị trường giày dép thế giới, các yêu cầu về giày dép xuất khẩu ở hầu hết các thị trường sẽ ngày càng trở nên khắt khe hơn, nhiều ràng buộc kỹ thuật hơn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến nâng cao năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm giày dép nhằm thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp trong ngành giày dép đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa một số công đoạn sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, quá trình sản xuất mới được cơ giới hóa mà chưa tự động hóa, tỷ lệ công việc làm thủ công còn ở mức cao, do vậy năng suất lao động vẫn còn thấp. Trong lĩnh vực sản xuất giày dép của Việt Nam mới chỉ bước đầu ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất một số loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên dụng, giày y tế và giày thời trang cao. a. Trong thông tin trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp giày dép Việt Nam cần tìm thật nhiều nguồn nguyên liệu giá rẻ không cần chú ý nhiều chất lượng. b. Doanh nghiệp giày dép Việt Nam đã ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm đó chính là vai trò của cạnh tranh c. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh thị trường giày dép là sự tồn tại nhiều doanh nghiệp giày dép có điều kiện sản xuất, kinh doanh giống nhau. d. Mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giày dép là vì lợi nhuận. Câu 3: Đọc đoạn thông tin sau: Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030 đã xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động là: tỉ trọng lao động khu vực nông - lâm – ngư nghiệp giảm xuống dưới 20% trong tổng số lao động có việc làm của nền kinh tế. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp và đột phá, thúc đẩy tạo việc làm, tăng năng suất, chất lượng góp phần tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, hướng đến phát triển bền vững.... Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, yếu tố chuyển dịch cơ cấu lao động đóng vai trò quan trọng vào tăng năng suất lao động của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất yếu làm thay đổi tỉ trọng lao động trong các ngành kinh tế. a. Việc đặt mục tiêu giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp xuống dưới 20% với một nước nông nghiệp như Việt Nam là sai lầm. b. Thị trường lao động Việt Nam đang có xu hướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. c. Cơ cấu lao động thay đổi đòi hỏi nhà nước cần quan tâm tới nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng sự phát triển kinh tế.
- d. Đến năm 2030 Việt Nam đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lao động trong khu vực nông nghiệp là hợp lý. Câu 4: Đọc đoạn thông tin sau: Với giới trẻ, thay vì tiêu dùng kiểu “thời trang nhanh" (mua giá rẻ, thay đổi liên tục, loại bỏ nhiều), nhiều bạn đã chọn cách tái chế, tái sử dụng, thanh lí quần áo, phụ kiện thời trang để hạn chế việc bỏ đi các trang phục cũ - một loại rác thải tác động tiêu cực đến môi trường. Xu hướng này là một phần lí do khiến nhiều hãng thời trang lớn trên toàn cầu thực hiện các chương trình như đổi cũ - lấy mới, hoặc nhận lại đồ cũ từ khách hàng để tái chế hoặc tái sử dụng, giúp kéo dài vòng đời của quần áo từ đó giảm thiểu lượng rác thải khổng lồ của ngành công nghiệp thời trang ra môi trường. a. Xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững hiện nay không còn phù hợp vì công nghệ ngày càng hiện đại. b. Xu hướng tiêu dùng thay đổi đã khiến các doanh nghiệp sản xuất cũng phải thay đổi để phù hợp. c. Xu hướng tiêu dùng đổi cũ lấy mới chính là thể hiện trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng. d. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích và cơ chế phù hợp để thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh trong xã hội.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p |
46 |
5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p |
126 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p |
79 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
56 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p |
47 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p |
67 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
57 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
66 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p |
45 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
36 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
2 p |
27 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
55 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p |
47 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
112 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p |
41 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
56 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)